Dù có nhiều thành tựu trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh nhưng rủi ro tín dụng luôn tồn tại khách quan và không thể loại trừ hoàn toàn. Hơn nữa, hoạt động tín dụng không chỉ cần hệ thống quy trình nghiêm ngặt mà cần người thực hiện quy trình đó nên việc mắc sai lầm là khó tránh khỏi. Các hạn chế của công tác hạn chế rủi ro tín dụng của Chi nhánh vẫn còn tồn tại, cụ thể:
Thứ nhất, Chi nhánh chưa có bộ phận chuyên trách về phân tích ngành để có những phân tích, cảnh báo sớm về quá trình tăng trưởng phát triển của ngành nhất là trong điều kiện nước ta vẫn là một nước đang phát triển, nền kinh tế đang gặp nhiều biến động về kinh tế.
Thứ hai, quy trình tín dụng chưa được áp dụng một cách thường xuyên đúng đắn, nhiều văn bản tờ trình tín dụng vẫn chưa thể hiện đầy đủ các đánh giá về khách hàng, về phương án kinh doanh, về biện pháp quản lí khách hàng và các điều kiện về khoản vay. Đó là do cán bộ ngân hàng đang trong quá trình trẻ hóa chưa có nhiều kinh nghiệm nên chưa nắm chắc được quy trình. Một bước quan trọng trong quy trình tín dụng đó là bước thấm định tín dụng:
bước này vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ, nhiều khi còn sơ sài, chưa đúng trình tự đã đề ra. Thực tế có khi chỉ có 1 đến 2 cán bộ tín dụng trực tiếp đi thấm định mà không thành lập hội đồng thấm định nhưng trên giấy tờ lại có chữ kí của những cán bộ không tham gia thấm định. Những rủi ro tiềm ấn luôn tồn tại và ảnh hưởng xấu đến Chi nhánh.
Thứ ba, cán bộ tín dụng của Chi nhánh đang trong quá trình trẻ hóa, cần có thêm thời gian và các khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ để giúp cho nguồn chất xám trẻ này thành thảo và bản lĩnh trong quá trình tác nghiệp.
Thứ tư, mặc dù Chi nhánh liên tục bỏ ra các chi phí mua sắm máy móc thiết bị hiện đại nhưng nền tảng công nghệ của Chi nhánh vẫn còn chưa cao, nhiều nghiệp vụ chưa được tự động hóa. Nhiều khi, các cán bộ tín dụng vẫn còn quản lí khách hàng bằng sổ tay, dễ có sự nhầm lẫn thiếu sót trong quá trình giám sát khách hàng.
Thứ năm, cơ sở thông tin cung cấp cho Chi nhánh trong quá trình thấm định khách hàng còn nhiều hạn chế, ví dụ như thông tin về thị trường, giá cả của mặt hàng, khả năng tiêu thụ sản phàm hay thông tin về khách hàng của mình. Chi nhánh mới chỉ liệt kê danh sách các khách hàng đen, rủi ro tín dụng cao trong tập san nội bộ của mình chứ chưa có những phân tích bài bản hay những nguồn số liệu cho cán bộ tham khảo thông tin.
Thứ sáu, về vấn đề bảo đảm tiền vay: Ngân hàng chỉ chấp nhận cho vay tín chấp với một số doanh nghiệp có uy tín, quan hệ tốt với ngân hàng và phương án kinh doanh xét thấy khả thi. Việc định giá tài sản đảm bảo còn chưa sát thị trường. Các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản còn rất phức tạp, đặc biệt là các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thấm định và quản lý TSĐB. Khi công chứng giao dịch đảm bảo, các công chứng viên chỉ xác nhận hình thức của hợp đồng hoặc hành vi đại diện của các bên ký hợp đồng chứ không chứng nhận nội dung hợp đồng. Việc công chứng hồ sơ tốn rất nhiều thời gian, các công chứng viên thường gây khó dễ cho CBTD của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong nhiều năm qua, Chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Yên Lạc luôn phấn đấu để trở thành ngân hàng hàng đầu của nhân dân và đã đạt được những thành công bước đầu. Tuy nhiên, trong năm 2011 - 2012, chất lượng tín dụng của ngân hàng đang dần dần bị giảm sút, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao và có xu hướng tiếp tục tăng lên. Y êu cầu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng vẫn là yêu cầu hết sức cấp bách và là một thách thức thực sự đối với Chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Yên Lạc trong nỗ lực tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả. Chương 2 của khóa luận đã nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng rủi ro tín dụng và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, từ đó làm cơ sở khoa học thực tiễn cho các giải pháp, đề xuất ở chương ba.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN YÊN LẠC