2013 2014 2015 2016 Tổng doanh thu (tỷ đồng) 1,636 6,904 6,186 5,
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ
3.3.1.1. Ổn định nền kinh tế vĩ mô
Trong TTTM, hai vấn đề luôn được quan tâm là lạm phát và tỷ giá:
- Lạm phát có tác động chung đến toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là ngành tài chính ngân hàng. Lạm phát làm tăng chi phí đầu vào, từ đó có thể gây ra việc giảm
doanh thu do nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng giảm.
- Tỷ giá là yếu tố đặc biệt quan trọng. Đặc biệt, vào cuối năm 2016, do có sự thay đổi về chính trị ở Mỹ, đồng USD có xu hướng giảm mạnh. Dù cho đây là
tín hiệu vui
đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, nhưng lại khiến cho ngân hàng bị giảm
doanh thu
với các L/C xuất. Quay về thời kỳ năm 2015, dù Việt Nam cam kết không điều
chỉnh tỷ
giá USD/VND quá 2%, nhưng do việc phá giá của đồng Nhân dân tệ, NHNN
bắt buộc
phải điều chỉnh tỷ giá tăng 2% và nới rộng biên độ, đưa mức tăng tối đa lên đến 5%.
Có thể thấy, tình hình kinh tế vĩ mô luôn luôn bất ổn, do vậy, Chính phủ cần có những chính sách bảo đảm quản lý kinh tế vĩ mô tốt thì ngân hàng mới có thể thích ứng được với những cú sốc trong tương lai.
3.3.1.2. Xây dựng chính sách thương mại phù hợp
Như đã đề cập ở trên, hiện nay Việt Nam chưa có văn bản chính thức hướng dẫn việc thực hiện quy trình nghiệp vụ L/C. Bên cạnh đó, do các văn bản điều chỉnh L/C là các văn bản pháp lý tùy ý, nên việc có xảy ra kiện tụng là điều có nhiều khả năng sẽ xảy ra. Hơn thế nữa, luật pháp Việt Nam còn có nhiều điểm phức tạp, điển
Trong năm 2017, các mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam là: Ngành dệt may, ngành Da giày, Gỗ, Gạo và Thủy Sản. Như vậy, xuất khẩu nông sản vẫn được dự báo là ngành quan trọng, “kéo” cả ngành xuất khẩu của Việt Nam. Do vậy, Chính phủ cần có những biện pháp hỗ trợ ngân hàng và doanh nghiệp khi thực hiện xuất khẩu những ngành trọng điểm trên. Song song với đó, Chính phủ cũng cần lưu ý đến các ngành công nghệ cao, hỗ trợ ngân hàng trong việc thực hiện các L/C liên quan đến hàng hóa công nghệ cao, giá trị lớn, giảm thiểu rủi ro cho NHTM.