Kiến nghị với NHNN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh TP điện biên phủ khoá luận tốt nghiệp 108 (Trang 100 - 103)

- CHI NHÁNH TP.ĐIỆN BIÊN PHỦ

4.3.2. Kiến nghị với NHNN

a. Thực hiện ban hành các quy định có liên quan đến việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro sao cho cập nhập và phù hợp với thực trạng tại các ngân

hàng hoặc

ngân hàng. Nhưng ngay từ khi được thực hiện thì lại gặp một số những bất cập không đáng có. Hiện nay vẫn còn tổn tại các tổ chức tín dụng dù cho đã thực hiện phân loại nợ

theo quyết định 493 và quyết định 18 quy định khoản 6 có kết quả duy trì nợ xấu dưới 3% nhưng lại chưa có hệ thống xếp hạng tín dụng riêng cho ngân hàng. Điều này cho thấy những thiếu xót trong công tác đánh giá và phân loại nợ tại các tổ chức tín dụng trong thời điểm hiện tại.

Hiện nay các quy định tại quyết định 493 dù đã được thực hiện sửa đổi bổ sung nhưng vẫn mang tính chất chung chung, chưa thực sự đi sâu vào những vướng mắc nhằm

giải quyết tình hình hiện trạng tại các tổ chức tín dụng. Cho nên mới dẫn tới việc, một số tổ chức tín dụng xây dựng được hệ thống xếp hạng tín riêng đã trình và được NHNN chấp thuận nhưng do không có quy định bắt buộc đối với việc xây dựng nên hệ thống vẫn chưa thể tận dụng hết những lợi thế mà hệ thống này đem lại.

Ngoài ra, việc mỗi tổ chức sử dụng một phương pháp đánh giá riêng biệt đã tạo nên sự thiếu thống nhất trong quản trị rủi ro, thực hiện trích lập, phân loại và chuyển nợ.

Dẫn tới việc quản lý của các bộ chủ quan cũng gặp phải nhiều trở ngại.

Cho nên việc sớm có thểm quy định cụ thể và ban hành bổ sung là điều cần thiết ở thời điểm hiện tại nhằm thống nhất trong phương pháp, nội dung quản lý chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích lập và dự phòng rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống các ngân hàng trên cơ sở đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng

b. Tăng cường công tác cập nhập và truyền thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng thuộc NHNN (CIC).

Trung tâm tra cứu thông tin tín dụng quốc gia (CIC) được xem là như là một trong những cơ quan chủ chốt kết nối nguồn thông tin tín dụng khách hàng từ các tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam với nhau. Giờ đây thông tin CIC được coi như là thông tin không thể thiếu trong các báo cáo đề xuất cấp tín dụng tại hầu hết các ngân hàng. Bởi khả năng ảnh hưởng lớn như vậy nên ngân hàng nhà nước cần phải tiếp tục

thực hiện cập nhập và kiểm tra nhằm phục vụ cho mục đích khai thác số liệu một cách hiệu quả.

Hiện nay, thông tin tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) vẫn chưa thực

sự cụ thể. Đôi khi một số thông tin để xác định lịch sử độ tin cậy ban điều hành doanh nghiệp chưa có. Nguyên nhân là do một số các tổ chức cung cấp thông tin vẫn chưa thực

sự có ý thức thực hiện cung cấp đầy đủ chính xác, thực hiện xác thực đối với thông tin cung cấp mà đã báo cáo về CIC dẫn đến kém hiệu quả.

Vậy nên, để hướng tới mục tiêu chung là phát triển được nguồn thông tin hữu ích, là nơi khai thác số liệu đáng tin cậy từ phía các ngân hàng, cần có các biện pháp cụ thể và kịp thời. Một khi CIC được vận hành một cách hiệu quả, thì nó sẽ trở thành nguồn

cung cấp hữu ích cho các ngân hàng. Chất lượng tín dụng các ngân hàng hoặc chi nhánh

cũng vì thế mà từng bước được cải thiện.

c. Đổi mới hệ thống giám sát theo hướng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát hoạt động TCTD của NHNN và thiết lập các chuẩn mực an toàn đối

với hoạt

động tín dụng.

Hiện nay, hệ thống giám sát tín dụng của NHNN vẫn chủ yếu dựa trên sự tuân thủ các quy định, quy chế đặt ra. Trong thực tế, phương pháp này chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm soát, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của các TCTD. Tình trạng

hoạt động thiếu an toàn và chất lượng tín dụng thấp của nhiều TCTD vẫn là điều đáng quan tâm hiện nay. Ngoài những nguyên nhân do bản thân sự yếu kếm của các TCTD thì một nguyên nhân hết sức quan trọng đó là công tác quản lý kiểm tra, kiểm soát của NHNN còn chưa triệt để. Chính vì vậy, để tăng cường chất lượng giám sát hoạt động tín

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kĩ thuật, phát triển hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo đủ mạnh để hỗ trợ toàn diện cho hoạt động giám sát, đặc biệt là phần mềm giám sát

phân tích số liệu, đánh giá hoạt động của các TCTD phục vụ cho việc cảnh báo sớm của

các cơ quan giám sát, xây dựng kho dữ liệu để các cơ quan giám sát khai thác chung nhằm đảm bảo thống nhất và không gây phiền hà cho các cơ quan chịu sự giám sát.

Tăng cường cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan giám sát về phân công nhiệm vụ giám sát cụ thể theo từng lĩnh vực, chuyên ngành, việc trao đổi, cung cấp thông tin, sử dụng kết quả giám sát của các cơ quan giám sát, công tác đào tạo cán bộ nghiệp vụ...nhằm nâng cao hiệu quả giám sát, tránh sự chồng chéo hoặc bỏ sót trong việc giám sát hoạt động tài chính - ngân hàng.

d. Có những hướng dẫn cụ thể về xử lý nợ cũ một số doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp hiện đang gặp trở ngại khi vay vốn tại ngân hàng do còn chưa thực hiện xử lý nợ xấu còn tồn tại các ngân hàng. Lúc này ngân hàng nhà nước sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chỉ đạo, hướng dẫn về xử lý nợ cho các doanh nghiệp

này để các doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động đóng góp vào sự phát triển chung của

nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh TP điện biên phủ khoá luận tốt nghiệp 108 (Trang 100 - 103)