Thực trạng Marketing cácsản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại của

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing phát triển dịch vụ NH hiện đại tại NH TMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 036 (Trang 54)

2013 70,000 60,000 50,000 40,000 30,000 20,000 10,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 ■ Số lượng giao dịch

TTQT ( cả xuất và nhập khẩu)

■ Giá trị giao dịch TTQT ( triệu USD)

Hiện nay Techcombank đang thực hiện các loại hình nghiệp vụ chủ yếu nhằm đáp ứng một cách hiệu quả cho nhu cầu thanh toán quốc tế của các DN gồm có:

- Các phương thức thanh toán xuất khẩu: thư tín dụng (L/C xuất khẩu), nhờ thu kèm chứng từ, và chuyển tiền.

- Các phương thức thanh toán nhập khẩu: chuyển tiền, thư tín dụng (L/C nhập khẩu), và nhờ thu kèm chứng từ.

Số lượng giao dịch thanh toán quốc tế (cả xuất khẩu và nhập khẩu) năm 2011 là 56,354 giao dịch, đến năm 2012 vì tình hình kinh tế khó khăn nên số lượng giao dịch bị giảm nhẹ 1.59% và còn ở mức 55,457 giao dịch. Cùng với đó là giá trị giao dịch cũng bị giảm sút, từ 5,768 triệu USD năm 2011 giảm xuống 4,995 triệu USD năm 2012 ~ giảm 13.4%. Năm 2013 đã cho thấy sự phục hồi về cả số lượng và giá trị giao dịch với số lượng giao dịch TTQT năm 2013 đạt 60,376 giao dịch (tăng ~ 8.87%) tương ứng với đó giá trị giao dịch đạt 5,268 triệu USD (tăng 5.47%). Đặt trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung thì đây là một dấu hiệu tốt cho Techcombank.

2.3 Thực trạng Marketing các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại củaTechcombank Techcombank

Ngân hàng cũng như bất kỳ tổ chức kinh tế nào trong nền kinh tế, phải áp dụng Marketing vào trong hoạt động kinh doanh của mình nhằm tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường. Marketing là công cụ để thu hút khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác Marketing, ngân hàng Techcombank đã có riêng một phòng phụ trách

Marketing cho toàn thệ thống. Tuy nhiên, hoạt động Marketing tại Techcombank có nhiều điểm làm tốt và cũng có nhiều điểm chua làm đuợc.

2.3.1 Sản phẩm (Product)

Muốn không bị tụt hậu, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút khách hàng đòi hỏi mỗi Ngân hàng phải đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung ứng, phát triển các sản phẩm mới. Techcombank cũng không nằm ngoài quy luật đó. Techcombank đang phát triển các sản phẩm DVNHHĐ nhu dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thanh toán hiện đại, tu vấn tài chính.. .đem lại cho Ngân hàng nguồn thu đáng kể năm sau cao hơn năm truớc. Việc đa dạng hóa sản phẩm không chỉ có tác dụng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, nó còn tại khả năng cạnh tranh, giữ chân khách hàng. Cụ thể về các sản phẩm ngân hàng hiện đại mà Techcombank đang cung cấp nhu sau:

Sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân

+ Tiết kiệm: Tiết kiệm online, tiết kiệm phát lộc, tiết kiệm theo thời gian gửi, Tiết kiệm F@stsaving, tiết kiệm tích lũy tài tâm, tiết kiệm tích lũy tài hiền, tiết kiệm superkid...

+ Tài khoản: tài khoản năng động, tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản cơ bản, tài khoản đầu tu, tài khoản kinh doanh, dịch vụ trả luơng qua tài khoản.

+ Dịch vụ thẻ: thẻ đồng thuơng hiệu Vietnam Airline - Techcombank - Visa dành tiền để “shop”, góp điểm để bay, Thẻ Techcombank Visa Credit, Thẻ Techcombank Visa Debit, Thẻ F@STUNI,...

+ Ngân hàng điện tử: HomeBanking, F@stMobipay, dịch vụ ATM, F@st i-bank.

+ Sản phẩm dịch vụ khác: Gửi tiền ra nuớc ngoài qua Western Union, Nhận tiền gửi từ nuớc ngoài gửi về qua Western Union.

Sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp:

+ Tiết kiệm: Tiền gửi thực, tiết kiệm linh hoạt, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi linh hoạt, tiền gửi thông minh B-plus...

+ Quản lý tiền tệ và thanh khoản: quản lý các khoản phải chi, quản lý các khoản phải thu, quản lý thanh khoản.

+ Thanh toán quốc tế: nhận chuyển tiền đến, chuyển tiền ra nuớc ngoài, thu tín dụng xuất nhập khẩu .

Mỗi loại sản phẩm có các đặc tính riêng, dành cho những đối tuợng khách hàng với những điều kiện nhất định, và có thể thay đổi các điều khoản theo thỏa thuận giữa ngân hàng với khách hàng.

Lãi suất Tháng Thế chấp Giá trị trợ(%)

hỗ

Bên cạnh đó, Techcombank cũng rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng và việc ứng dụng công nghệ vào việc phát triển các sản phẩm DVNHHĐ. Cụ thể về hoạt động phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm của Techcombank giai đoạn 2011-2013 như sau:

Năm 2011, Techcombank giới thiệu 1 số sản phẩm chiến lược và nhận được sự tín nhiệm ngày càng cao của khách hàng. Nổi bật nhất là sản phẩm F@st Easy, với tính năng thanh toán tiện lợi và dễ dàng, phối hợp với các dịch vụ ngân hàng điện tử Internet banking, mobile banking và hạn mức thẻ cao, sản phẩm ngày càng được tin dùng rộng rãi trên thị trường. Năm 2011 cũng là năm đánh dấu sự kiện Techcombank trở thành thành viên của Western Union, và doanh số giao dịch tăng gấp 3 chỉ sau 4 tháng hoạt động.

Năm 2012, Techcombank giới thiệu các sản phẩm tài trợ thương mại mới bao gồm Thư tín dụng trả chậm có thể thanh toán ngay (UPAS), Bao thanh toán xuất khẩu và Bao thanh toán nội địa; giới thiệu các sản phẩm quản lý tiền tệ mới bao gồm bảo lãnh ngân hàng/thanh toán F@st Customs.

Đây cũng là năm Techcombank được ghi nhận là trong những đơn vị tiên phong cung cấp dịch vụ chuyển tiền Western Union và dịch vụ thanh toán vé máy bay trên F@st i-Bank cho 25 hãng hàng không quốc tế. Ngoài ra chuyển tiền trực tuyến qua thẻ, nạp tiền cho điện thoại di động cũng là những tiện ích đặc thù và tiên phong mang lại vị trí số 1 về E-Banking cho Techcombank.

Năm 2013: Hầu hết các dịch vụ ngân hàng đều có thể thực hiện trên ngân hàng điện tử của Techcombank: Chuyển khoản; Gửi tiết kiệm với sản phẩm đa dạng; Thanh toán hoá đơn tự động gồm hoá đơn điện lực, điện thoại, viễn thông, bảo hiểm, nợ thẻ tín dụng...; Mua sắm trực tuyến, Quản lý tài chính cá nhân trực tuyến thuận tiện. Đây cũng là năm Techcombank đưa công nghệ SMS OTP vào khai thác, để thuận tiện cho việc bán hàng cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng của phần đa khách hàng, tuy nhiên vẫn đảm bảo tính an toàn trong giao dịch.

Mặc dù đạt được những thành công đáng kể, tuy nhiên, đặt trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, Techcombank vẫn cần phải phát triển cung ứng thêm các sản phẩm mới và tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm mà mình cung ứng so với các Ngân hàng khác.

2.3.2 Giá cả (Price)

Giá cả là một trong những yếu tố sản phẩm quan trọng, có thể quyết định xem khách hàng có sử dụng hay không sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. Do đó, cần phải xác định cho các sản phẩm một mức giá hợp lý. Giá cả đóng vai trò quan trọng trong

hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận đồng thời là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.

Nhận thức được điều này, Techcombank đã xây dựng biểu phí các DVNHHĐ ở mức tương đối cạnh tranh. Ngân hàng cũng thường xuyên theo dõi thay đổi của thị trường và có sự điều chỉnh mức phí này sao cho phù hợp với quy định của NHNN và đảm bảo mức cạnh tranh của ngân hàng.

Dưới đây là bảng so sánh lãi suất vay tín dụng tiêu dùng của một số ngân hàng:

Bảng 2.12 Lãi suất vay mua xe dành cho cá nhân (kỳ hạn 60 tháng) tại một số

An Bình Bank 13.5 60 Xe, BĐS 9 Õ Seabank 1 5 6Õ" Xe 7 5 NH Phương Đông 1 2 6Õ" xe ĨÕÕ- Ocean Bank 1 3 6Õ" TS 7 Õ Techcombank 1 4 60~ Xe, BĐS 8 0

1 Mua Token key lần đầu 200.000 200.000 200.000 200.000 300.000

2 Phí thuờng niên cho Token key 120.000 100.000

3 Phí chuyển tiền trong hệ thống 3.000 0-5.000 3.300 1.000-5.000 1.000 10.0000-

4 Phí chuyển tiền liên ngân hàng

(giao dịch< 500 triệu VNĐ) 10.000 0,009% giá trị giao dịch 11.000 12.000 6.500 0,01% giá trị giao dịch

5 Phí chuyển tiền liên ngân hàng

(giao dịch< 500 triệu VNĐ) 0,045% giá trị giao dịch 0,0405% giá trị giao dịch 11.000 0,035% giá trị giao dịch 6.500 0,02% giá trị giao dịch 6 Đăng ký sử dụng mobile Banking

Miễn phí Miễn phí Miễn phí Miễn phí Miễn phí miễn phí

7 Duy trì dịch vụ/ tháng 12.000 9000 tháng đầu tiên, 4000 từ tháng thứ 2 Miễn phí tháng đầu tiên, 8.000 từ tháng tiếp theo

Theo quy định của

TCB từng thời kỳ Miễn phí Miễn phí

8 Phí phát hành thẻ ghi nợ nội địa

lần đầu Miễn phí 99.000 100.000 100.000 50.000 50.000 - 100.000 9 Phí rút tiền mặt từ ATM 3.300 1000(Sacombank) 3000(khác ngân hàng) Miễn phí trong hệ thống (Khác hệ thống: 4% giá trị giao dịch) 1000(Techcombank) 3000 (khác ngân hàng) Miễn phí 1.100 (Nguồn: hllp'.www.lαιsuαl.vnlαι-suαl-ngαn-hαng.αspx)

Từ bảng 2.12, ta nhận thấy Techcombank đưa ra mức lãi suất cũng như giá trị hỗ trợ và điều kiện cho vay chưa có nhiều ưu thế và khác biệt so với các đối thủ. Để nhận xét về biểu phí dịch vụ của Techcombank, ta tham khảo biểu phí ở bảng 2.13 dưới đây:

43

Bảng 2.13 Phí một số DVNHHĐ tại các ngân hàng

Số chi nhánh/điểm giao dịch 307^ 316^ 3Γ5^^

Số lượng máy ATM 1,205 1,247 1,229

Số lượng máy POS 2,657 2,718 2,703

(Nguồn: Website các ngân hàng thương mại)

44

Từ bảng 2.13, ta thấy Techcombank đã có mức phí dịch vụ tương đối cạnh tranh. Tuy nhiên, so với các ngân hàng trong khối thương mại cổ phần, thì Techcombank chưa có sự nổi bật. Bên cạnh đó, các khách hàng của Techcombank có phàn nàn về việc tài khoản của họ bị thường bị thu phí cao hơn mẫu biểu. Đây cũng là một nhược điểm mà Techcombank cần lưu ý để thu hút được nhiều khách hàng hơn trong thời gian tới.

2.3.3 Phân phối (Place)

Đây là công cụ để đưa sản phẩm đến với khách hàng, đòi hỏi mỗi Ngân hàng cần phải có mạng lưới rộng khắp. Ngày nay, Ngân hàng có thể đưa sản phẩm đến với khách hàng qua nhiều kênh khác nhau như: Kênh phân phối trực tiếp (khách hàng giao dịch trực tiếp với nhân viên), kênh phân phối gián tiếp (hệ thống ATM, điểm chấp nhận thẻ), kênh giao dịch điện tử (Internet Banking & Mobile Banking).

Techcombank sở hữu một mạng lưới chi nhánh rộng khắp, trải đều trên 44 tỉnh thành phố lớn trên toàn quốc, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP. HCM (199 chi nhánh). Do địa điểm kinh doanh thuận lợi, đều là những nơi tập trung đông dân cư và khu vực buôn bán nên đảm bảo cho hoạt động huy động vốn tốt hơn và nhu cầu vay vốn của người dân cao.

Từ năm 2011-2013, Techcombank liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động của mình cả về số lượng và chất lượng (mạng lưới sâu rộng); là một trong những ngân hàng có mạng lưới lớn nhất trên thị trường. Chính điều này cũng đã đưa ngân hàng trở thành ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam được khách hàng nước ngoài chấp nhận nhiều nhất, ngay cả các thị trường khó tính như Nhật Bản hoặc Tây Âu. Techcombank có mạng lưới ngân hàng đại lý tại gần 100 quốc gia với trên 400 ngân hàng và trên 11000 địa chỉ trên toàn thế giới.

Techcombank có hệ thống máy ATM được trang bị ở nhiều nơi, thuận tiện cho khách hàng. Đây là hệ thống kênh phân phối ngân hàng hiện đại, hỗ trợ cho hoạt động của mạng lưới chi nhánh. Cụ thể:

Năm 2011: Techcombank đã có 307 chi nhánh và phòng giao dịch, đứng thứ 2 trong số các ngân hàng thương mại cổ phần. Ngân hàng vận hành 2,657 máy POS, tăng 412 máy so với cuối năm 2010 và chiếm khoảng 3.4% thị phần. Số lượng máy ATM là 1,205, tăng 204 máy so với năm 2010 và chiếm 8.8% thị phần.

Năm 2012: Techcombank tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối của mình với số lượng ATM tăng 3.5%, số lượng máy POS tăng 2.3%, số lượng chi nhánh tăng 3%.

Năm 2013: Bất chấp những điều kiện kinh doanh kém thuận lợi và đầy thách thức. Techcombank vẫn tiếp tục duy trì được mạng lưới rộng khắp, là một trong những ngân hàng có mạng lưới lớn nhất trên thị trường.

Trong những năm gần đây, các kênh truyền thống như quầy giao dịch và ATM không còn là các kênh giao dịch ngân hàng duy nhất, trên thị trường đã có nhiều chuyển biến rõ rệt về một hình thức giao dịch ngân hàng hiện đại hơn đáp ứng nhu cầu thuận tiện và tiết kiệm chi phí của khách hàng. Nguyên nhân là do sự bùng nổ của internet và điện thoại di động. Nhận định được xu thế này, Techcombank hướng tới phát triển mạng lưới phân phối và nâng cao quản lý bán hàng: ngoài hệ thống chi nhánh và ATM sẽ phát triển mạnh theo chiến lược tới 2014, Techcombank sẽ tập trung phát triển các giải pháp kênh phân phối điện tử (e-channels), thương mại điện tử (e-commerce) để khách hàng có những trải nghiệm thực tế về dịch vụ thuận tiện và khác biệt của ngân hàng.

Nhìn chung mạng lưới (kênh phân phối) của Techcombank đã đáp ứng nhu cầu về địa điểm giao dịch, tiếp cận sản phẩm của khách hàng. Tuy nhiên, về chất lượng của các ATM, máy POS cũng như Internet còn nhiều phàn nàn của khách hàng. Đây là vấn đề mà Techcombank cần giải quyết để nâng cao chất lượng dịch vụ trong tương lai.

2.3.4 Xúc tiến (Promotion)

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quảng bá hình ảnh, thương hiệu ngân hàng tới khách hàng, Techcombank rất chú trọng việc mở rộng các kênh quảng bá, giới thiệu sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Các sự kiện, các chương trình, các sản phẩm dịch vụ của ngân hang.. ..liên tục được cập nhật đến khách hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo giấy, báo mạng, truyền thanh, truyền hình.

về hoạt động Quảng cáo: Techcombank đã tiến hành quảng cáo dưới rất nhiều hình thức như: báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, băng rôn, áp phích, gửi thư trực tiếp, Internet. Thời điểm quảng cáo cũng được Techcombank chú trọng vào những ngày lễ, tết, ngày kỉ niệm thành lập ngân hàng hay ngày khai trương chi nhánh mới. Sự tập

trung quảng cáo và nội dung quảng cáo cũng đã buớc đầu thu hút đuợc khách hàng với những hình ảnh sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng.

về quan hệ công chúng: Trong nhiều năm qua, các hoạt động vì cộng đồng luôn song hành cùng sự phát triển của Techcombank và ngày càng đuợc đầu tu có chiều sâu, thể hiện cam kết mạnh mẽ của ngân hàng góp phần vào sự phát triển chung của xã hội.

Có thể kể đến những hoạt động nổi bật nhu sau:

Năm 2011: Techombank tổ chức chuông trình “Techcombank khăn đỏ đến truờng”; thông qua chuông trình này các trẻ em nghèo trên khắp đất nuớc sẽ đuợc cấp học bổng để tiếp tục đến truờng. Một chuông trình điển hình giúp đua hình ảnh Techcombank đến với khách hàng là “Chiến dịch miền Nam” của Techcombank với mục tiêu tăng gấp 3 thị phần ở Miền Nam vào cuối năm 2014.

Ngoài ra, các hoạt động truyền thông, quảng bá thuong hiệu trong suốt năm 2011 đuợc tăng cuờng mạnh mẽ bao gồm chuông trình giáo dục mang tên: “Tài chính thông minh” trên kênh truyền hình Info TV, tài trợ 1 số hội thảo và hội nghị chuyên đề dành cho khách hàng doanh nghiệp lớn và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng các chuông trình Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp (CSR). Các nỗ lực truyền thông thuong hiệu và Marketing này đã giúp Techcombank đạt đuợc tỷ lệ gợi nhớ thuong hiệu đuợc cân nhắc sử dụng ở mức cao nhất trong số tất cả các ngân hàng trong nuớc là 45%.

Năm 2012: Techcombank tiếp tục thực hiện những chuông trình tri ân khách hàng nhu “ Khách hàng thân thiết”, “gắn kết bền lâu” với nhiều các chuông trình khuyến mãi đi kèm các sản phẩm hiện có của ngân hàng: “Với F@st easy- luôn là những uu đãi hấp dẫn”, “Cùng Techcombank Visa tận huởng uu đãi mùa cuới”...

Bên cạnh các chiến dịch quảng cáo, Techcombank cũng chú trọng thực hiện các hoạt động vì cộng đồng để tạo dựng hình ảnh đẹp trong cộng đồng, có thể kể đến là: tiếp tục chuông trình “Techcombank khăn đỏ đến truờng” trao 1,900 suất học bổng cho học sinh nghèo, cùng báo Nhân dân quỹ sáng lập quỹ “Hạt giống Việt”, thực hiện chuông trình hỗ trợ giáo dục, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Năm 2013: Tính đến năm 2013, chuông trình “Techcombank - Khăn đỏ đến

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing phát triển dịch vụ NH hiện đại tại NH TMCP kỹ thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 036 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w