Kiến nghị với ban lãnh đạo của Vietinbank

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh TP điện biên phủ khoá luận tốt nghiệp 108 (Trang 103 - 109)

- CHI NHÁNH TP.ĐIỆN BIÊN PHỦ

4.3.3. Kiến nghị với ban lãnh đạo của Vietinbank

a. Tăng cường công tác hỗ trợ chi nhánh trong phê duyệt các phương án dự án quan trọng, hỗ trợ cán bộ nhân sự, trang thiết bị công nghệ kỹ thuật.

Bản thân các chi nhánh của ngân hàng không chỉ riêng chi nhánh TP.Điện Biên Phủ đều mong muốn nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn nữa từ phía hội sở ban lãnh đạo của

Vietinbank trong công tác phê duyệt dự án lớn. Nếu có thể nhận được sự hỗ trợ này thì các chi nhánh có thể tự tin hơn trong cho vay các dự án có độ rủi ro và phức tạp hơn, và

Hiện nay các khoản đầu tư mua tài sản được cấp phát cho chi nhánh có giá trị từ 30 triệu trở lên và tổng chi phí phát sinh trên 300 triệu đều cần có sự phê duyệt của trung

ương.

b. Thực hiện thường xuyên việc thanh tra, giám sát các hoạt động tín dụng tại các chi nhánh.

Công tác thanh kiểm tra giám sát thường xuyên là nhằm đảm bảo cho hoạt động tại các chi nhánh được diễn ra một cách đồng bộ mang tính thống nhất và an toàn hơn phù hợp đảm bảo việc thực hiện đúng mục tiêu chung của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

c. Thực hiện việc nâng cấp, đổi mới và cải tiến hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ của mình theo hướng sát với các chuẩn mực và quy định quốc tế.

Tính từ thời điểm được áp dụng cho tới nay, hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín

dụng nội bộ của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế khi được sử dụng trong phạm vi toàn nội bộ các chi nhánh của ngân hàng Công thương Việt Nam. Tình trạng này nếu tiếp tục diễn ra sẽ gây ảnh hưởng

không nhỏ đến chất lượng tín dụng của toàn ngân hàng. Cho nên việc sớm có những đổi

mới và cải tiến cho hệ thống này được coi như là tiền đề để ngân hàng sớm có thể cải thiện được chất lượng trong công tác cho vay của mình, đồng thời có thể tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động trên địa bàn các tỉnh, thành phố đang có ít chi nhánh hoạt động, cho vay nhiều hơn tới các lĩnh vực ngành nghề theo định hướng của ngân hàng. Để có

Kết luận chương 4

Chương 4 được coi như là chương hoàn thiện và kết thúc cho bài khóa luận: Nâng

cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh TP.Điện Biên Phủ.

Thông qua chương 4 người viết muốn đưa được những giải pháp nhanh chóng, kịp thời và phù hợp nhất đối với chi nhánh. Có thể giải quyết được những vấn đề còn tồn tại mà chương 3 đã đặt ra.

Tất cả các biện pháp được đưa ra mới chỉ dừng lại ở những đánh giá khách quan của người viết. Cho nên việc triển khai vào thực tế có thể vẫn sẽ gặp một số những khó khăn hoặc trở ngại tiềm ẩn chưa được nói đến và có thể sẽ mất thêm một khoảng thời gian nữa để chi nhánh có thể đổi mới một cách toàn diện và nâng cao chất lượng tín dụng của mình.

KẾT LUẬN

Tín dụng được xem như là yếu tố cốt lõi trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng. Hiển nhiên, việc quan tâm và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng phù hợp là điều mà bất cứ ngân hàng nào cũng mong muốn thực hiện, duy trì và trên hết là đạt được hiệu quả như mong muốn.

Bản thân ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh TP.Điện Biên Phủ là một bộ phận của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam cũng nhận thức được điều đó. Với mục tiêu đi đầu trong các công tác phát triển kinh tế xã hội

tại địa bàn thành phố, chi nhánh luôn đặt các mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững trong đó nhiệm vụ tăng trưởng tín dụng là nhiệm vụ trọng tâm. Cho tới này, chi nhánh đã cho vay tới nhiều đối tượng khách hàng là cá nhân và tổ chức doanh nghiệp khác nhau, trong số đó có những cá nhân hoặc tổ chức có ảnh hưởng lớn tới sự nghiệp phát triển chung của thành phố. Chính vì lý do đó, ngân hàng được coi như là điểm tựa vững chắc mà các khách hàng mong muốn lựa chọn khi có nhu cầu.

Hơn nữa, với việc phát triển đội ngũ nguồn nhân lực văn minh, tác phong chuyên

nghiệp trong tiếp xúc hỗ trợ khách hàng cũng đã giúp ngân hàng tạo được bước đệm vững chắc trong công tác phát triển tín dụng của mình.

Ngoài những kết quả đã đạt được kể trên, ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh TP.Điện Biên Phủ vẫn còn gặp phải những khó khăn và trở ngại nhất định trong việc kiểm soát ứng phó với những biến động của thị trường cũng như trong công tác tín dụng của mình. Nhưng với tinh thần chủ động đương đầu khó khăn chi nhánh ngân hàng vẫn nhận thức rõ được việc cấp thiết mà bản thân chi nhánh cần phải làm để cải thiện tình hình trong thời gian tới.

Thông qua kết quả nghiên cứu của khóa luận em mong muốn chi nhánh có thể đẩy nhanh công tác khắc phục cũng như sửa chữa thiếu sót còn chưa làm được trong thời gian qua. Với nhưng bài học kinh nghiệm mà bản thân chi nhánh có được, em tin rằng chi nhánh có thể tiếp tục tồn tại và phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo là sách:

1. GS.TS.Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê,

Học viện ngân hàng.

2. NGND.PGS.TS.Tô Ngọc Hưng (2014), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Lao

động xã hội, Học viện ngân hàng.

Tài liệu tham khảo là luận văn, luận án:

1. Nguyễn Thảo Trang (2017), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng

thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Bắc Thăng Long, Luận

văn thạc

sĩ, Học viện ngân hàng.

2. Hoàng Thị Lan (2017), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương

mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Láng Hòa Lạc, Luận văn thạc sĩ, Học

viện ngân hàng.

3. Nguyễn Thu Hương (2018), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng

N ông

nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thành phố Phú Yên, Khóa luận

tốt nghiệp, Học viện ngân hàng.

4. Mai Thị Mỹ Hạnh (2018), Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại

cổ phần quốc tế Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện

ngân hàng.

2. Dịch vụ ngân hàng điện tử của Vietinbank ghi dấu ấn (2017), truy cập ngày 10 tháng

04 năm 2019, từ <https://www.vietinbank.vn/vn/tin-tuc>.

3. Vietinbank hướng tới mục tiêu mới (2019), truy cập ngày 10 tháng 04 năm

2019, từ

<http://www.vietinbank.vn/vn/tin-tuc>.

4. Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016

- 2020 (2015), truy cập ngày 10 tháng 04 năm 2019, từ <http://thoibaonganhang.vn>.

5. Tùng Lâm (2019), 10 sự kiện nổi bật nhất ngành ngân hàng 2018, truy cập ngày 10

tháng 04 năm 2019, từ <http://www.cafef.vn>.

Tài liệu tham khảo là báo cáo, văn bản nội bộ của ngân hàng:

1. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2016 - 2018), Báo cáo tổng

kết kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016 - 2018, Điện Biên Phủ.

2. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2016 - 2018), Bảng cân đối

tài khoản năm 2016 - 2018, Điện Biên Phủ.

Tài liệu tham khảo là văn bản pháp luật:

1. Ngân hàng nhà nước (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN Về việc ban hành

quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong

hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, ban hành ngày 22 tháng 04 năm 2005.

2. Ngân hàng nhà nước (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN Về việc sửa

4. Ngân hàng nhà nước (2014), Quyết định số 2/VBHN-NHNN Ban hành quy định về

phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

(Đánh giá năng lực chuyên môn, năng lực nghiên cứu của sinh viên trong quá trình làm KLTN. Đánh giá nỗ lực và hiệu quả công việc, sự thường xuyên liên lạc của sinh viên với GVHD...)

Giảng viên hướng dẫn (Ký & ghi rõ họ tên)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh TP điện biên phủ khoá luận tốt nghiệp 108 (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w