Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh TP điện biên phủ khoá luận tốt nghiệp 108 (Trang 99 - 100)

- CHI NHÁNH TP.ĐIỆN BIÊN PHỦ

4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo dựng, xây dựng và phát triển một môi trường pháp lý, xã hội ổn định để cho không chỉ nền kinh tế mà các ngân hàng có thể yên tâm trong việc hoạt động, thực thi các chính sách quyết định của mình. Để có thể làm được điều đó, kiến nghị với chính phủ cần hoàn thiện hơn nữa các quy định về mặt pháp lý và có quy định cụ thể các điều luật có liên quan đến hoạt động ngân

hàng, việc thay đổi các điều luật cần có thêm tính xác nhằm tránh gây ra sự xáo trộn liên

tránh gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các giao dịch hoặc sảm phẩm cần có các bảo đảm về tiền vay liên quan tới đất.

Việc đăng ký giao dịch bảo đảm cũng cần xem xét để có hướng đi mới trong tương lai khi mà hầu như các ngân hàng gặp trở ngại khi phải thực hiện các hoạt động liên quan đến công chứng, chứng thực, hoặc đăng ký các giao dịch liên quan đến giao dịch bảo đảm. Việc phân vùng, cấp phép đối với các tổ chức hoạt động công chứng cũng

cần có kế hoạch cụ thể. Chấn chỉnh kiểm tra và thanh lọc một số tổ chức hoạt động sai quy định hoặc kém hiệu quả,...

Tiếp tục tạo ra môi trường cởi mở và thông thoáng hơn đối với các doanh nghiệp

có quy mô vừa và nhỏ có thể tiếp cận và sử dụng đến các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Một số điều kiện mà chính phủ nên cân nhắc có giải pháp trong thời gian tới bao gồm: cơ chế bảo đảm tiền vay, biên độ giao dịch đối với các tổ chức SME,...

Chỉ thị các cơ quan chính quyền có liên quan tích cực làm việc phối hợp với các ngân hàng trong thu hồi và xử lý nợ theo đúng tinh thần các nghị quyết, quyết định của chính phủ. Bản thân chính quyền địa phương phải là cầu nối tháo gỡ khó khăn cho ngân

hàng trong công tác xử lý khoản vay.

Một trong những thị trường cũng cần được quan tâm đó là thị trường mua bán nợ, chính phủ cần tạo điều kiện để cho thị trường này có cơ hội được phát triển như: Thành lập những công ty có nhân lực chuyên sâu về xử lý tài sản đảm bảo, có đủ trình độ pháp lý nghiệp vụ mua bán nợ sẽ giúp các ngân hàng dễ ứng phó và nâng cao hiệu quả xử lý các khoản nợ xấu. Mặc dù thị trường mua bán nợ ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển tuy nhiên nếu có sự giúp đỡ từ phía chính phủ thì công tác xử lý nợ sẽ trở nên có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh TP điện biên phủ khoá luận tốt nghiệp 108 (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w