Mức độ hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 054 (Trang 39)

Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thuơng mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế đuơng đại. Hòa chung xu thế đó, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với khoảng 180 quốc gia trên thế giới và mở rộng quan hệ thuơng mại, xuất khẩu hàng hóa. Đồng thời, Việt Nam cũng có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới nhu Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới.. ..Từ năm 2000 - 2013, kinh tế Việt Nam trải qua những dấu mốc hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Đầu tiên là hiệp định BTA đuợc chính thức ký kết ngày 13/7/2000, đánh dấu việc bình thuờng hóa quan hệ thuơng mại, kinh tế Việt - Mỹ. Từ mốc hội nhập này, chúng ta đã bắt đầu học và chơi theo luật quốc tế. Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một buớc đi quan trọng khi ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, nhờ đó Việt Nam đã có nhiều cải cách chính sách theo huớng minh bạch và tự do hóa hơn.

Bên cạnh đó, là thành viên của ASEAN cũng giúp Việt Nam hội nhập mạnh với các nuớc trong khu vực, và là một trong số các nuớc có tỷ lệ thực hiện cao các biện pháp và sáng kiến đề ra trong kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN. Đặc biệt, việc là thành viên của APEC giúp Việt Nam nhận đuợc nhiều viện trợ hơn, hầu hết các đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam đều là thành viên của tổ chức này.

Rõ ràng khi hội nhập càng nhiều thì toàn bộ thị truờng đều trở nên nhạy cảm hơn, theo sát các diễn biến kinh tế thế giới hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 054 (Trang 39)