Phân loại tíndụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh TP điện biên phủ khoá luận tốt nghiệp 108 (Trang 26 - 31)

a. Căn cứ vào thời hạn cho vay

Đây là tiêu chí mà các ngân hàng thường xuyên sử dụng nhất. Thời hạn cho vay là thời hạn được xác định từ khi ngân hàng bỏ tiền ra cho đến khi thu hồi hết vốn. Trong

tiêu thức này, tín dụng được chia làm 3 loại như sau: *Tín dụng ngắn hạn:

Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn nhỏ hoặc bằng 12 tháng. Loại tín dụng này thường được sử dụng để cho vay bổ sung vốn lưu động thiếu hụt tạm thời của các doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngắn hạn của cá nhân và hộ gia

đình.

Tín dụng ngắn hạn bao gồm các hình thức: chiết khấu, ứng trước trên tài khoản và thấu chi.

*Tín dụng trung hạn:

Tín dụng trung hạn là loại tín dụng có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng (tùy

theo quy định của từng quốc gia có nước quy định 36 tháng hoặc 84 tháng). Hình thức tín dụng trung hạn thường được sử dụng cho vay đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án

mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.

Tín dụng trung hạn bao gồm các hình thức: cho vay theo dự án và cho thuê tài chính.

Tín dụng dài hạn cũng bao gồm hai hình thức: cho vay theo dự án và cho thuê tài

chính.

b. Căn cứ vào mục đích sử dụng

*Tín dụng sản xuất và kinh doanh hàng hóa: Đây là loại tín dụng cấp cho các nhà

doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất và kinh doanh hàng hóa.

*Tín dụng tiêu dùng: Đây là một loại hình cho vay nhằm giải quyết những nhu cầu vốn phục vụ cho tiêu dùng của khách hàng là các hộ gia đình và cá nhân như: mua sắm nhà ở, xe máy, ô tô, ti vi...

c. Căn cứ vào mức độ bảo đảm

*Tín dụng có bảo đảm:

Đây là loại tín dụng được thực hiện trước khi cho vay ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tài sản bảo đảm hoặc có một người thứ 3 đứng ra bảo lãnh cho khoản tín dụng. Thông thường những tài sản bảo đảm là bất động sản hoặc động sản như: giấy tờ có giá, trang thiết bị. Yêu cầu cơ bản của tài sản này là dễ dàng chuyển nhượng. Lý do chủ yếu đòi hỏi một khoản cho vay phải được bảo đảm là nhằm tăng cường trách nhiệm

của người đi vay và cũng tạo điều kiện để ngân hàng giảm bớt rủi ro mất mát trong trường hợp người đi vay không muốn hoặc không thể trả nợ vay đến hạn. Kỳ hạn của một khoản vay cũng ảnh hưởng đến việc có cần được bảo đảm hay không. Kỳ hạn cho vay dài, rủi ro của việc không hoàn trả ngày càng tăng lên cho nên các khoản vay cần có sự đảm bảo cao hơn.

*Tín dụng không bảo đảm:

Khác với cho vay có đảm bảo, cho vay không có đảm bảo được dựa trên lòng tin

và tình hình tài chính của người vay, lợi tức dự tính trong tương lai, và tình hình trả nợ trước đây. Ngân hàng thường áp dụng hình thức này với một số khách hàng quen thuộc.

họ. Với điều kiện như vậy, ngân hàng sẵn sàng chấp nhận cho vay không có đảm bảo. Các doanh nghiệp không phải là những đơn vị duy nhất được vay trên cơ sở không cần đảm bảo mà nhiều cá nhân cũng được hưởng đặc quyền này. Những người có nhà riêng,

công ăn việc làm ổn định, trước đây có tình hình trả nợ tốt thường được vay theo hình thức này.

d. Căn cứ theo phương pháp hoàn trả

*Tín dụng trả góp: Là những khoản cho vay đòi hỏi việc hoàn trả theo định kỳ. Việc hoàn trả có thể là hàng tháng, hàng quý, nửa năm hoặc hàng năm. Tín dụng trả góp

được thực hiện theo nguyên tắc trả dần trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Nhờ vậy việc hoàn trả không trở thành một gánh nặng lớn đối với người cho vay như trong trường hợp toàn bộ khoản cho vay phải được trả một lần. Đặc biệt trong đầu tư bất động

sản, người ta thường áp dụng theo phương thức này là do nguồn thu từ bất động sản thường là tiền thuê nhà mà tiền thuê nhà người ta cũng trả theo tháng, quý hoặc năm.

*Tín dụng phi trả góp: Là những khoản cho vay trả một lần, nghĩa là hợp đồng yêu cầu hoàn trả toàn bộ một lần vào thời gian đáo hạn cuối cùng.

*Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: Là loại tín dụng mà người vay có thể hoàn trả bất cứ lúc nào khi có thu nhập.

e. Căn cứ vào nguồn gốc tín dụng

*Tín dụng trực tiếp: Là loại tín dụng trong đó ngân hàng thực hiện việc cấp tín dụng cho người vay và người vay trực tiếp thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ vay cho ngân

hàng.

*Tín dụng gián tiếp: Là loại tín dụng ngân hàng thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng thông qua việc mua lại các khế ước, chứng từ nợ từ khách hàng. Đặc điểm khác biệt của loại tín dụng này là tín dụng thương mại xuất hiện trước tín dụng ngân

*Tín dụng bằng tiền: Là hình thức cấp tín dụng mà ngân hàng trực tiếp cho khách

hàng vay tiền để đáp ứng những nhu cầu thiếu hụt về vốn trong hoạt động sản xuất kinh

doanh của khách hàng.

*Tín dụng bằng hiện vật (leasing): Là một hình thức cho vay thực hiện thông qua

việc ngân hàng mua tài sản để cung cấp cho khách hàng. Tín dụng bằng hiện vật bao gồm các hình thức:cho thuê tài chính, cho thuê hoạt động.

2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

2.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng

Theo Giáo trình Tín dụng ngân hàng (2013) của GS.TS Nguyễn Văn Tiến: “Chất

lượng tín dụng ngân hàng là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ đáp ứng yêu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng, phù hợp với chính sách tín dụng, bảo đảm an toàn và mang lại hiệu quả cho ngân hàng, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội như một tổng thể”.

Để có thể hiểu rõ hơn về chất lượng tín dụng, ta xem xét sự thể hiện chất lượng tín dụng trên các khía cạnh sau:

a. Đối với khách hàng:

Chất lượng tín dụng được thể hiện ở chỗ số tiền mà Ngân hàng cho vay phải có lãi xuất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng.

b. Đối với Ngân hàng thương mại:

Chất lượng tín dụng được thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù

hợp với thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường

kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế.

Như vậy, có thể hiểu nâng cao chất lượng tín dụng của một ngân hàng là việc một ngân hàng đồng thời vừa thực hiện mở rộng các hoạt động trong cho vay của mình nhằm thu hút tới nhiều đối tượng khách hàng hơn từ đó nới rộng thị phần trên thị trường

của ngân hàng mà vừa phải cân nhắc tới khả năng quản trị rủi ro tín dụng để làm sao cho vay có hiệu quả và phù hợp nhất với thực lực của bản thân ngân hàng đó.

2.2.2.Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng

a. Đối với nền kinh tế

Nâng cao chất lượng tín dụng nhằm huy động tối đa lượng tiền tệ tạm thời nhàn rỗi và thực hiện cho vay đầu tư phát triển nền kinh tế theo định hướng Nhà nước một cách có hiệu quả nhất. Tức là việc đầu tư tín dụng sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, giá thành hạ, kích thích tiêu dùng làm cho nền kinh tế phát triển. Đồng thời, tín dụng ngân hàng là một công cụ quan trọng

để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là công cụ để thực hiện các chủ trương chính sách về phát triển kinh tế như: Hợp lý hóa cơ cấu của nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện cuộc sống của người dân, củng cố quan hệ kinh tế đối ngoại quốc gia, đặc biệt là giải pháp vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước.

b. Đối với khách hàng

Chất lượng tín dụng là chất lượng sản phẩm tín dụng do ngân hàng cung cấp. Chất lượng tín dụng cao đồng nghĩa với việc vốn vay được cung ứng đủ về số lượng, đúng thời hạn và lãi suất hợp lý, với thời gian xét duyệt nhanh chóng, thái độ tận tình, chu đáo. Từ đó, tạo điều kiện cho khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí tiếp cận vốn, nắm bắt được cơ hội kinh doanh để đầu tư sinh lời, có nguồn thu nhập ổn định để trả nợ vay ngân hàng và tái đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

toàn và phát triển được nguồn vốn, đồng thời được tạo được uy tín để thu hút khách hàng đến gửi tiền, từ đó ngân hàng mới có đủ vốn để mở rộng hoạt động tín dụng.

Nâng cao chất lượng tín dụng cũng giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Nếu chất lượng tín dụng không được nâng cao sẽ phát sinh các khoản nợ quá hạn hoặc các khoản nợ không có khả năng thu hồi được, buộc ngân hàng phải sử dụng nguồn dự phòng rủi ro để bù đắp cho các khoản tín dụng này. Chất lượng tín dụng càng thấp thì ngân hàng càng phải trích lập và sử dụng nhiều dự phòng rủi ro mà lợi nhuận giảm, hiệu

quả kinh doanh cũng giảm theo. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng là một nhân tố tất yếu khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của bản thân các NHTM.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh TP điện biên phủ khoá luận tốt nghiệp 108 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w