Phân loại nợ

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh vĩnh phúc chi nhánh huyện yên lạc khoá luận tốt nghiệp 031 (Trang 63 - 68)

Ket quả phân loại nợ trong thời gian gần đây cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng đang giảm sút, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng ngày càng tăng cao, đặc biệt Chi nhánh trước đây vẫn được đánh giá có chất lượng đảm bảo. Điều này thể hiện những hạn chế, bất cập về công tác quản trị rủi ro tín dụng, đòi hỏi phải được tổ chức nghiên cứu, tổng hợp các nguyên nhân để kịp thời rút kinh nghiệm và phòng tránh, giảm thiểu nợ xấu trong tương lai.

Bảng 2.7 Tình hình phân loại nợ vay của Chi nhánh giai đoạn 2010-2012

1. Tổng dư nợ 482,45 100,00 532,65 100,00 598,96 100,00

- Nợ đủ tiêu chuấn 480,76 5 99,6 529,83 99,47 593,69 99,12 - Nợ cần chú ý 1 0,5 0 0,1 8 1,0 0,20 5 2,2 0,38 - Nợ dưới tiêu chuấn 2 0,4 9 0,0 6 0,7 0,14 0 1,2 0,20 - Nợ nghi ngờ 2 0,6 3 0,1 6 0,7 0,14 4 1,3 0,22 - Nợ có khả năng

mất vốn 5 0,1 3 0,0 2 0,2 0,04 8 0,4 0,08

định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2008/QĐ-NHNN) của toàn Ngân hàng là 1,19 tỷ đồng và chiếm 0,25 % tổng dư nợ. Năm 2011, số dư nợ xấu của toàn Ngân hàng là 1,74 tỷ đồng, chiếm 0,33% tổng dư nợ, năm 2012

là 3,02 tỷ đồng chiếm 0,5% tổng dư nợ; như vậy tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ nhỏ hơn nhiều tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhà nước (3%). Nợ nhóm 1 là những khoản nợ đủ tiêu chuấn, khả năng thu hồi nợ gần như là chắc chắn, tỷ lệ nợ nhóm 1 chiếm phần lớn trong cơ cấu dư nợ, năm 2010 chiếm 99,65%, năm 2011 giảm xuống 99,47%, năm 2012 chiếm 99,12%, điều cho thấy tình hình rủi ro tín dụng của Chi nhánh đang đươc kiểm soát có hiệu quả, mặc dù có giảm dần qua các năm nhưng tỉ lệ này vẫn khá cao và ở mức an toàn.

Nợ nhóm 2 là nợ cần chú ý, nợ nhóm 2 có sự biến động tương đối qua các năm cả về số tiền lẫn tỷ trọng, tỷ trọng tăng dần qua các năm, năm 2010 chiếm 0,1%, đến năm 2011 tăng lên 0,2%, năm 2012 tăng lên khá cao 0,38%. Nguyên nhân của sự tăng này là do tình hình lạm phát của nền kinh ở mức cao đã khiến cho các doanh nghiệp trong cả nước nói chung và các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng lúc bấy giờ gặp phải khó khăn trong kinh doanh cung cầu biến động dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào và sản phàm đầu ra bị đội lên, người tiêu dùng chưa thích ứng được với mức giá tăng đột biến ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phàm từ đó ảnh hưởng tới chi phí và thu nhập của doanh nghiệp. Vì thế nguồn vốn bị chiếm dụng lớn, hàng tồn kho tăng lên nên một số khách hàng đã không thể trả nợ ngân hàng đúng như cam kết và buộc ngân hàng phải chuyển nhóm nợ .

Nợ nhóm 3, 4 và nhóm 5 chiếm tỷ lệ rất nhỏ và xu hướng tăng cả về số tiền và tỷ trọng qua các năm trong khi tổng dư nợ vẫn không ngừng tăng lên. Qua số liệu trên có thể thấy tỷ lệ nợ xấu đã liên tục tăng trong 3 năm nhưng vẫn ở mức thấp. Trong tình hình nền kinh tế gặp khó khăn, tín dụng đen và sản xuất trì trệ, tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng vẫn ở mức thấp cho thấy Chi nhánh làm việc khá nghiêm túc và trách nhiệm. Tuy nhiên, tỉ lệ nợ xấu tăng lên là dấu hiệu xấu, đây là thách thức thật sự trong công tác quản trị rủi ro tín dụng và yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng là một đòi hỏi cấp bách, thiết thực để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững đối với ngân hàng.

Dưới đây là tình hình nợ xấu có và không có TSĐB của Chi nhánh: Bảng 2.8 Cơ cấu nợ xấu trong dư nợ có và không có TSĐB

Dư nợ có TSĐB 386,65 100 453,89 100 531,41 100 Nợ xấu có TSĐB 0,89 0,23 1,24 0,27 2,05 0,39 Dư nợ không có TSĐB 95,8 100 78,76 100 67,55 100 Nợ xấu không có TSĐB 0,3 0,31 0,5 0,63 0,97 1,44

Tổng dư nợ 482,45 532,65 598,96 Trích lập dự phòng chung 3,6 1 3,9 7 4,4 5 Trích lập dự phòng cụ thể 5 0,5 6 0,7 0 1,4 Tổng trích lập dự phòng rủi ro 4,1 6 4,7 3 5,8 5

(Nguồn: báo cáo tài chính giai đoạn 2010 - 2012)

Nhìn chung tỷ trọng nợ xấu trong dư nợ không có TSĐB luôn lớn hơn trong dư nợ có TSĐB. Trong dư nợ có TSĐB tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng dần, năm 2010 là 0,23%, sang đến 2011 là 0,27%, năm 2012 tăng mạnh lên 0,39%. Nợ xấu không có TSĐB cũng có xu hướng tăng dần từ 0,31% lên 0,63% và 1,44%. Những khoản nợ xấu không có TSĐB dễ dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng cho ngân hàng vì khi đó ngân hàng không có nguồn thu nợ thứ 2, khi nguồn thu nợ thứ nhất không bù đắp được thì rủi ro sẽ xảy ra. Thực tế đã chứng tỏ tầm quan trọng của TSĐB, tuy nó chỉ là nguồn thu nợ thứ 2 của ngân hàng nhưng nó lại gắn kết nghĩa vụ trả nợ của người vay khiến cho họ có trách nhiệm hơn trong việc trả nợ. Đối với những khoản vay có TSĐB thường ít rủi ro và khi gặp phải rủi ro cũng ít hơn so với những khoản vay không có TSĐB do tổn thất được bù đắp một phần hoặc toàn bộ từ việc xử lý TSĐB.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh vĩnh phúc chi nhánh huyện yên lạc khoá luận tốt nghiệp 031 (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w