KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC VỚI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 054 (Trang 31)

1.3.1. Tình hình thực hiện hoán đổi lãi suất trên thị trường OTC toàn cầu

Thị truờng các CCPS trên thế giới là thị truờng có doanh thu khổng lồ và có tính thanh khoản rất cao.Trên thị truờng phi tập trung (OTC), tổng giá trị thị truờng các hợp đồng phái sinh lên đến 20158 tỷ đô-la Mỹ (tính đến hết tháng 6/2013), trong đó dẫn đầu là các hợp đồng phái sinh lãi suất với tổng giá trị thị truờng là 15683 tỷ đô la Mỹ, chiếm tới 77,8%. Đặc biệt các hợp đồng hoán đổi lãi suất ngày càng trở nên phổ biến, tổng giá trị thị truờng các hợp đồng hoán đổi lãi suất là 14 054 tỷ đô la

Loại Số dư vốn gốc Giá trị thị trường thg6/2007 thg6/201

0

thg6/2013 thg6/2007 thg6/2010 thg6/2013

Tổng 507907 582655 692908 11118 24673 20158

Phái sinh ngoại hối

57604 62933 81025 1613 3158 2613

Phái sinh lãi suất

381357 478093 577269 6730 18508 15683

Hoán đổi lãi suất 299155 367541 437066 5818 16703 14054 Phái sinh vốn 9518 6868 6963 1212 796 707 Phái sinh hàng hóa 8255 3273 2727 656 492 394 Phái sinh tín dụng 51095 31416 24845 906 1708 732 Phái sinh khác 78 72 78 1 12 29 20

Mỹ,chiếm 89,6% trong tổng giá trị thị trường của các hợp đồng phái sinh lãi suất nói chung và chiếm 69,7% so với tổng giá trị thị trường của các hợp đồng phái sinh trên OTC. Dưới đây là biểu đồ thể hiện giá trị trường của các hợp đồng phái sinh lãi suất trên OTC.

Biểu đồ 1.1. Biểu đồ thể hiện giá trị thị trường của các hợp đồng phái sinh lãi suất trên thị trường OTC toàn cầu

(Đơn vị: tỷ USD) Giá trị thị trường của các hợp

đồng phái sinh lãi suất trên OTC

2500 0 2000 0 1500 0 IOOO O FRAs ■ Options

Nguồn: Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS, đơn vị: tỷ USD

Qua biểu đồ ta có thể thấy, phái sinh lãi suất luôn là chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường OTC.

Cũng theo nguồn số liệu gần đây của Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS, đến tháng 6/2013 tổng số dư vốn gốc trên thị trường phái sinh OTC là 693 nghìn tỷ USD, tăng so với cuối năm 2012 là 60 nghìn tỷ USD. Trong đó, các hợp đồng phái sinh lãi suất chiếm thị phần lớn nhất với tổng số dư vốn gốc là 577 nghìn tỷ USD tính đến tháng 6 năm 2013, vẫn nổi bật lên là hoán đổi lãi suất với tổng số dư vốn gốc là 437 nghìn tỷ USD, chiếm 63,1% tổng số dư vốn gốc của toàn thị trường phái sinh OTC.

21 Dưới đây là bảng số liệu chi tiết:

Bảng 1.1. Bảng số dư vốn gốc và giá trị thị trường của các loại giao dịch phái sinh trên thị trường OTC toàn cầu

Doanh thu các loại hợp đồng phái sinh lãi suất (một đồng tiền) Năm 1998 2001 2004 2007 2010 2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng 265 100 489 100 1025 100 1686 100 2054 100 2343 100 FRAs 74 ^28 129 26 ^^233 ^^2 3 ^^25 8 T5 ^6∞ 29 754 ^32 Swaps 155 58 331 68 ~620 ^61 1210 72 1272 62 1415 ^60 Options and other products 36 14 29 6 171 17 217 13 182 9 174 7

Bảng số liệu chỉ ra sự tăng trưởng không ngừng về số dư vốn gốc của toàn thị trường OTC cũng như hoán đổi lãi suất.

Mặc dù các giao dịch hoán đổi xuất hiện muộn nhất so với các CCPS khác, đương nhiên trong đó bao gồm hoán đổi lãi suất. Hoán đổi lãi suất bắt đầu từ năm 1981 và được giao dịch công khai đầu tiên bởi Deutsche Bank vào năm 1982. Tuy nhiên, hoán đổi lãi suất đã phát triển rất nhanh, và chiếm tới 60% tổng doanh thu của thị trường phái sinh lãi suất toàn cầu (tháng 4/2013). Dưới đây là biểu đồ thể hiện doanh thu của các hợp đồng phái sinh lãi suất:

22

Biểu đồ 1.2. Biểu đổ thể hiện doanh thu các loại công cụ phái sinh lãi suất trên OTC toàn cầu

(Đơn vị: tỷ USD)

Doanh thu các loại công cụ phái sinh lãi suất (một đồng tiền)

Qua biểu đồ ta thấy rằng doanh thu từ các hợp đồng phái sinh lãi suất tăng qua các năm, từ 1686 tỷ đô la Mỹ năm 2007 lên 2054 tỷ đô la Mỹ năm 2010 rồi tăng lên 2343 tỷ đô la Mỹ 4/2013 và doanh thu của từng loại hợp đồng cũng tăng lên. Trong đó, đáng chú ý là doanh thu từ hoán đổi lãi suất luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số. Dưới đây là bảng doanh thu và tỷ trọng chi tiết:

Bảng 1.2. Bảng doanh thu chi tiết các loại phái sinh lãi suất trên thị trường OTC từ 1998-2013

23

Mức độ tăng trưởng mạnh cũng như tỷ trọng lớn nhất của hợp đồng hoán đổi lãi suất trên thị trường OTC cho thấy tầm quan trọng của công cụ này trong thực tế phòng ngừa rủi ro lãi suất của các chủ thể tài chính, đặc biệt là NHTM. Sự phát triển này có thể lý giải bởi một số lý do sau:

- Trước tiên là phải kể đến sự đóng góp to lớn của những công nghệ hiện đại: hoán đổi lãi suất cũng như các CCPS đã được biết đến từ mấy chục năm nay nhưng

phải đến khi có được sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông, hệ thống

phần mềm hỗ trợ .. .thì công cụ này mới được sử dụng hiệu quả trong điều kiện thị

trường luôn có nhiều biến động và từ đó cũng khuyến khích giới khoa học

nghiên cứu

phát triển những mô hình quản lý rủi ro ngày một hoàn thiện và có ích ứng dụng vào

thực tế.

- Tiếp đến là vai trò của Hiệp hội Hoán đổi và Phái sinh Quốc tế (ISDA). Đây là tổ chức thương mại tài chính lớn nhất toàn cầu, với sự tham gia của hơn 800 tổ chức

thành viên đến từ 55 quốc gia trên thế giới. Khi tham gia vào ISDA, các thành viên

phải tuân theo các quy tắc trong giao dịch hoán đổi chính vì vậy, mặc dù sản phẩm

hoán đổi giao dịch chủ yếu trên OTC nhưng nó vẫn có thể tránh được những rủi ro

thường có đối với các sản phẩm OTC.

- Ở nhiều nước trên thế giới như Anh, Mỹ.. .sản phẩm phái sinh không phải đóng thuế vì đó là công cụ phòng ngừa rủi ro cho DN, chứ không phải là một kênh kinh

doanh kiếm lời.

- Chuẩn mực kế toán quốc tế về hoán đổi lãi suất nói riêng và CCPS nói chung thường xuyên được sửa đổi bổ sung qua các năm cho phù hợp với từng thời kỳ.

24

quan dương hoàn hảo từ sau năm 1999). Điều này khiến rủi ro luôn luôn tiềm ẩn, do đó ảnh hưởng rất lớn đến các DN vay vốn. Từ đó nhu cầu bảo hiểm rủi ro trở thành vấn đề cấp thiết nhất.

- Từ phía chủ thể tham gia thị trường do phản ứng của các nhà đầu tư trước sự biến động của lãi suất thị trường, được thể hiện ở độ dốc lớn của đường cong lãi suất. Lãi suất thị trường tăng lên dẫn đến sự gia tăng nhu cầu phòng ngừa rủi ro cho các tài sản tài chính dài hạn (trái phiếu dài hạn có đảm bảo, chứng khoán hóa từ các khoản cho vay thế chấp,...) tại các trung gian tài chính. Các tổ chức này rút ngắn thời hạn trung bình các tài sản có của mình bằng việc sử dụng các CCPS về lãi suất, trong đó hợp đồng hoán đổi lãi suất với thời hạn 5 năm là công cụ được các ngân hàng ưa thích nhất.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới

1.3.2.1. Bài học từ Mỹ

Mỹ là đất nước có đầy đủ điều kiện để phát triển một thị trường phái sinh lớn mạnh: thị trường hàng hóa và TTTC phát triển làm nền tảng vững chắc cho hoán đổi lãi suất cũng như các CCPS khác. Các chuyên gia Mỹ đã nghiên cứu về thị trường phái sinh suốt một thời gian dài và làm chủ được công cụ này. Tuy nhiên điểm nổi bật của thị trường phái sinh Mỹ là tính chuẩn hóa hình thành trên cơ sở hạ tầng được trang bị tiên tiến.

Mỹ đã đáp ứng nhu cầu liên kết điện tử và thương mại 24/24 giờ trong ngày bằng cách tạo ra các sản phẩm giao dịch quốc tế, mở rộng giờ giao dịch và triển khai sàn giao dịch điện tử. Đáng chú ý là Project A nay là hệ thống Eurex (được CBOT phát triển). Trên hệ thống này, các nhà đầu tư cá nhân có thể mua bán trái phiếu, tín phiếu.. .Giao dịch điện tử được thiết kế để hỗ trợ việc đấu giá mở ngoài giờ giao dịch chính thức. Góp phần thúc đẩy sự phát triển TTTP nói riêng, thi trường chứng khoán nói chung mà rộng hơn là toàn TTTC.

Bên cạnh sự góp sức đáng kể của các sở giao dịch, trung tâm giao dịch lớn như Hội đồng Mậu dịch Chicago (CBOT), sở Thương mại Chicago (CME), TTCK NYSE, AMEX. vào sự phát triển TTTP cũng như các CCPS giao dịch trên thị trường tập trung còn phải kể đến sự ra đời của liên đoàn quyền chọn (OCC) từ năm 1973, là tổ chức minh bạch hóa CKPS lớn nhất trên thế giới, OCC giúp các thông tin về các đợt

25

Một điểm cần ghi nhận nữa là Mỹ là quốc gia nằm trong top 10 quốc gia trên thế giới dẫn đầu về tự do hóa internet, cùng với nhiều quốc gia ở khu vực Châu Âu nhu Icelan, Estonia, Đức...(năm 2013 Mỹ xếp ở vị trí thứ 4 thế giới về tự do hóa internet) điều này cũng góp phần vào sự phát triển thị truờng OTC ở Mỹ cũng nhu các nuớc Châu Âu khác, các giao dịch đuợc thực hiện nhanh chóng, chi phí rẻ hơn bao gồm cả giao dịch hoán đổi lãi suất.

1.3.2.2. Bài học từ Trung Quốc

Trung Quốc một nuớc láng giềng của Việt Nam, hoán đổi lãi suất cũng nhu CCPS khác xuất hiện khá muộn ở Trung Quốc. Tuy nhiên, đến nay, Trung Quốc là một trong số các nuớc có NVPS phát triển mạnh trong khu vực

Về hoán đổi lãi suất, NHTW Trung Quốc quy định: (i) Cho phép các NHTM, DN thực hiện các giao dịch hoán đổi lãi suất theo thông lệ quốc tế; có quy định khống chế về chênh lệch giữa lãi suất thả nổi và lãi suất cố định tại thời điểm giao kết hợp đồng là không quá 2 lần; (ii) Hạch toán ngoại bảng giao dịch hoán đổi lãi suất để theo dõi và tính toán thanh toán ròng lãi suất hàng ngày đối với tất cả hợp đồng hoán đổi lãi suất

1.3.3. Bài học cho Việt Nam

Từ sự phát triển của hoán đổi lãi suất trên thị truờng OTC cũng nhu sự phát triển thị truờng phái sinh Mỹ ta thấy tầm quan trọng của công nghệ thông tin tiên tiến, liên tục cập nhật thông tin, tiếp cận các sản phẩm giao dịch quốc tế, đáp ứng nhu cầu liên kết điện tử và thuơng mại 24/24 giờ. Thêm nữa là sự phát triển của mạng luới internet, việc tự do hóa internet sẽ góp phần đáng kể vào sự gia tăng các giao dịch trên thị truờng phi tập tập trung nói chung và giao dịch hoán đổi lãi suất nói riêng.

Một bài học khác từ Mỹ là hoán đổi lãi suất nói riêng và CCPS nói chung sẽ không phát triển nếu nền kinh tế của đất nuớc không đạt mức độ bền vững hợp lý và có một hệ thống thanh toán tốt. So sánh đồng tiền USD, nhân dân tệ có thể thấy tốt nhất tiền tệ nên đuợc tự do chuyển đổi và không có bất kỳ rào cản nào đối với dòng tiền ra và đất nuớc. Hơn nữa, nên có đủ hợp đồng hoán đổi, trái phiếu và các công cụ trên thị truờng tiền tệ cho một đuờng cong lãi suất đuợc uớc luợng.

Theo Trung Quốc, kế toán phái sinh bao hàm hoán đổi lãi suất nên đua ra ngoại bảng. Tuy nhiên, khi trình độ quản lý đạt tới mức phát triển nhu Mỹ thì những hợp

26

đồng hoán đổi lãi suất với mục đích phòng vệ nên đưa vào trong bảng cân đối kế toán. Khi đó, chi phí phòng vệ nên tính trực tiếp vào chi phí của hợp đồng gốc. Điều này giúp việc tính thuế công bằng và mang tính khuyến khích hơn.

Từ sự phát triển của hoán đổi lãi suất trên thị trường OTC, cần xây dựng CMKT hoán đổi lãi suất nói riêng, CCPS nói chung theo chuẩn mực chung của quốc tế. Hơn nữa, cần đẩy mạnh việc trở thành thành viên của ISDA từ phía các NHTM, định chế tài chính Việt Nam, giúp cho các hợp đồng hoán đổi lãi suất và hợp đồng phái sinh khác an toàn hơn.

Một điều kiện tài chính vô cùng quan trọng là phải có đủ cá nhân có kiến thức hiểu được về hoán đổi lãi suất và cách thức định giá chúng. Đây là yếu tố tạo nên sự thành công của Mỹ.

Ket luận chương 1

Tại chương 1 của khóa luận tác giả đã nêu cái nhìn tổng quát về hoán đổi lãi suất của NHTM, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá sự mở rộng hoán đổi lãi suất tại các NHTM cũng như các điều kiện để mở rộng hoán đổi lãi suất tại các NHTM, đồng thời tác giả cũng phân tích thực trạng hoán đổi lãi suất trên thị trường thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đó là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả thực hiện nghiên cứu thực trạng hoán đổi lãi suất tại các NHTM ở những chương tiếp theo.

27

CHƯƠNG2. THỰC TRẠNG HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1. TÌNH HÌNH VIỆT NAM TỪ KHI THỰC HIỆN HOÁN ĐỔI LÃI

SUẤT ĐẾN NAY

Trong hơn 10 năm qua, kinh tế Việt Nam đã có nhiều đổi mới về mọi mặt, đời sống nguời dân đuợc nâng cao, và có nhiều đặc điểm rõ nét của nền kinh tế thị truờng. Trong đó có thể điểm qua một số khía cạnh nhu sau:

2.1.1. Mức độ hội nhập quốc tế

Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thuơng mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế đuơng đại. Hòa chung xu thế đó, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với khoảng 180 quốc gia trên thế giới và mở rộng quan hệ thuơng mại, xuất khẩu hàng hóa. Đồng thời, Việt Nam cũng có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới nhu Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới.. ..Từ năm 2000 - 2013, kinh tế Việt Nam trải qua những dấu mốc hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Đầu tiên là hiệp định BTA đuợc chính thức ký kết ngày 13/7/2000, đánh dấu việc bình thuờng hóa quan hệ thuơng mại, kinh tế Việt - Mỹ. Từ mốc hội nhập này, chúng ta đã bắt đầu học và chơi theo luật quốc tế. Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một buớc đi quan trọng khi ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, nhờ đó Việt Nam đã có nhiều cải cách chính sách theo huớng minh bạch và tự do hóa hơn.

Bên cạnh đó, là thành viên của ASEAN cũng giúp Việt Nam hội nhập mạnh với các nuớc trong khu vực, và là một trong số các nuớc có tỷ lệ thực hiện cao các biện pháp và sáng kiến đề ra trong kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN. Đặc biệt, việc là thành viên của APEC giúp Việt Nam nhận đuợc nhiều viện trợ hơn, hầu hết các đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam đều là thành viên của tổ chức này.

Rõ ràng khi hội nhập càng nhiều thì toàn bộ thị truờng đều trở nên nhạy cảm hơn, theo sát các diễn biến kinh tế thế giới hơn.

2.1.2. Diễn biến lãi suất

Hơn 10 năm trở lại đây, các loại lãi suất trên thị truờng Việt Nam có nhiều biến động. Đáng chú ý là cuộc đua lãi suất chính thức khởi tranh đầu năm 2007 và bắt đầu

28

ngân hàng với các kỷ lục 20%, 25% liên tục bị đánh đổ, và đỉnh điểm là mức chào 27%/năm...”Lãi suất căng như dây đàn” là cụm từ được dùng để miêu tả giai đoạn này. Lãi suất huy động VND có những lúc lên đến 18,67%/năm và lãi suất cho vay VND có những lúc lên đến 21%/năm (khoảng 7/2008)

Sau các cuộc họp giữa các thành viên qua Hiệp hội Ngân hàng và sự can thiệp của NHNN, từ nửa sau 2008 lãi suất bắt đầu hạ nhiệt nhanh chóng, 12/2008, lãi suất

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 054 (Trang 31)