Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh vĩnh phúc chi nhánh huyện yên lạc khoá luận tốt nghiệp 031 (Trang 42 - 61)

2.1.2.1. Tình hình huy động vốn

Bất cứ doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh được đều phải có vốn, vốn phản ánh quy mô hoạt động và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng đối với các NHTM thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi vốn không chỉ là cơ sở để các ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, mà còn là phương tiện và đối tượng kinh doanh chủ yếu, vốn quyết định mô hình hoạt động, uy tín, khả năng thanh toán và khả năng cạnh tranh trên thị trường của các ngân hàng. Chính vì vậy Chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan, nguồn vốn tăng trưởng cao đảm bảo thanh khoản, đáp ứng nhu cầu tín dụng của Chi nhánh.

Để tăng nguồn thu, ngoài việc thu từ hoạt động tín dụng, Chi nhánh tích cực đấy mạnh và áp dụng các sản phàm mới phục vụ khách hàng để tăng nguồn vốn như: nghiệp vụ thanh toán, thanh toán quốc tế, phát triển thẻ ATM v.v...

Xuất phát từ yêu cầu và tình hình thực tế, nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, NHNo Chi nhánh Huyện Yên Lạc đã chủ

động, tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn.

Tổng nguồn vốn huy động tính đến ngày 31/12/2012 của Chi nhánh đạt 534,89 tỷ đồng so với kế hoạch năm (500,5 tỷ) đạt 106,87%, vượt kế hoạch 6,87%. Tổng nguồn vốn so với năm 2011 (456,76 tỷ đồng) tăng 78,13 tỷ đồng, tốc độ tăng đạt 17,11%; điều này đã khẳng định được nỗ lực của ngân hàng trong hoạt động huy động vốn, vượt qua những khó khăn, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến Việt Nam.

a) Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Bảng 2.1 Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế

Tông nguôn vốn huy động 328,67 456,7 6 534,89 128,09 38,9 7 78,1 3 17,1 1 Nội tệ 312,33 438,7 8 514,88 126,45 40,4 9 76,1 0 17,3 4 Tiền gửi TCKT 42,67 47,67 47,90 5,00 2 11,7 3 0,2 0,48 Tiền gửi dân cư

Tiền gửi KKH Tiền gửi có KH 268,34 389,6 1 465,31 121,27 45,1 9 75,7 0 19,4 3 43,98 56,45 67,85 12,47 5 28,3 0 11,4 920,1 224,36 333,1 6 397,46 108,80 48,4 9 64,3 0 19,3 0 Kì phiếu, trái phiếu 1,32 1,50 1,67 0,18 13,6 4 0,1 7 11,3 3 Ngoại tệ quy đổi 16,34 17,98 1 20,0 1,64 10,0 4 2,0 3 11,2 9

Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ biểu diễn lượng nội tệ, ngoại tệ và tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh giai đoạn 2010 - 2012 như dưới đây:

Ngoại tệ

Nội tệ

Tổng HĐ vốn

Biểu đồ 2.1 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2010 - 2012

Từ biểu đồ trên ta thấy, từ năm 2010 đến 2012 nguồn vốn huy động liên tục tăng, năm 2011 tăng 128,09 tỷ đồng (38,97%) so với năm 2010; năm 2012 so với năm 2011 tăng 78,13 tỷ đồng (17,11%); như vậy nguồn vốn huy động năm 2011 tăng rất mạnh so với năm 2010, năm 2012 vẫn tăng nhưng ít hơn.

Nguyên nhân chính là do lãi suất huy động tiền gửi ngắn hạn tháng 11/2010 là 12% và liên tục tăng trong năm 2011 lên 13%, cao điểm lên 16% vào tháng 6/2011 vào duy trì đến hết tháng 10/2011; lãi suất tăng cao hấp dẫn người dân đua nhau đi gửi tiền tiết kiệm.

Mặt khác, lãi suất cho vay cũng ở mức cao, tháng 6/2011 lãi suất cho vay ngắn hạn là 21%, cho vay trung dài hạn là 21,5%, cho vay tiêu dùng là 22% làm lợi nhuận của các doanh nghiệp vay vốn cũng giảm tương ứng do khoản trả lãi vay tăng lên, việc gửi tiền tiết kiệm được người dân ưa chuộng hơn bởi tính chất an toàn và khả năng sinh lời lớn.

Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Thông tư 30/2011 do NHNN ban hành ngày 28/9/2011 quy định mức lãi suất huy động tối đa là 14% và chính sách hạ lãi suất liên tục theo chỉ thị của NHNN từ đầu năm 2012 nay đã không ngừng tác động làm hạ nhiệt việc gửi tiền của người dân, tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng, khó khăn trong sản xuất, thắt chặt trong tiêu dùng nên người dân vẫn không dám đầu tư và một nguồn vốn lớn vẫn tiếp tục được gửi thêm tại ngân hàng.

Nguồn vốn huy động năm 2012 chỉ tăng 17,11% so với năm 2011, tuy nhiên đây cũng là một con số không nhỏ trong khi tình hình kinh tế khó khăn như vậy, đó là do Chi nhánh Huyện Yên Lạc đã có những giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn phù hợp với thực tiễn tại đơn vị, cơ chế lãi suất đầu vào của NHNo & PTNT Việt nam và NHNo &PTNT Tỉnh Vĩnh Phúc tại thời điểm này khá hợp lý so với các Ngân hàng khác. Như vậy, Chi nhánh NHNo &PTNT Huyện Yên Lạc đã thực hiện các biện pháp huy động vốn một cách hiệu quả để vừa đáp ứng nhu cầu gửi tiền và vừa có nguồn vốn để cho vay.

Cơ cấu nguồn vốn huy động không có sự thay đổi nhiều, nguồn vốn huy động từ dân cư vẫn là nguồn vốn ổn định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động, cụ thể năm 2012 vốn huy động bằng nội tệ từ dân cư là 465,31 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 86,99%. Trong khi đó nguồn vốn huy động từ TCKT chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu nguồn vốn, cụ thể năm 2012 là 47,9 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 8,96%. Kì phiếu, trái phiếu chiếm tỉ trọng rất nhỏ, năm 2012 chỉ đạt 1,67 tỷ đồng

Năm 2012, tổng nguồn vốn nội tệ là 514,88 tỷ đồng chiếm 96,26%; nguồn vốn ngoại tệ là 20,01 tỷ đồng chiếm 3,74%; ta thấy nguồn vốn nội tệ chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng vốn huy động, nguyên nhân là do địa bàn dân cư ở khu vực nông thôn nên người dân không có thói quen dùng ngoại tệ, lượng ngoại tệ được gửi tại ngân hàng chủ yếu là dòng kiều hối gửi về. Hơn nữa, lãi suất huy động bằng ngoại tệ rất thấp so với nội tệ nên người dân cũng không ưa chuộng.

b) Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kì hạn của khoản tiền gửi

Bảng 2.2 Cơ cấu vốn huy động phân theo kì hạn của khoản tiền gửi

TG có kì hạn từ 12- 24 tháng 34,5 7 2 10,5 45,38 9,94 49,56 9,27 TG có kì hạn trên 24 tháng 8 6,7 6 2,0 8,97 1,96 9,32 1,74 Tổng nguồn vốn huy động 328,67 100,0 0 456,7 6 100,00 534,8 9 100,00

theo thời hạn tiền gửi của Chi nhánh giai đoạn 2010 - 2012 như dưới đây:

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu vốn huy động theo kì hạn của khoản tiền gửi giai đoạn 2010 - 2012

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng của TGKKH và có KH dưới 12 tháng chiếm tỉ trọng lớn nhất và tăng dần qua các năm, năm 2010 chiếm 87,42% đến năm 2011 chiếm 88,1% và năm 2012 chiếm 88,99%. Bên cạnh đó tỷ trọng TG có KH từ 12 tháng đến 24 tháng so với tổng nguồn vốn huy động giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2010 chiếm 10,52%, năm 2011 giảm xuống 9,94% và đến năm 2012 chỉ chiếm 9,27%. Tương tự tỷ trọng của TG có KH trên 24 tháng cũng giảm dần từ 2,06% năm 2010 xuống còn 1,96% năm 2011 và 1,74% năm 2012.

T a thấy có sự chuyển dịch tỷ trọng đáng kể từ T GCKH > 24 tháng và TG có KH từ 12 tháng đến 24 tháng sang TGKKH và có KH dưới 12 tháng nguyên nhân là do tác động của khủng hoảng kinh tế và sự biến động liên tục của lãi suất tạo tâm lí người dân gửi tiền với kì hạn ngắn, đảm bảo mức sinh lời tương thích với từng thời kì. Có thể thấy với tỉ trọng nguồn tiền gửi có kì hạn ngắn lớn như vậy làm cho cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh kém ổn định hơn nhưng lại làm cho chi phí giá thành đầu vào hợp lý hơn do lãi suất TGKKH và TG có KH dưới 12 tháng là nhỏ nhất. Tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn trên tổng nguồn vốn huy động thấp sẽ gây khó khăn cho việc mở rộng hoạt động tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng. Trong tương lai, Chi nhánh cần có nhiều phương thức hiệu quả hơn nữa để tăng khả năng thu hút nguồn vốn trung dài hạn trong dân cư để phát triển tín dụng trung dài hạn, đa dạng hóa danh mục cho vay và giảm thiểu rủi ro.

2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn

Đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngân hàng là đi vay để cho vay nên với số vốn huy động được Ngân hàng phải làm thế nào để hiệu quả hóa nguồn tài sản này. Đại bộ phận các khoản mục bên tài sản nợ (nguồn vốn) của ngân hàng đều là vốn vay, nghĩa là ngân hàng phải trả lãi suất cho nó trong suốt thời gian ngân hàng sử dụng. Vì vậy để khỏi bị thiệt hại ngân hàng luôn phải cho vay hoặc đầu tư ngay số tài sản ấy vào dịch vụ sinh lời. Từ lãi thu

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 482,45 532,65 598,96 50,2 10,41 66,31 12,45 - Dư nợ nội tệ 482,45 532,65 598,96 50,2 10,41 66,31 12,45 - Dư nợ ngoại tệ 0 0 0 0 - 0 -

được, ngân hàng sẽ dùng nó để trả lãi cho số vốn huy động, thanh toán các chi phí trong hoạt động, phần còn lại sẽ là lợi nhuận của ngân hàng. Do vậy, chỉ cần một sai lầm nhỏ trong công tác sử dụng vốn có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, thậm chí có thể làm phá sản cả một ngân hàng và ảnh hưởng không nhỏ đến toàn hệ thống ngân hàng.

Từ khi thành lập đến nay, mục tiêu kinh doanh của NHNo & PTNT Yên Lạc không chỉ là sinh lời và an toàn vốn mà còn phải đảm bảo đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế, tôn trọng pháp luật. Chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Yên Lạc luôn triển khai những gói cho vay phù hợp với các hộ sản xuất, là người bạn đồng hành của bà con nông dân.

Trong công tác chỉ đạo, NHNo& PTNT Yên Lạc đề ra nhiều giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng đúng hướng, phù hợp với lĩnh vực và khả năng quản lý, trên tinh thần nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và an toàn vốn.

Dư nợ đến 31/12/2012 thực hiện 598,96 tỷ đồng so với kế hoạch (550,75 tỷ) đạt 108,75%, vượt kế hoạch 8,75%; so với năm 2011 (532,65 tỷ) tăng 66,31 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tín dụng là 12,45%. Nhận thấy dư nợ tín dụng tăng dần trong giai đoạn trên, năm 2010 là 482,45 tỷ đồng, đến năm 2011 là 532,65 tỷ đồng, năm 2012 thực hiện 598,96 tỷ đồng.

Dưới đây là bảng số liệu cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo các chỉ tiêu thời hạn vay, theo loại tiền, theo thành phần kinh tế, theo TSĐB trong giai đoạn 2010- 2012.

Bảng 2.3 Dư nợ tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2010-2012

hạn 145,01 79,45 53,82 -65,56 -45,21 -25,63 -32,26 - Dư nợ dài hạn 0 0 9,93 0 - 9,93 - Theo thành phần kinh tế - Quốc doanh 0 0 0 0 - 0 - - Ngoài quốc doanh 482,45 532,65 598,96 50,2 10,41 66,31 12,45 Theo TSĐB - Có TSĐB - Không có TSĐB 386,65 95,8 453,89 78,76 531,41 67,55 67,24 -17,14 17,39 -17,79 77,52 -11,21 17,08 -14,23

Kết cấu dư nợ theo loại tiền

Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng cho vay bằng nội tệ chiếm 100%, ngân hàng không cho vay ngoại tệ bởi nguồn huy động chủ yếu là nguồn nội tệ, việc tiếp cận nguồn ngoại tệ cho khách hàng vay vốn khó khăn vì thế dư nợ cho vay ngoại tệ còn thấp, hơn nữa Chi nhánh Yên Lạc không cho vay ngoại tệ vì chủ yếu cho vay hộ sản xuất tại địa phương, không có đối tượng khách hàng là doanh nghiệp nhập khấu hàng hóa từ nước ngoài.

T a thấy tổng dư nợ tăng dần qua các năm: từ 482,45 tỷ đồng năm 2010 lên 532,65 tỷ đồng năm 2011, tăng 50,2 tỷ đồng (10,41%); năm 2012 thực hiện 598,96 tỷ đồng, tăng 66,31 tỷ (12,45%) so với năm 2011.

Kết cấu dư nợ theo thời hạn cho vay

Theo cách phân loại này thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn tăng qua các năm và tăng từ 337,44 tỷ đồng năm 2010, năm 2011 là 453,2 tỷ đồng, tăng 115,76 tỷ (34,41%) so với năm 2010 và đến năm 2012 dư nợ đã lên tới 535,21 tỷ đồng, tăng 82,01 tỷ (18,1%) so với năm 2011. Dư nợ trung hạn giảm dần: năm 2010 là 145,01 tỷ đồng, đến năm 2009 là 79,45 tỷ đồng giảm 65,56 tỷ so với năm 2010, năm 2012 còn lại là 53,82 tỷ đồng, giảm 25,63 tỷ so với năm 2011. Đến năm 2012, Chi nhánh bắt đầu mở rộng tín dụng, cho vay dài hạn là 9,93 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn năm 2012 so với năm 2011 tăng 18,1%, ngược lại trung hạn giảm 32,26%.

Nguyên nhân là do chủ trương hoạt động của Chi nhánh là nâng cao chất lượng tín dụng, cho vay có chọn lọc. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng của Chi nhánh, tập trung cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay đối với các dự án thuộc đối tượng vay vốn trung và dài hạn. Việc đầu tư cho vay trung hạn chủ yếu tập trung vào hộ nông dân, hộ sản xuất, cá nhân có nhu cầu vay vốn phục vụ cho đối tượng dự án đầu tư, vòng quay vốn lưu động nhỏ.

Mặt khác, nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn vì hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng và sự biến

2011/2010 2012/2011

động về lãi suất dẫn đến tâm lý của người gửi tiền muốn gửi ngắn hạn để có thể dễ dàng thay đổi kỳ hạn và nơi gửi tiền nhằm được hưởng mức lãi suất cao hơn. Do nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn nếu như Chi nhánh tập trung cho vay dài trung và dài hạn sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản. Đối tượng cho vay của Chi nhánh là các hộ sản xuất, vòng quay vốn lưu động lớn do vậy thời gian vay cũng tương đối ngắn, còn đối với các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ, vay để bổ sung vốn lưu động hoặc cho vay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh vì thế thời gian vay thường là ngắn hạn.

Kết cấu dư nợ theo thành phần kinh tế

Địa bàn Chi nhánh đóng trụ sở không có doanh nghiệp nhà nước do vậy dư nợ đối với doanh nghiệp nhà nước bằng không.

Dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ 482,45 tỷ đồng năm 2010 lên 532,65 tỷ đồng năm 2011, tăng 50,2 tỷ đồng (10,41%); năm 2012 thực hiện 598,96 tỷ đồng, tăng 66,31 tỷ (12,45%) so với năm 2011.

Kết cấu theo TSĐB

Dư nợ có tài sản đảm bảo tại Chi nhánh tăng nhanh. Nếu như năm 2010 là 386,65 tỷ đồng thì đến năm 2011 tăng lên 453,89 tỷ tăng 67,24 tỷ so với năm 2010 và đến năm 2012 là 531,41, tăng 77,52 tỷ. Đồng thời tỷ trọng dư nợ tài sản không có TSĐB giảm dần qua 3 năm; năm 2011 giảm 17,14 tỷ so với năm 2010; năm 2012 là 67,55 tỷ giảm 11,21 tỷ so với năm 2011. Điều này cho thấy rủi ro trong việc cấp tín dụng của Chi nhánh ngày càng giảm, chất lượng tín dụng và uy tín của Chi nhánh ngày càng được coi trọng. Chi nhánh thắt chặt điều kiện cho vay đảm bảo an toàn vốn, giảm thiểu rủi ro.

2.1.2.3 Một số dịch vụ khác

Bên cạnh các hoạt động cho vay và nhận tiền gửi, hiện nay tại Chi nhánh Huyện Yên Lạc còn cung cấp các dịch vụ sau:

- Mở tài khoản cá nhân và tổ chức kinh tế ngay tại doanh nghiệp

- Phát hành thẻ ATM rút tiền tự động và thanh toán mua hàng hóa, trả tiền điện nước, điện thoại

- Dịch vụ phonebanking, internet banking

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh vĩnh phúc chi nhánh huyện yên lạc khoá luận tốt nghiệp 031 (Trang 42 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w