Thực trạng các điều kiện thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại Việt

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 054 (Trang 44 - 53)

Việt Nam

2.2.1.1. Điều kiện pháp lý

a) Pháp luật về hoán đổi lãi suất

NHNN đã chính thức cho phép thực hiện hoán đổi lãi suất từ năm 1999. Nhưng xét đến một văn bản pháp lý chính thức thì, ngày 30 tháng 9 năm 2003, lần đầu tiên NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất thông qua Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN.

Sau đó được thay thế bằng Quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN, ngày 29 tháng 12 năm 2006 ban hành Quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất giữa các ngân hàng. Theo đó, việc hoán đổi lãi suất sẽ được thực hiện giữa các NHTM, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam với các DN không phải là ngân hàng được thành lập, hoạt động theo pháp luật Viêt Nam và giữa các ngân hàng với nhau, giữa ngân hàng với TCTD ở nước ngoài.

b) Pháp luật về các định chế tài chính

Ngày 20/05/2010, Thống đốc NHNN ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD”. Thông tư này có quy định tỷ lệ quy đổi rủi ro cho các cam kết ngoại bảng thuộc về các giao dịch phái sinh lãi suất để tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cho các TCTD. Thông tư này thay thế Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN , Thống đốc NHNN ban hành ngày 19/04/2005.

Ở Việt Nam, Quốc hội đã ban hành luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) để quy định về việc thành lập, tổ chức hoạt động.. .của các TCTD từ năm 1997, đó là Luật các TCTD số 02/1997/QH10. Sau đó, luật này được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2004 (Luật các TCTD số 20/2004/QH11), việc sửa đổi này đã có những đóng góp quan trọng trong việc tạo môi trường pháp lý lành mạnh cho TCTD. Gần đây nhất, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường và yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quốc hội đã ban hành luật các TCTD số 47/2010/QH12, luật 2010 chặt chẽ hơn luật

33

1997 và sửa đổi 2004 rất nhiều, ngay từ phạm vi điều chỉnh (Điều 1, luật 2010) đã bổ sung đối tuợng có yếu tố nuớc ngoài, nó tạo ra rào cản pháp lý để tránh tình trạng trong quá trình mở cửa hội nhập, con số các đơn vị kinh doanh tiền tệ tăng lên đáng kể mà chua chắc đã đảm bảo đúng quy trình, quy định cũng nhu đáp ứng tính an toàn của toàn hệ thống.. .Cùng theo luật 2010, khi đã có giấy phép thành lập và hoạt động từ NHNN, tùy vào loại hình, TCTD có thể thực hiện một hoặc một số hoặc cả ba hoạt động ngân hàng là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Đây cũng là điểm mới, khi mà luật cũ thì phải hiểu là các TCTD phải tiến hành tất cả ba hoạt động trên.Nhung dù nhiều lần sửa đổi, luật các TCTD vẫn chua có quy định, huớng dẫn chi tiết về hoạt động phái sinh nói chung và hoán đổi lãi suất nói riêng đuợc đề cập.

c) Thỏa thuận quốc tế và chuẩn mực kế toán liên quan hoán đổi lãi suất

- Thỏa thuận quốc tế

Trong sự hình thành và phát triển sản phẩm phái sinh nói chung và hoán đổi lãi suất nói riêng phải kể đến vai trò quan trọng của Hiệp hội Hoán đổi và Phái sinh quốc tế (ISDA). Những thành viên của của Hiệp hội này chủ yếu là các định chế tài chính lớn trên thế giới có các hoạt động phái sinh trong đó có hoán đổi. Ở Việt Nam, BIDV và các ngân hàng nuớc ngoài nhu HSBC, Citibank, ANZ, Standard Chartered Hà Nội. cũng đã trở thành thành viên của ISDA.

- Chuẩn mực kế toán liên quan hoán đổi lãi suất

Hoán đổi lãi suất nói riêng và các CCPS nói chung có tính “hai mặt” có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu nguời sử dụng không có hiểu biết đầy đủ về nó. Hoán đổi lãi suất cũng nhu các CCPS có cơ chế vận hành và giao dịch phức tạp nên việc ghi nhận, xác định, trình bày và thuyết minh về nó luôn phải tôn trọng nguyên tắc thị truờng. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế, việc tiếp cận và áp dụng các thông lệ quốc tế để phát triển kinh tế thị truờng là rất cần thiết. Tuy nhiên, ở Việt Nam không riêng gì hoán đổi lãi suất mà nhiều công cụ tài chính còn khá xa lạ với công chúng đầu tu. Trong khi trên thực tế đã phát sinh nhu cầu giao dịch liên quan đến hoán đổi lãi suất cũng nhu các công cụ mới đó, nhung vẫn chua có huớng dẫn cụ thể về cơ chế tài chính, CMKT, chế độ kế toán để làm cơ sở cho DN thực hiện.

34

Năm 2009, Bộ tài chính đã ban hành thông tư số 210/2009/TT-BTC (Thông tư 210) ngày 06/11/2009 về việc hướng dẫn áp dụng CMKT quốc tế về trình bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính trong đó có công cụ tài chính phái sinh bao hàm hoán đổi lãi suất.

Thông tư 210 áp dụng cho tất cả các DN có các giao dịch liên quan đến công cụ tài chính với 03 nội dụng chủ yếu như sau:

S Quy định các thuật ngữ liên quan đến công cụ tài chính

S Hướng dẫn nguyên tắc trong việc trình bày các công cụ tài chính trên các BCTC

S Hướng dẫn thuyết minh về công cụ tài chính để giúp cho người sử dụng BCTC đánh giá sự ảnh hưởng của công cụ tài chính đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của DN; đánh giá bản chất, vi phạm của các rủi ro phát sinh từ công cụ tài chính và cách thức quản trị rủi ro DN. Theo đó, công cụ tài chính được phân nhóm phù hợp với bản chất của các thông tin được trình bày và theo đặc điểm của các công cụ tài chính.

Tuy nhiên, thông tư 210 mới chỉ quy định về trình bày và thuyết minh BCTC về công cụ tài chính mà chưa quy định cụ thể về 02 vấn đề quan trọng là việc ghi nhận và xác định công cụ tài chính theo giá trị hợp lý cho phù hợp với từng loại công cụ tài chính theo IAS số 39 nên việc thực hiện còn hạn chế. Trên thực tế, việc trình bày và thuyết minh BCTC về hoán đổi lãi suất cũng như các CCPS tùy theo cách hiểu của từng DN do CMKT chưa có căn cứ để xem xét, đánh giá, đặc biệt là các vấn đề về xác định công cụ tài chính.

Và hiện tại theo Quyết định 479/2004/QĐ - NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày ngày 29/04/2004 mới chỉ quy định các tài khoản và hướng dẫn hạch toán đối với các NVPS về tiền tệ như: hoán đổi tiền tệ, kỳ hạn tiền tệ.. .nhưng chưa có quy định đối với các nghiệp vụ tài chính phái sinh khác trong đó có hoán đổi lãi suất.

35

2.2.1.2. Điều kiện thị trường

- Thị trường tài chính

Nhìn lại TTTC tiền tệ năm 2013 mặt bằng lãi suất giảm mạnh, NHNN liên tục giảm các mức lãi suất điều hành, mặt bằng lãi suất cho vay cũng giảm 2-5%; thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng được cải thiện thể hiện qua tổng doanh số giao dịch cũng như lãi suất các kỳ hạn và giao dịch bình quân/ngày trên thị trường giảm mạnh. Tỷ giá tiếp tục ổn định và dự trữ ngoại hối được cải thiện, cả năm 2013 NHNN chỉ phải tăng 1% tỷ giá bình quân liên ngân hàng, nguồn lực dự trữ ngoại hối tiếp tục được củng cố (năm 2013 ước đạt 25 tỷ USD, tăng khoảng 6 tỷ USD so với năm 2012 và tăng khoảng 16 tỷ USD so với năm 2011); Thị trường vàng dần ổn định nhờ việc NHNN tích cực đấu thầu vàng (tính đến 31/12/2013, NHNN đã đấu thầu thành công 69,9 tấn vàng qua đó góp phần ổn đinh thị trường vàn ngay cả khi vàng thế giới liên tục biến động) nhưng giá vàng vẫn không giảm như kỳ vọng, chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế vẫn cao (từ 4,04 - 4,14 triệu đồng/lượng, tính đến 27/12/2013), vì vậy, nguy cơ tiềm ẩn từ nhập lậu vàng vẫn chưa thể khắc phục; nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, quy mô phát hành tín phiếu NHNN tiếp tục tăng.

Đặc biệt, từ năm 2006-2013 TTTP tăng trưởng mạnh, dư nợ TTTP chiếm 14,23% đến hơn 18% GDP. Từ năm 2000 đến nay khuôn khổ pháp lý đã được ban hành đầy đủ, đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trường, hướng tới các thông lệ quốc tế (thể hiện ở Nghị định số 01/ 2011/NĐ - CP) và đặc biệt, ngày 7/12/2012 Bộ Tài Chính đã ban hành Quyết định số 3089/QĐ - BTC đưa danh sách thành viên đấu thầu trái phiếu chính phủ năm 2013 - đã chứng tỏ hoạt động của TTTP sẽ dần tiếp cận với các thông lệ quốc tế, tập trung hoạt động thông qua một số tổ chức cụ thể để từng bước chuyên môn hóa hoạt động giao dịch trái phiếu...Bên cạnh đó, BTC cũng thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ sự phát triển TTTP như: thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm trái phiếu theo hướng tăng cường các công cụ có thời hạn dài để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư; hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ giao dịch chứng khoán để đăng ký, lưu ký, niêm yết giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp; rà soát cải tiến cơ chế thuế, phí lệ phí để khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào TTTP; từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về. Tuy đạt được nhiều thành quả nhưng

36

quy mô trên TTTP vẫn còn nhỏ, tính thanh khoản vẫn thấp, vẫn chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài.

- Thị trường hàng hóa

Trong những năm qua, Nhà nước tích cực điều hành chính sách pháp luật để điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực giá cả hàng hóa. Nhà nước đã thực hiện việc quản lý, điều hành giá chủ yếu bằng các biện pháp kích cầu của cơ chế kinh tế thị trường và cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; giảm mạnh giá.. .giảm sự “méo mó” của hệ thống giá trong nền kinh tế. Tuy nhiên, tình trạng độc quyền, liên minh độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh về giá ở một số lĩnh vực, làm phương hại đến lợi ích người tiêu dùng. Giá cả một số hàng hóa, dịch vụ chưa được tính đúng, tính đủ theo mặt bằng giá thị trường làm “méo mó” hệ thống giá trong nước do không phản ánh đúng giá trị hàng hóa, hàng ngầm, buôn lậu diễn ra phức tạp. Bên cạnh đó, việc chưa có quy định các cơ chế cạnh tranh về giá như: thỏa thuận giá, đấu thầu, biện pháp kiểm soát giá độc quyền.

Những bất cập về giá cả hàng hóa trong thời gian qua là do sự yếu kém về khung pháp lý; giá cả thị trường bị tác động bởi những yếu tố can thiệp quá mức của Nhà nước.

- Xét về yếu tố thị trường thì một trong những trở ngại lớn nhất là Việt Nam hiện chưa có lãi suất tham chiếu chuẩn cho cả lãi suất ngắn hạn và dài hạn - căn cứ để xây

dựng và định giá hợp đồng hoán đổi lãi suất. Ở Việt Nam, các ngân hàng vẫn thường

sử dụng Vnibor làm lãi suất tham chiếu, nhưng lãi suất này chưa thực sự phản ánh

chính xác lãi suất trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam. Khác với thị trường liên

ngân hàng Anh có Libor, thị trường liên ngân hàng Singapor có Sibor hay thị trường

≡≡s 1 South Korea 13.3 -6.3% -6.4% 2 Japan 12.0 6.5% 11% 4 Hong Kong 10.8 0.8% 21% 27 Singapore 6.5 -0.7% 27% 39 Taiwan 5.5 36% 46% 45 Australia 4.8 13% 9.8% 49 New Zealand 4.6 7.5% 20% 51 Thailand 4.5 14% 42% 64 Malaysia 3.1 14% 42% 71 China 2.8 29% 92% 108 Indonesia 1.7 13% 125% 111 Vietnam 1.7 22% 4.4% 114 Philippines 1.6 12% 29% 37

2.2.1.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng

Nói về cơ sở hạ tầng thì Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một cơ sở hạ tầng tốt: hiện đã có các công ty chuyên nghiệp về dịch vụ máy tính để hỗ trợ cho các ngân hàng cũng như các công ty. Tuy nhiên, để cho hệ thống máy tính đó làm việc thực sự hiệu quả thì cần phải phù hợp với cách thức tổ chức hoạt động của thị trường và yêu cầu cụ thể của từng hệ thống. Với sự phức tạp của các giao dịch phái sinh thì hệ thống máy tính cần hiện đại, cần tương thích và làm việc hiệu quả với các phần mềm của của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Reuters, Bloomberg...

Giao dịch hoán đổi lãi suất thực hiện chủ yếu trên thị trường OTC - là thị trường sử dụng hệ thống máy tính điện tử diện rộng liên kết tất cả các đối tượng tham gia thị trường, vì vậy mà thị trường OTC còn được gọi là thị trường mạng hay thị trường báo giá điện tử. Hệ thống mạng của thị trường được các đối tượng tham gia thị trường sử dụng để đặt lệnh giao dịch, đàm phán thương lượng giá, truy cập và thông báo các thông tin liên quan đến các giao dịch. Do đó chức năng của mạng được sử dụng rộng rãi trong giao dịch mua bán và quản lý trên thị trường OTC. Như vậy xét đến cơ sở hạ tầng cho hoán đổi lãi suất không thể bỏ qua vai trò của mạng internet. Nói về hệ thống internet, viễn thông ở Việt Nam thì 10 năm qua Việt Nam vẫn luôn tự hào với tốc độ phát triển internet. Chúng ta đã phát triển rất nhanh về lượng: hơn 30 triệu người dùng internet, chiếm 1/3 dân số. Tuy nhiên, ở mặt còn lại chưa thấy sự phát triển tương xứng về chất, đường truyền Internet Việt Nam đứng sau hầu hết các quốc gia trong khu vực và xếp thứ 111 thế giới. Đáng chú ý là tốc độ Internet Việt Nam còn thua cả Campuchia và Myanma và trong khu vực Đông Nam Á, chỉ hơn được Là, Philippines, Brunei và Đông Timor. Sau đây là số liệu minh họa cụ thể:

38

Bảng 2.1. Tốc độ Internet trung bình của các quốc gia trong khu vực Châu Á/Thái Bình Dương

119 India 1.3 6.8% 23%

Toc độ Internet trung binh của các quôc gia trong khu vực châu Á/Thái Bình Dương

Thêm nữa tốc độ internet của Việt Nam hai năm qua không có cải thiện trong khi giá cước phí thì lại tăng không ngừng. Điều này phần nào ảnh hưởng đến giao dịch ngân hàng nói chung cũng như là giao dịch của các chủ thể trên thị trường OTC.

2.2.1.4. Điều kiện từ phía ngân hàng

Hoán đổi lãi suất là một nghiệp vụ hiện đại và phức tạp, đòi hỏi triển khai ở ngân hàng cũng như DN phải có một hệ thống thông tin dự báo lãi suất quốc tế nhanh, chính xác, cập nhật liên tục và có một đội ngũ các nhà quản lý, các dealer chuyên nghiệp được đào tạo chuyên sâu

Theo ông Nguyễn Quang Minh - Ngân hàng ngoại thương Việt Nam: “Đối với các NHTM tại Việt Nam hiện nay, việc triển khai hoán đổi lãi suất là tương đối thuận lợi do nhiều ngân hàng như: Agribank, VCB, BIDV... đã trang bị hệ thống thông tin Reuter và Bloomberg - hai hãng thông tin chuyên nghiệp hàng đầu của Anh và Mỹ

3

cung cấp .

3Trích Sử dụng công cụ hoán đổi lãi suất trong phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các tổ chức tín dụng Việt Nam - ThS. Nguyễn Quang Minh, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.

39

Hiện nay, các NHTM Việt Nam ngoài việc thanh toán nội bộ của từng hệ thống ngân hàng còn có hệ thống thanh toán liên ngân hàng để giải quyết quan hệ thanh toán vốn giữa các đơn vị ngân hàng khác hệ thống. Các phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay tương đối phong phú gồm:

• Thanh toán liên chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống (bằng giấy và điện tử)

• Thanh toán bù trừ khác hệ thống (bằng giấy và điện tử)

• Thanh toán điện tử liên ngân hàng

• Ủy nhiệm thu hộ, chi hộ

• Mở tài khoản lẫn nhau để thanh toán

Mặt khác, đội ngũ dealer của nhiều ngân hàng lớn tại Việt Nam được đào tạo tại

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 054 (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w