2013 2014 2015 2016 Tổng doanh thu (tỷ đồng) 1,636 6,904 6,186 5,
3.3.3. Kiến nghị với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Xuất nhập khẩu
ngành Da giày, Gỗ, Gạo và Thủy Sản. Như vậy, xuất khẩu nông sản vẫn được dự báo là ngành quan trọng, “kéo” cả ngành xuất khẩu của Việt Nam. Do vậy, Chính phủ cần có những biện pháp hỗ trợ ngân hàng và doanh nghiệp khi thực hiện xuất khẩu những ngành trọng điểm trên. Song song với đó, Chính phủ cũng cần lưu ý đến các ngành công nghệ cao, hỗ trợ ngân hàng trong việc thực hiện các L/C liên quan đến hàng hóa công nghệ cao, giá trị lớn, giảm thiểu rủi ro cho NHTM.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước
Như đã phân tích ở trên, biến động tỷ giá có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TTTM của ngân hàng. Do đó, NHNN cần xây dưng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, nhằm hỗ trợ tối đa cho các NHTM kinh doanh nghiệp vụ TTTM.
NHNN cần đưa ra những chính sách mang tính chất hỗ trợ NHTM thực hiện tốt công tác phân tích, dự báo biến động tỷ giá thông qua các dấu hiện trên thị trường. Không những thế, NHNN cần tăng cường dự trữ ngoại tệ nhằm tạo ra sự tương xứng với nhịp độ phát triển của ngành XNK. Ngoại tệ dữ trữ cũng cần được đa dạng về loại ngoại tệ.
Bên cạnh đó, NHNN cũng cần hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Vì đây là nơi cung ứng ngoại tệ cho các NHTM một cách kịp thời, đồng thời là công cụ để NHNN thực hiện chính sách tỷ giá theo hướng có lợi cho toàn bộ nền kinh tế. Nhìn chung, thị trường liên ngân hàng cần phải được hoàn thiện theo ba hướng sau:
- Đa dạng hóa các loại ngoại tệ cho vay. Có thể trở thành ngân hàng hoàn trả của nhau trong giao dịch L/C UPAS.
- Thể hiện được vai trò chủ đạo trong việc kiểm soạt thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo thị trường liên
ngân hàng hoạt động hiệu quả.
3.3.3. Kiến nghị với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Xuất nhậpkhẩu khẩu
- Doanh nghiệp cần có phương án kinh doanh hiệu quả, ký kết được các hợp đồng ngoại thương có khả năng thanh toán mới có khả năng nhận được tài trợ từ ngân hàng.
thiếu kiến thức về TTQT trầm trọng, gây ra nhiều trở ngại cho cả doanh nghiệp và ngân hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng. Song song với đó, cán bộ của doanh nghiệp cũng cần đọc hiểu ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh, do hầu hết các giao dịch quốc tế đều liên quan đến Tiếng Anh. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp bớt đi sự phụ thuộc vào ngân hàng, chủ động hơn trong việc chuẩn bị chứng từ phù hợp với L/C hoặc đưa ra các quyết định hợp lý khi tiến hành tu chỉnh L/C.
- Ngoài ra, trong khi xuất khẩu, doanh nghiệp nên sử dụng điều kiện cơ sở giao hàng CIF và nhập theo FOB theo Incoterms 2010 nhằm tăng ngoại tệ cho NHTM. Từ đó giúp doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa được tiền gửi ngoại tệ ở tài khoản ngân hàng, giảm thiểu rủi ro cho chính doanh nghiệp và cho ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 của khóa luận đã đưa những giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động TTTM theo phương thức Tín dụng chứng từ nói riêng và toàn bộ hoạt động TTTM, TTQT nói riêng.
Theo đó, các giải pháp được đề cập ở chương 3 là:
- Xây dựng chính sách phát triển TTTM theo phương thức Tín dụng chứng từ phù hợp
- Xây dựng, duy trì và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
- Hiện đại hóa kỹ thuật, công nghệ ngân hàng
- Nâng cao uy tín ngân hàng trong thị trường liên ngân hàng và trong mắt khách hàng
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát
Cùng với đó, Chương 3 cũng đưa ra một số kiến nghị cho Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và cho PVcombank nhằm tạo điều kiện để hoạt động TTTM theo phương thức Tín dụng chứng từ được hoàn thiện hơn.
KẾT LUẬN
Hiện nay, vấn đề hội nhập quốc tế, phát triển xuất nhập khẩu luôn là chủ trương của nước ta. Trong đó, ngân hàng với hoạt động Tài trợ thương mại luôn đóng vai trò như chất xúc tác giúp các hoạt động mua bán quốc tế được diễn ra trôi chảy. Thông qua sự tài trợ của ngân hàng, vị thế của doanh nghiệp, các vấn đề như vốn, chất lượng hàng hóa cũng sẽ được bảo đảm. Với lợi thế về mặt thông tin, uy tín và kinh tế của mình, các NHTM Việt Nam đã và đang đưa ra nhiều sản phẩm Tài trợ thương mại phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp. Đặc biệt, các sản phẩm liên quan đến L/C luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp, vì đây là sản phẩm an toàn, thích hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong bối cảnh vị thế của doanh nghiệp Việt Nam không cao.
Do đó, khóa luận đã tập trung hệ thống lý luận về hoạt động Tài trợ thương mại theo phương thức Tín dụng chứng từ. Dựa trên các kiến thức căn bản đó, Khóa luận phân tích, nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động Tài trợ thương mại theo phương thức Tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam. Sau đó, đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động Tài trợ thương mại theo phương thức Tín dụng chứng từ tại ngân hàng này.
Do hạn chế về mặt số liệu và thời gian thực tập, Khóa luận của em không khỏi có những thiếu sót và đánh giá chủ quan. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để Khóa luận được hoàn chỉnh hơn.