1.3.1. Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ Việt Nam
Ngân hàng TNHH Một thành viên ANZ Việt Nam là một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993. Với mạng lưới 8 điểm giao dịch tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ANZ Việt Nam hiện cung cấp các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ và Quản lý tài sản, Dịch vụ Tài chính tiêu dùng, Dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp, các Tổ chức và định chế tài chính và khối khách hàng công. Với vị trí chiến lược tại khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng, bao gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, ANZ Việt Nam đóng vai trò then chốt trong chiến lược của tập đoàn, kết nối khách hàng và các thị trường trong khu vực. Ngân hàng được trao tặng một loạt các giải thưởng như : “Ngân hàng Tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam và Giải pháp Tài trợ thương mại tốt nhất cho khách hàng tại Việt Nam năm 2016” (Chuỗi giải thưởng Triple A của Tạp chí The Asset về lĩnh vực Quản lý Nguồn vốn, Tài trợ thương mại và Quản lý Rủi ro năm 2016); “Ngân hàng Tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam” (Giải thưởng nhà cung cấp dịch vụ Tài trợ thương mại tốt nhất Thế giới năm 2016 của Tạp chí Global Finance). Ngân hàng cũng đã đạt được rất nhiều giải thưởng tương tự từ năm 2011 đến nay. Có thể thấy, để đạt được những thành tựu trên, ANZ Việt Nam đã kết hợp thành công các chiến lược sau:
- Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm: Với 14 sản phẩm về Tài trợ thương mại được giới thiệu trên trang web, cùng với việc phát triển Signature Priority Banking, ANZ đang cho thấy khả năng đa dạng và phối hợp nhịp nhàng các sản phẩm. Không chỉ quan tâm đến doanh nghiệp, ANZ còn đánh vào thị trường ngách khi cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho các cá nhân có nguồn tài chính dồi dào và có nhu cầu công tác
nước ngoài thường xuyên. Nói cách khác, ANZ không chỉ chăm sóc doanh nghiệp xuất, nhập khẩu mà còn chăm sóc cả chủ sở hữu doanh nghiệp đó.
- Chiến lược khác biệt hóa mục tiêu: Là một ngân hàng TNHH, có vốn đầu tư 100% nước ngoài, và thâm niên 160 năm hoạt động trong lĩnh vực Tài trợ
thương mại
nên có thể nói, ANZ rất khác biệt so với các ngân hàng TMCP Việt Nam. Thay
vì đặt
mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, ANZ chủ trương phát
triển đa
dạng và đồng đều các sản phẩm thế mạnh, tận dụng sự khác biệt để cạnh tranh
với các
ngân hàng Việt Nam.
1.3.2. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng đi đầu trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán và TTTM quốc tế hiện nay. Ngân hàng được bình chọn là “ Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2016” do Tạp chí Euromoney trao tặng và “Ngân hàng tốt nhất về Tài trợ thương mại năm 2016” do Tạp chí Trade Finance trao tặng. Vietcombank cũng đã được Tạp chí Trade Finance trao tặng giải thưởng này từ năm 2008 đến năm 2015. Hiện nay, Vietcombank vẫn dẫn đầu thị trường về mảng ngân hàng phục vụ cho khối doanh nghiệp xuất nhập khẩu với vị thế cao trong hoạt động tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, chiếm 20-30% thị phần trong lĩnh vực này. Có được các thành công kể trên là do Vietcombank đã kết hợp thành công các chiến lược như sau:
- Chiến lược chuyên môn hóa: Trong nghiệp vụ Tài trợ thương mại, đây là mô hình được ứng dụng nhiều nhất. Khi áp dụng mô hình tập trung, chi nhánh
sẽ chịu
trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, hội sở sẽ là nơi đầu não xử lý nghiệp vụ. Với mô
hình này, Vietcombank đã có rất nhiều thành tựu đáng kể. Cụ thể như: Trở thành ngân
hàng duy nhất tại Việt Nam đạt tỷ lệ Swift được xử lý hoàn toàn tự động theo tiêu
tế. Hiện tại, thông qua hệ thống ngân hàng đại lý của mình, Vietcombank có thể xử lý các giao dịch đến từ hơn 120 quốc gia và vũng lãnh thổ. Đây là yếu tố tiền đề giúp cho Vietcombank có uy tín và khả năng phát triển dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế lên một tầm cao hơn nữa.
- Chiến lược khác biệt hóa: Khi thị trường ngân hàng đang cạnh tranh rất gay gắt, các sản phẩm thường bị sao chép, việc khác biệt hóa là điều rất quan trọng. Khác với các ngân hàng khác, Vietcombank không chủ trương tăng số lượng sản phẩm cung cấp, mà đi sâu vào nâng cao chất lượng dịch vụ và siết chặt công tác tuyển dụng, đào tạo nhân lực. Vietcombank liên tục tổ chức hội thảo, các khóa học nội bộ trong vòng 6 tháng (hoặc khi có thông tư mới) một lần để nâng cao năng lực làm việc của cán bộ nhân viên.