Trong hơn 10 năm trở lại đây, số DN đăng ký mới dù đã chững lại và có xu hướng giảm nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Theo số liệu thống kê từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký DN (Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh - Bộ kế hoạch và Đầu tư), trong giai đoạn 2008 - 2013 đã có 457.400 DN được thành lập mới, tăng 30% so với số lượng DN của cả giai đoạn từ 1991-2007.
Biểu đồ 2.1. Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới giai đoạn 1991-2000 và những năm 2000-2013
(Đơn vị: nghìn doanh nghiệp)
Nguồn: Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cùng với sự gia tăng về số lượng, quy mô vốn đăng ký của DN cũng tăng trưởng nhanh chóng. Trong đó, các năm 2007 và 2008 có quy mô vốn trên mỗi DN đạt cao nhất trong cả nước cả giai đoạn với số vốn tương ứng là 8,06 tỷ đồng/DN và 8,72 tỷ đồng/DN. Tính chung cả giai đoạn 2000-2010, quy mô vốn đăng ký trung bình một DN tăng gấp 6 lần.
Trong các năm 2011-2013, số lượng DN đăng ký thành mới tuy giảm do các tác động của tình hình kinh tế vĩ mô, nhưng số vốn đăng ký trung bình mỗi DN vẫn đạt mức 6,13 tỷ đồng/DN, cho thấy khu vực kinh tế tư nhân vẫn duy trì sự hấp dẫn đối với nguồn vốn đầu tư toàn xã hội.
30
Riêng trong năm 2013, quy mô vốn mỗi DN đăng ký mới là 5,07 tỷ đồng, giảm 24% so với năm 2012. Song, nhìn vào số lượng DN đăng ký thành lập mới tăng 10,1% so với cùng kỳ và số DN tạm ngừng hoạt động đã quay trở lại hoạt động cũng tăng dần qua từng tháng, có thể thấy rằng, các doanh nhân ngày càng thận trọng hơn với mỗi đồng vốn đưa vào thị trường và họ đương nhiên sẽ vẫn chấp nhận thách thức để tận dụng cơ hội phát triển. Chính phủ cũng đã có những đổi mới, tạo điều kiện cho DN tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện cho DN, hộ sản xuất tiến cận với vốn tín dụng. Đồng thời, tăng cường công tác dự báo thị trường, cung cấp thông tin minh bạch và mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng Việt Nam.
2.1.4. Tình hình các ngân hàng thương mại
Nếu như năm 1997, cả nước có 4 ngân hàng quốc doanh, 51 ngân hàng cổ phần (bao gồm ngân hàng cổ phần nông thôn) và 23 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (kể cả ngân hàng liên doanh). Thì đến tháng 5/2008, cả nước vẫn còn 4 ngân hàng quốc doanh, 36 ngân hàng cổ phần, 44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh. Con số này cho thấy, trong mười năm số lượng NHTM cổ phần trong nước đã giảm đi đáng kể do có một số bị phá sản hoặc rút giấy phép hoạt động và kể từ khi hệ thống NHTM Việt Nam phải đối đầu với nguy cơ đổ vỡ vào năm 1997, chủ trương của NHNN là không cho thành lập mới bất cứ một NHTM cổ phần nào, trong khi đó, số lượng ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam lại tăng lên khá nhiều từ 23 lên 44 chi nhánh. Như vậy, suốt hơn một thập niên, trong khi GDP của Việt Nam tăng gấp đôi, số lượng ngân hàng hoạt động chỉ tăng 16,6%, trong đó ngân hàng quốc doanh không tăng, NHTM cổ phần giảm 29% và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh tăng 82,6%. Rồi đến năm 2010, tại thị trường Việt Nam đã có 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 56 văn phòng đại diện. Đến tháng 10/2012, hệ thống NHTM VN có 39 NHTM cổ phần, 1 NHTM nhà nước, 54 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh. Hiện nay bao gồm 4 NHTM nhà nước, 1 ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng phát triển, 37 NHTM cổ phần. NHTM trong nước hiện đang nắm giữ khoảng gần 90% thị phần còn các ngân hàng nước ngoài (hiện có 4 ngân hàng liên doanh, 28 chi nhánh
31
ngân hàng nước ngoài, 43 văn phòng đại diện) chỉ chiếm khoảng dưới 10% thị phần. Có thể thấy sự phát triển nhanh về mặt số lượng đã khiến mạng lưới bao phủ của các NHTM rộng khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, thậm chí là bao phủ tới tận huyện, xã, liên xã.. .đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước.
Qua sự biến động số lượng các ngân hàng thời gian qua, có thể thấy số lượng ngân hàng ngoại tại Việt Nam ngày một tăng, mặc dù thị phần hoạt động còn khá khiêm tốn ( chỉ khoảng 10%) nhưng sự hiện diện của các ngân hàng nước ngoài đã có vị trí quan trọng trong hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam bởi lẽ:
S Thứ nhất: Các ngân hàng ngoại có tiềm lực tài chính mạnh, nhân sự chất lượng cao.
S Thứ hai: Là kênh dẫn truyền công nghệ hiện đại.
S Thứ ba: Kinh nghiệm quản trị ngân hàng tiên tiến.
S Thứ tư: Bổ sung nguồn tài chính không nhỏ cho TTTC VN.
Trong cuộc chạy đua giành giật thị trường các ngân hàng nước ngoài đang cố gắng nắm giữ thị phần trên thị trường Việt Nam, trong khi các ngân hàng trong nước lại đi ngược xu hướng đó. Hoạt động mua bán - sáp nhập các NHTM cổ phần trong nước ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Trong thời gian gần đây, các ngân hàng nước ngoài đang bộc lộ rõ chiến lược “ Thâu tóm dần dần”, ngoài mục đích là kinh doanh tiền tệ, gặt hái lợi nhuận, làn sóng mua lại cổ phần của các NHTM cổ phần Việt Nam khá mạnh mẽ: các NH lớn như HSBC, Standard Chartered Bank, ANZ.. .hiện diện tại Việt Nam dưới cả hai hình thức là chi nhánh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Như vậy, các ngân hàng trong nước đang phải đối mặt với làn sóng mua lại và sáp nhập từ phía các ngân hàng nước ngoài. Sức ép từ phía các ngân hàng nước ngoài buộc ngân hàng nội phải bằng mọi cách tăng vốn hoặc sẽ mở đường cho làn sóng mua bán và sáp nhập. Tuy nhiên, do khả năng cạnh tranh thấp, việc dỡ bỏ các rào cản trong lĩnh vực tài chính ngân hàng sau khi thời hạn cam kết theo WTO đã kết thúc, sẽ làm tăng số lượng các ngân hàng nước ngoài mạnh mẽ hơn nữa càng làm cho áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn đặc biệt là về mảng các sản phẩm dịch vụ hiện đại như CCPS, bao gồm hoán đổi lãi suất vì khi các rào cản đối với ngân hàng nước ngoài được tháo gỡ, sẽ mở ra một sân chơi lành mạnh và bình đẳng hơn cho các ngân hàng. Và tất yếu là các ngân hàng nội phải chuẩn bị kỹ năng lực canh tranh cho mình, không chỉ chú trọng
32
đến các sản phẩm dịch vụ truyền thống mà cần chú trọng phát triển hơn nữa các sản phẩm dịch vụ hiện đại như thanh toán quốc tế, phái sinh...
2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT TẠI VIỆT
NAM
2.2.1. Thực trạng các điều kiện thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại
Việt Nam
2.2.1.1. Điều kiện pháp lý
a) Pháp luật về hoán đổi lãi suất
NHNN đã chính thức cho phép thực hiện hoán đổi lãi suất từ năm 1999. Nhưng xét đến một văn bản pháp lý chính thức thì, ngày 30 tháng 9 năm 2003, lần đầu tiên NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất thông qua Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN.
Sau đó được thay thế bằng Quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN, ngày 29 tháng 12 năm 2006 ban hành Quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất giữa các ngân hàng. Theo đó, việc hoán đổi lãi suất sẽ được thực hiện giữa các NHTM, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam với các DN không phải là ngân hàng được thành lập, hoạt động theo pháp luật Viêt Nam và giữa các ngân hàng với nhau, giữa ngân hàng với TCTD ở nước ngoài.
b) Pháp luật về các định chế tài chính
Ngày 20/05/2010, Thống đốc NHNN ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD”. Thông tư này có quy định tỷ lệ quy đổi rủi ro cho các cam kết ngoại bảng thuộc về các giao dịch phái sinh lãi suất để tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cho các TCTD. Thông tư này thay thế Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN , Thống đốc NHNN ban hành ngày 19/04/2005.
Ở Việt Nam, Quốc hội đã ban hành luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) để quy định về việc thành lập, tổ chức hoạt động.. .của các TCTD từ năm 1997, đó là Luật các TCTD số 02/1997/QH10. Sau đó, luật này được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2004 (Luật các TCTD số 20/2004/QH11), việc sửa đổi này đã có những đóng góp quan trọng trong việc tạo môi trường pháp lý lành mạnh cho TCTD. Gần đây nhất, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường và yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quốc hội đã ban hành luật các TCTD số 47/2010/QH12, luật 2010 chặt chẽ hơn luật
33
1997 và sửa đổi 2004 rất nhiều, ngay từ phạm vi điều chỉnh (Điều 1, luật 2010) đã bổ sung đối tuợng có yếu tố nuớc ngoài, nó tạo ra rào cản pháp lý để tránh tình trạng trong quá trình mở cửa hội nhập, con số các đơn vị kinh doanh tiền tệ tăng lên đáng kể mà chua chắc đã đảm bảo đúng quy trình, quy định cũng nhu đáp ứng tính an toàn của toàn hệ thống.. .Cùng theo luật 2010, khi đã có giấy phép thành lập và hoạt động từ NHNN, tùy vào loại hình, TCTD có thể thực hiện một hoặc một số hoặc cả ba hoạt động ngân hàng là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Đây cũng là điểm mới, khi mà luật cũ thì phải hiểu là các TCTD phải tiến hành tất cả ba hoạt động trên.Nhung dù nhiều lần sửa đổi, luật các TCTD vẫn chua có quy định, huớng dẫn chi tiết về hoạt động phái sinh nói chung và hoán đổi lãi suất nói riêng đuợc đề cập.
c) Thỏa thuận quốc tế và chuẩn mực kế toán liên quan hoán đổi lãi suất
- Thỏa thuận quốc tế
Trong sự hình thành và phát triển sản phẩm phái sinh nói chung và hoán đổi lãi suất nói riêng phải kể đến vai trò quan trọng của Hiệp hội Hoán đổi và Phái sinh quốc tế (ISDA). Những thành viên của của Hiệp hội này chủ yếu là các định chế tài chính lớn trên thế giới có các hoạt động phái sinh trong đó có hoán đổi. Ở Việt Nam, BIDV và các ngân hàng nuớc ngoài nhu HSBC, Citibank, ANZ, Standard Chartered Hà Nội. cũng đã trở thành thành viên của ISDA.
- Chuẩn mực kế toán liên quan hoán đổi lãi suất
Hoán đổi lãi suất nói riêng và các CCPS nói chung có tính “hai mặt” có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu nguời sử dụng không có hiểu biết đầy đủ về nó. Hoán đổi lãi suất cũng nhu các CCPS có cơ chế vận hành và giao dịch phức tạp nên việc ghi nhận, xác định, trình bày và thuyết minh về nó luôn phải tôn trọng nguyên tắc thị truờng. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế, việc tiếp cận và áp dụng các thông lệ quốc tế để phát triển kinh tế thị truờng là rất cần thiết. Tuy nhiên, ở Việt Nam không riêng gì hoán đổi lãi suất mà nhiều công cụ tài chính còn khá xa lạ với công chúng đầu tu. Trong khi trên thực tế đã phát sinh nhu cầu giao dịch liên quan đến hoán đổi lãi suất cũng nhu các công cụ mới đó, nhung vẫn chua có huớng dẫn cụ thể về cơ chế tài chính, CMKT, chế độ kế toán để làm cơ sở cho DN thực hiện.
34
Năm 2009, Bộ tài chính đã ban hành thông tư số 210/2009/TT-BTC (Thông tư 210) ngày 06/11/2009 về việc hướng dẫn áp dụng CMKT quốc tế về trình bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính trong đó có công cụ tài chính phái sinh bao hàm hoán đổi lãi suất.
Thông tư 210 áp dụng cho tất cả các DN có các giao dịch liên quan đến công cụ tài chính với 03 nội dụng chủ yếu như sau:
S Quy định các thuật ngữ liên quan đến công cụ tài chính
S Hướng dẫn nguyên tắc trong việc trình bày các công cụ tài chính trên các BCTC
S Hướng dẫn thuyết minh về công cụ tài chính để giúp cho người sử dụng BCTC đánh giá sự ảnh hưởng của công cụ tài chính đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của DN; đánh giá bản chất, vi phạm của các rủi ro phát sinh từ công cụ tài chính và cách thức quản trị rủi ro DN. Theo đó, công cụ tài chính được phân nhóm phù hợp với bản chất của các thông tin được trình bày và theo đặc điểm của các công cụ tài chính.
Tuy nhiên, thông tư 210 mới chỉ quy định về trình bày và thuyết minh BCTC về công cụ tài chính mà chưa quy định cụ thể về 02 vấn đề quan trọng là việc ghi nhận và xác định công cụ tài chính theo giá trị hợp lý cho phù hợp với từng loại công cụ tài chính theo IAS số 39 nên việc thực hiện còn hạn chế. Trên thực tế, việc trình bày và thuyết minh BCTC về hoán đổi lãi suất cũng như các CCPS tùy theo cách hiểu của từng DN do CMKT chưa có căn cứ để xem xét, đánh giá, đặc biệt là các vấn đề về xác định công cụ tài chính.
Và hiện tại theo Quyết định 479/2004/QĐ - NHNN của Thống đốc NHNN ban hành ngày ngày 29/04/2004 mới chỉ quy định các tài khoản và hướng dẫn hạch toán đối với các NVPS về tiền tệ như: hoán đổi tiền tệ, kỳ hạn tiền tệ.. .nhưng chưa có quy định đối với các nghiệp vụ tài chính phái sinh khác trong đó có hoán đổi lãi suất.
35
2.2.1.2. Điều kiện thị trường
- Thị trường tài chính
Nhìn lại TTTC tiền tệ năm 2013 mặt bằng lãi suất giảm mạnh, NHNN liên tục giảm các mức lãi suất điều hành, mặt bằng lãi suất cho vay cũng giảm 2-5%; thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng được cải thiện thể hiện qua tổng doanh số giao dịch cũng như lãi suất các kỳ hạn và giao dịch bình quân/ngày trên thị trường giảm mạnh. Tỷ giá tiếp tục ổn định và dự trữ ngoại hối được cải thiện, cả năm 2013 NHNN chỉ phải tăng 1% tỷ giá bình quân liên ngân hàng, nguồn lực dự trữ ngoại hối tiếp tục được củng cố (năm 2013 ước đạt 25 tỷ USD, tăng khoảng 6 tỷ USD so với năm 2012 và tăng khoảng 16 tỷ USD so với năm 2011); Thị trường vàng dần ổn định nhờ việc NHNN tích cực đấu thầu vàng (tính đến 31/12/2013, NHNN đã đấu thầu thành công 69,9 tấn vàng qua đó góp phần ổn đinh thị trường vàn ngay cả khi vàng thế giới liên tục biến động) nhưng giá vàng vẫn không giảm như kỳ vọng, chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế vẫn cao (từ 4,04 - 4,14 triệu đồng/lượng, tính đến 27/12/2013), vì vậy, nguy cơ tiềm ẩn từ nhập lậu vàng vẫn chưa thể khắc phục; nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, quy mô phát hành tín phiếu NHNN tiếp tục tăng.
Đặc biệt, từ năm 2006-2013 TTTP tăng trưởng mạnh, dư nợ TTTP chiếm 14,23% đến hơn 18% GDP. Từ năm 2000 đến nay khuôn khổ pháp lý đã được ban hành đầy đủ, đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trường, hướng tới các thông lệ quốc tế (thể hiện ở Nghị định số 01/ 2011/NĐ - CP) và đặc biệt, ngày 7/12/2012 Bộ Tài Chính đã ban hành Quyết định số 3089/QĐ - BTC đưa danh sách thành viên đấu thầu trái phiếu chính phủ năm 2013 - đã chứng tỏ hoạt động của TTTP sẽ dần tiếp cận với các thông lệ quốc tế, tập trung hoạt động thông qua một số tổ chức cụ thể để từng bước chuyên môn hóa hoạt động giao dịch trái phiếu...Bên cạnh đó,