Giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 054 (Trang 83 - 87)

3.3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý

a) Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoán đổi lãi suất

Hoán đổi lãi suất cũng như các NVPS là nghiệp vụ phức tạp, và giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Chính về thế các văn bản pháp lý cần có độ tổng hợp rất cao. Thực tế nước ta trong thời gian qua các công cụ hướng dẫn và điều chỉnh nghiệp vụ tài chính phái sinh thường thiếu và đi sau thực tế, hiện chỉ có hoán đổi lãi suất là nghiệp vụ duy nhất có hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh nhưng hệ thống văn bản này vẫn còn điểm chưa hợp lý. Do đó, để tạo môi trường pháp lý cần thiết cho việc thực hiện hoán đổi lãi suất cũng như các NVPS tại NHTM, Nhà nước cần nghiên cứu sâu sắc, sớm ban hành và hoàn thiện khung pháp lý cho việc phát triển các nghiệp vụ ngân hàng. Các văn bản pháp luật được ban hành phải đảm bảo tạo ra sự cộng tác đồng bộ của các cơ quan quản lý, hệ thống giám sát tiền tệ - ngân hàng, đồng thời hạn chế sự thiếu nhất quán, chồng chéo trong quản lý.

Về phía NHNN Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn các văn bản pháp quy điều chỉnh hoán đổi lãi suất cũng như xây dựng hệ thống văn bản pháp quy điều chỉnh các NVPS khác, phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời cho phép các ngân hàng thực hiện hoán đổi lãi suất và các NVPS lãi suất khác nói chung để cung cấp phương tiện phòng ngừa rủi ro lãi suất cho các khách hàng của ngân hàng cũng như cho chính bản thân ngân hàng.

b) Hoàn thiện quy chế về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD

Nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD, ngày 20/08/2010, NHNN đã ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN thay thế Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD. Một trong những thay đổi đáng chú ý trong Thông tư 13 là tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 8% lên 9%.Theo nhận định của các chuyên gia ngân hàng, việc ra đời Thông

67

tư trên là một tín hiệu đáng mừng phản ánh quyết tâm của NHNN trong việc nâng cao hơn nữa khả năng bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá an toàn ngân hàng theo Ủy ban giám sát ngân hàng Basel.

Theo Điều 4 - Thông tư 13/2010/TT-NHNN

Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ =Vốn tự có/Tổng tài sản “Có” rủi ro

Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất = Vốn tự có hợp nhất/Tổng tài sản “Có” rủi ro hợp nhất

Như vậy, việc đáp ứng được tỷ lệ an toàn theo cách tính của Thông tư 13, vốn vẫn dựa theo nội dung của Basel 1, chưa chắc đã cải thiện được mức độ an toàn trong cơ cấu tổ chức hay quản trị của các TCTD. Cách tính tỷ lệ an toàn vốn theo Basel 2 đã cộng cả rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp vào mẫu số của công thức.

Hệ số an toàn vốn = (Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2)/( Tài sản “Có” rủi ro + Rủi ro thị trường + Rủi ro tác nghiệp) >= 8%

Trong khi đó, theo thông tư 13, mẫu số mới chỉ bao gồm Tài sản Có rủi ro, nghĩa là chỉ tính đến duy nhất rủi ro tín dụng, chưa phản ánh chính xác mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong khi cả thế giới đang bắt đầu thực hiện theo lộ trình những tiêu chuẩn mới của Basel 3 thì Việt Nam vẫn còn đang cách rất xa việc áp dụng các tiêu chuẩn của Basel 2, đây là một điều rất đáng lo.

Bên cạnh đó, trên thực tế hiện nay ở các nước, hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thường vào mức 12%, nên việc quy định hệ số an toàn vốn ở nước ta trên 9% cũng chưa hẳn mang lại một mức an toàn cho các NHTM.

Như vậy, việc xây dựng một quy chế về tỷ lệ đảm bảo an toàn của các TCTD phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là rất cần thiết lúc này nó sẽ khiến các NHTM nâng cao việc quản trị rủi ro nói chung và rủi ro thị trường nói riêng.

Đồng thời, cần hình thành căn cứ cho việc xác định tỷ lệ quy đổi rủi ro cho các hợp đồng phái sinh. Theo quy định của BIS, mức rủi ro của một danh mục các hợp đồng phái sinh đối với ngân hàng bao gồm hai phần: rủi ro hiện tại (current exposure) và rủi ro tiềm năng (potential exposure). Rủi ro hiện tại được xác định căn cứ vào các luồng thanh toán của các bên đối tác. Rủi ro tiềm năng của các hợp đồng phái sinh có tính đến xác suất mất khả năng thanh toán của các đối tượng trong tương lai khi dự

68

báo sự biến động của lãi suất và tỷ giá. Điều này phụ thuộc vào thời hạn và thời hạn còn lại của hợp đồng. Việc xác định mức rủi ro của danh mục các giao dịch phái sinh nói chung, hoán đổi lãi suất nói riêng là căn cứ để quy đổi rủi ro đối với giao dịch này cũng nhu tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho phù hợp. Từ đó, xu huớng sử dụng hoán đổi lãi suất cũng nhu các NVPS nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá, lãi suất sẽ ngày càng phát triển trong hoạt động của NHTM.

c) Hoàn thiện quy chế về chế độ kế toán

Ban hành những huớng dẫn cụ thể về cơ chế tài chính, CMKT, chế độ kế toán để các DN có nhu cầu sử dụng hoán đổi lãi suất có cơ sở để thực hiện. Đồng thời, cần quy định việc ghi nhận và xác định công cụ tài chính theo giá trị hợp lý cho phù hợp với từng loại công cụ tài chính theo IAS số 39 - phù hợp với quy uớc quốc tế nhằm giúp các NHTM thực hiện tốt việc theo dõi quản lý NVPS trong quá trình thực hiện.

Mặt khác, NHNN cũng tiếp tục hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán của các TCTD đối với các nghiệp vụ tài chính phái sinh bao hàm hoán đổi lãi suất chứ không chỉ dừng lại ở riêng các NVPS tiền tệ, đồng thời cũng hoàn thiện quy định về huớng dẫn hạch toán các nghiệp vụ tài chính phái sinh.

d) Hoàn thiện quy chế thanh tra, giám sát

NHNN cần hoàn thiện quy chế thanh tra, giám sát hoạt động các TCTD, bổ sung nội dung giám sát các hoạt động ngoại bảng, trong đó cần nêu rõ mục đích, thủ tục và nội dung giám sát cụ thể.Chẳng hạn cần quy định các giới hạn giá trị giao dịch tối đa của mỗi nghiệp vụ đối với mỗi ngân hàng nhằm ngăn chặn sự lạm dụng, hay đề ra giới hạn giao dịch với mỗi bên đối tác nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong quá trình thực hiện hoán đổi lãi suất cũng nhu các NVPS khác của các NHTM. Trên cơ sở đó, Thanh tra NHNN cần nghiên cứu xây dựng sổ tay thanh tra các hoạt động kinh doanh của TCTD bao gồm cả các NVPS, xây dựng các bảng câu hỏi kiểm soát nội bộ đối với từng nghiệp vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thanh tra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Thanh tra NHNN cũng cần quy định các mẫu biểu báo cáo cần thiết về NVPS mà các NHTM phải thực hiện theo định kỳ.

69

3.3.1.2. Hoàn thiện và phát triển bền vững thị trường tài chính tiền tệ

Để các ngân hàng hoạt động một cách linh hoạt, đặc biệt trong việc sử dụng hoán đổi lãi suất cũng như các CCPS phòng ngừa rủi ro lãi suất thì TTTC tiền tệ ở Việt Nam cần phải dần hoàn thiện và phát triển hơn nữa. Điều này giúp ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ một cách linh hoạt và kịp thời hơn trong việc điều tiết vốn và tài sản của mình.

Để hoàn thiện và phát triển TTTC tiền tệ một cách bền vững thì cần phải phát triển nó theo chiều sâu bằng việc thực hiện một số biện pháp:

Giảm bớt mức độ phụ thuộc của TTTC tiền tệ vào ngân hàng, đồng thời có các biện pháp cụ thể giải quyết những vấn đề tồn đọng hiện nay trong lĩnh vực ngân hàng như: nợ xấu, vấn đề tập trung phân khúc tín dụng, quản trị rủi ro, vấn đề thanh tra, giám sát...

Gia tăng quy mô TTCK bằng việc đẩy mạnh việc phát hành chứng khoán ra công chúng; thu hút các tổ chức niêm yết tiềm năng bằng những ưu đãi về thuế; phát triển TTTP. Tạo điều kiện khuyến khích DN ra niêm yết và phát hành chứng khoán để huy động vốn cho kinh doanh.

Chính phủ cần phát hành nhiều loại trái phiếu trên thị trường với nhiều kỳ hạn phong phú đa dạng, phù hợp với nhu cầu đầu tư nói chung và các NHTM nói riêng trong phòng ngừa rủi ro lãi suất. Trên TTTP, các trái phiếu do chính phủ phát hành chiếm một vị trí rất quan trọng. Các chủ thể khác nhau tham gia thị trường như: các NHTM, ngân hàng đầu tư, người quản lý tài sản và cả các DN.đều có nhu cầu về trái phiếu chính phủ cho mục đích phòng ngừa rủi ro lãi suất khi họ ở trong tình trạng không cân xứng về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ lý do là vì công cụ này có tính thanh khoản rất cao trên thị trường. Tuy nhiên, hiện nay, tham gia đấu thầu trái phiếu chủ yếu vẫn là NHTM, vì vậy cần mở rộng phạm vi đối tượng tham gia dự thầu, tạo điều kiện cho các DN cũng như các chủ thể kinh tế khác được tiếp cận và đấu thầu bình đẳng công cụ linh hoạt này.

TTTC có phát triển thì các công cụ tài chính mới đa dạng và ngược lại TTTC kém phát triển thì các công cụ thị trường cũng đơn điệu, giao dịch hoán đổi lãi suất cũng như các NVPS khác không thể tách rời các giao dịch về công cụ tài chính cơ sở

70

(cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chấp phiếu ngân hàng...). Do vậy để hình thành các hợp đồng phái sinh truớc hết cần có các công cụ tài chính cơ sở phục vụ cho việc trao đổi trong mỗi hợp đồng, mặt khác các công cụ tài chính cơ sở đa dạng để thúc đẩy thị truờng phái sinh phát triển.

3.3.1.3. Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật

Vì công nghệ thanh toán và dịch vụ ngân hàng, trong đó có các NVPS nói chung và hoán đổi lãi suất nói riêng dựa rất nhiều vào hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin. Do vậy, muốn phát triển một hệ thống ngân hàng hiện đại thì cần phải đầu tu để có hạ tầng viễn thông tốt và chi phí thấp. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có tốc độ mạng Internet thấp trong khu vực và nhiều năm gần đây không có nhiều cải thiện nhung cuớc phí thì lại không ngừng tăng lên. Điều này ảnh huởng đến sự cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên truờng quốc tế và gây bất lợi cho nhiều tổ chức khác, trong đó có NHTM trong tiến trình hội nhập kinh tế. Chính vì vậy, nhà nuớc cần có những chính sách cụ thể nhằm giảm thấp chi phí viễn thông, tạo điều kiện để các Ngân hàng hiện đại hóa công nghệ thanh toán liên ngân hàng, và góp phần phát triển thị truờng phái sinh phi tập trung.

Bên cạnh đó Nhà nuớc cũng nên có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các NHTM trong quá trình hiện đại hóa công nghệ nhu: cho phép các NHTM đuợc huởng chính sách uu đãi đầu tu trong nuớc trong đầu tu hiện đại hóa kỹ thuật công nghệ để phát triển các dịch vụ quan trọng và thiết yếu.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 054 (Trang 83 - 87)