Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh TP điện biên phủ khoá luận tốt nghiệp 108 (Trang 85)

- CHI NHÁNH TP.ĐIỆN BIÊN PHỦ

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

a.Mặt hạn chế trong hoạt động tín dụng

Dù cho đã thực hiện rất nhiều biện pháp nhằm tăng cường công tác cho vay, hỗ trợ phát triển tín dụng và đã đạt được một số thành tích như đã nêu trên. Tuy nhiên, hiện

nay ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh TP.Điện Biên Phủ vẫn còn đang gặp phải một số những hạn chế chưa có thể giải quyết làm ảnh hưởng

trực tiếp đến hoạt động kinh doanh tại chi nhánh như sau:

Thứ nhất, Năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn chưa cao.

Nếu so sánh năng suất giải quyết và xử lý công việc của Vietinbank - chi nhánh TP.Điện

Biên Phủ với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống ngân hàng Vietinbank ở các thành

phố lớn như Hà Nội, TP.HCM thì con số này chưa cao. Nguyên nhân xuất phát một phần từ kinh tế tại địa phương mới đang trong giai đoạn phát triển và chưa thực sự mạnh

mẽ như các thành phố lớn khác. Cán bộ tín dụng vẫn chưa chủ động trong việc đẩy mạnh

công tác cho vay và hầu hết đều chỉ hoàn thành trung bình 85-90% chỉ tiêu đặt ra.

Thứ hai, Thị phần trên địa bàn của chi nhánh ngân hàng còn thấp, hiên qua kinh

doanh va phat triên thị phần cũng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Như đã đề cập đến trong phần thực trạng chất lượng tín dụng thì hiện nay dù vẫn đang có đà tăng trưởng về thị phần về cả hoạt động huy động và cho vay. Tuy nhiên, mức tăng này chưa thực sự tương xứng với vị thế của ngân hàng ở thời điểm hiện tại.

Thứ ba, Công tác nhận diện sớm rủi ro vẫn chưa đem lại những hiệu quả rõ rệt.

Bản thân chi nhánh ngân hàng khi tổ chức bổ máy nhằm hoàn thiện công tác nhận diện sớm rủi ro mong muốn có thể hạn chế tối đa tổn thất mang lại cho ngân hàng. Tuy nhiên

cho đến nay công tác vẫn chưa đem lại những kết quả mong đợi dành cho ngân hàng. 64

nhánh TP.Điện Biên Phủ mà một vài chi nhánh khác trong mạng lưới hoạt động của Vietinbank vẫn chưa thực sự hiểu rõ tầm quan trọng quản lý chất lượng bộ máy ở thời điểm hiện tại. Đây là điều mà ngân hàng cần quan tâm hơn và sớm khắc phục trong thời

gian tới.

b.Nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Vietinbank - chi nhánh TP. Điện Biên Phủ.

Cùng với những hạn chế đã trình bày như ở trên thì có thể đưa ra một số nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh TP.Điện Biên Phủ như sau:

Thứ nhất, Công tác thúc đẩy bán tại các phòng tổ còn hạn chế. Bản thân các

phòng ban mới chỉ dừng lại ở việc nỗ lực hoàn thành mục tiêu mà ngân hàng đề ra chứ chưa theo sát, tìm kiếm chủ động phát triển khách hàng tại địa bàn. Đây được coi như là yếu điểm lớn nhất cũng như là trở ngại để chi nhánh ngân hàng phát triển. Việc chủ động tìm kiếm khách hàng sẽ giúp chi nhánh dễ dàng kiểm soát thông tin từ phía khách hàng ngay từ khi mới chỉ ở mức tiềm năng cho đến khi trở thành khách hàng chính thức,

điều này sẽ giúp giảm bớt rủi ro trong cho vay một cách đáng kể.

Thứ hai, Việc thu hồi nợ xấu còn chậm chưa đạt yêu cầu. Hiện nay, cán bộ tín

dụng mới chỉ làm tốt phần việc là hỗ trợ khách hàng, tham vấn giúp khách hàng vượt qua tình hình tài chính khó khăn, động viên tìm kiếm các nguồn trả nợ cho ngân hàng. Đây vẫn chưa phải là nhóm hành động quyết liệt mà phía ngân hàng có thể đưa ra nhằm

thu hồi và hạn chế các khoản vay, khoản nợ xấu, nợ quá hạn. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí cán bộ thu hồi khoản vay, làm ảnh hưởng đến thời gian thu hồi nợ cũng như làm ảnh hưởng đến các khoản chi phí duy trì dự phòng rủi ro cho các khoản nợ này.

Thu hồi được nợ xấu cũng đồng nghĩa ngân hàng có thể có thêm được nguồn lực để phát

hàng công thương Việt Nam triển khai 12 lượt theo các chuyên đề, chủ yếu tập trung vào các nghiệp vụ chính của chi nhánh chưa có những buổi kiểm tra đột xuất mang tính chất phát hiện kịp thời sai thời xử lý sai sót trong quá trình cho vay của cán bộ tín dụng.

Việc để hở ra lỗ hổng trong khâu quản trị rủi ro sẽ khiến cho ngân hàng gặp nhiều rủi ro

hơn trong kiểm soát chất lượng của từng khoản vay đang hiện hữu từ đó dẫn tới nợ xấu và hoạt động tín dụng kém hiệu quả.

Thứ tư, Năng lực tài chính cũng như năng lực quản trị của nhiều doanh nghiệp

nhỏ và vừa, doanh nghiệp mới thành lập còn hạn chế. Không chỉ xuất phát nguyên nhân

từ phía ngân hàng mà từ phía khách hàng đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng chưa thực sự đủ năng lực tài chính cũng như khả năng quản trị theo tiêu chí mà ngân hàng đặt ra. Tiêu chí về tài sản đảm bảo có thể là trở ngại lớn nhất cho doanh nghiệp khi muốn đi vay tại chi nhánh ngân hàng. Thêm vào đó, việc tổ chức bộ máy quản lý còn tương đối sơ khai, chưa thực sự chuyên môn hóa thành nhiều bộ phận là rào

cản khiến nhiều cán bộ tín dụng có tâm lý e dè khi cho vay đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp này. Chính vì vậy việc phải có những biện pháp tuyên truyền hỗ trợ

Kết luận chương 3

Mở đầu chương 3 của khóa luận đã trình bày khái quát về một số thông tin như: Qúa trình hình thành và phát triển, sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự tại chi nhánh ngân hàng mà người viết thực tập đó là ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh TP.Điện Biên Phủ. Để người đọc có được những hình dung ban đầu về quy mô cũng như lĩnh vực hoạt động của đối tượng được nghiên cứu.

Tiếp đó trình bày một số những kết quả hoạt động kinh doanh như: Hoạt động huy động vốn, hoạt động ngân hàng điện từ và một số hoạt động khác, cơ cấu thu nhập và chi phí tại chi nhánh. Qua đó, chỉ ra một số thành tích mà ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh TP.Điện Biên Phủ đã đạt được và là bước đệm để đi sâu vào phân tích chất lượng tín dụng của chi nhánh ngân hàng.

Trọng tâm của phần 3 là đi nghiên cứu một số các nhân tố đã và đang ảnh hưởng

đến chất lượng tín dụng tại chi nhánh như: dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro, hiệu suất sử dụng vốn (H1), chất lượng cán bộ tín dụng và hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng đang được sử dụng. Từ đó, đưa ra những đánh giá và nhận xét khách quan trên quan điểm của người viết về những mặt đã làm được và những mặt hạn chế còn tồn tại trong công tác cho vay tại chi nhánh. Đối với hạn chế thì đưa ra nguyên nhân chính xác có liên kết logic với mặt hạn chế còn tồn tại.

Tóm lại, thông qua chương 3: Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh TP.Điện Biên Phủ người viết muốn một lần nữa phân tích các yếu tố tác động đến chất lượng tín dụng ngân hàng (bao

gồm cả mặt định tính và định lượng) dựa trên số liệu và hiện trạng của một chi nhánh ngân hàng cụ thể. Và từ những phân tích đánh giá đó tạo tiền đề cho việc đưa ra các giải

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH TP.ĐIỆN BIÊN PHỦ

4.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG

TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TP.ĐIỆN BIÊN PHỦ

4.1.1. Định hướng phát triển tín dụng chung của Vietinbank

Năm 2018, hoạt động kinh doanh của VietinBank tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Theo báo cáo tài chính hợp nhất mới nhất được công bố của ngân hàng, quy mô tín dụng và cho vay đối nền kinh tế tính đến hết tháng 12 năm 2018 đạt gần 865 nghìn tỷ đồng, con số này đã tăng 9,4% so cùng kỳ năm 2017. Thêm vào đó, tiền gửi khách hàng đạt 826 ngàn tỷ đồng tăng 9,7% so với thời điểm cuối năm 2017; cơ cấu thu

nhập hoạt động tiếp tục có sự chuyển dịch và đang dần có những chuyển biến tích cực. Trong đó, thu nhập thuần từ cung cấp các hoạt động dịch vụ tính riêng 2018 đạt gần 3 nghìn tỷ đồng tăng 49,3% so với thời điểm cuối năm 2017. Đây được coi như là dấu mốc quan trọng để ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam có nguồn lực

tài chính cần thiết triển khai phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu ngay khi có quyết định phê duyệt của cơ quan quản lý vào cuối năm 2018.

Ngoài ra, ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam cũng đang gấp rút và khẩn trương áp dụng các chuẩn mực theo chuẩn mực Basel II, nhằm thay đổi và cải tiến các tiêu chuẩn về chất lượng tín dụng theo hướng gần hơn với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế; cơ cấu lại một bộ phận nợ đang có dấu hiệu chuyển nhóm cao hơn khiến ngân hàng tăng lên về chi phí trích lập dự phòng rủi ro và giảm lãi dự thu cũng đang được xem xét và có chính sách để kiểm soát trong thời gian tới. Cụ thể, tổng thu nhập lãi của riêng quý IV năm 2018 của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đạt 18.820 tỷ đồng tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2017, tuy nhiên do thực hiện ngay việc chuyển nhóm nợ một số khách hàng trong tháng 12/2018 làm chi phí

7,5 nghìn tỷ đồng để xử lý thoái lãi dự thu trong quý IV, tuy nhiên VietinBank vẫn đảm bảo lợi nhuận cả năm đạt 6.742 tỷ đồng, hoàn thành 101% kế hoạch ĐHĐCĐ phê duyệt.

Việc cơ cấu lại đối với hoạt động tại ngân hàng cũng đã được ban lãnh đạo ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam xem xét đến và đặt mục tiêu phát triển

hiệu quả, an toàn, bền vững trong năm 2019. Các kết quả lợi nhuận qúy IV và lợi nhuận

cả năm 2018 như nêu trên đã nằm trong kế hoạch của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam và đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông ngày 08 tháng 12 năm 2018 vừa qua.

Hiện nay, ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đang chủ động tích cực và quyết liệt triển khai phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu, điều này có tác động làm ảnh hưởng lợi nhuận trong ngắn hạn, nhưng là công việc cần thiết để nâng

cao chất lượng tài sản, chất lượng danh mục tín dụng, tạo nền tảng phát triển bền vững cho ngân hàng, phát triển phù hợp với các thông lệ tốt của quốc tế; chủ động và hội nhập

quốc tế thành công.

Định hướng hoạt động năm 2019, VietinBank tập trung vào các vấn đề như sau:

Thứ nhất, Cải thiện và duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý đối với các chỉ tiêu tài

chính cơ bản. Gắn việc tăng trưởng đi đôi với công tác quản lý tốt chất lượng chất lượng.

Thứ hai, Tăng cường thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm thu hồi nợ xấu, nợ

khó thu hồi, nợ bán cho công ty quản lý tài sản (VAMC).

Thứ ba, Đa dạng hóa rổ hàng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ của ngân hàng

theo hướng sửa đổi, hoàn thiện và hiện đại hơn so với trước. Trong đó trọng tâm ưu tiên

phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm tăng thu ngoài lãi từ đó giúp chuyển dịch cơ cấu thu nhập theo hướng tăng thu ngoài lãi.

phê duyệt. Một khi được thông qua, phương án tăng vốn tự có sẽ giúp cho Vietinbank có thêm nguồn lực lớn để hỗ trợ phát triển mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh, đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn tín dụng cho toàn nền kinh tế, cung ứng các giải pháp đáp ứng nhu cầu về vốn và dịch vụ tài chính ngân hàng cho nền kinh tế.

Theo đó việc thực hiện đồng bộ các giải pháp kể trên sẽ giúp cho ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam dự kiến trong năm 2019 đạt được một số kết quả sau:

Thứ nhất, Dư nợ tín dụng tăng trưởng tối thiểu 6 - 8%.

Thứ hai, Nguồn vốn huy động tăng trưởng phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Thứ ba, Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 2%.

Thứ tư, Lợi nhuận dự kiến đạt 9.500 tỷ đồng ( dự kiến tăng 41% so với năm

2018).

Thứ năm, Tỷ lệ sinh lời ROE ở mức 10 -13% và đảm bảo cho quyền lợi và lợi

ích của cổ đông.

4.1.2. Định hướng phát triển tín dụng của chi nhánh TP.Điện Biên Phủ

Dựa trên định hướng chung của ngân hàng cổ phân Công thương Việt Nam như đã nêu ở trên và khả năng triển khai phương hướng nhiệm vụ trong các năm vừa qua chi

nhánh ngân hàng cũng đưa ra một số định hướng phát triển tín dụng trong năm 2019 như sau:

Thứ nhất, Tăng trưởng nguồn vốn huy động cuối kỳ tăng trưởng tối thiểu 12%.

Việc tăng trưởng nguồn vốn sẽ được cơ cấu hợp lý hơn để có thể phân bổ nguồn lực một

cách hiệu quả nhằm khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi từ phía người dân tại địa bàn tỉnh và thành phố. Ngoài ra, việc tăng trưởng nguồn vốn huy động vẫn sẽ tiếp tục gắn với yếu tố an toàn, ít rủi ro đảm bảo khả năng sinh lời cho ngân hàng, và đủ khả năng để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác, đáp ứng đủ yêu cầu về vốn sẵn có cho phép

Thứ hai, Dư nợ cho vay cuối kỳ tăng trưởng tối thiểu 8%. Các hoạt động giám

sát, quản lý và phân công nhiệm vụ cho vay tại chi nhánh sẽ tiếp tục được triển khai và phân bổ cụ thể tới từng cán bộ tín dụng trong năm 2019 nhằm đảm bảo khả năng sử dụng vốn hiệu quả. Đẩy mạnh cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ... .theo định hướng của ban lãnh đạo Vietinbank.

Thứ ba, Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%. Với những gì mà chi nhánh đã làm

được

trong giai đoạn 2016-2018 đó là giảm tỷ lệ nợ xấu từ 2,13% xuống chỉ còn 0,62% thì ngân hàng hoàn toàn cơ sở để tiếp tục duy trì hoạt động quản lý như hiện tại nhằm đưa tỷ lệ này ở mức thấp hơn nữa trong thời gian tới.

Thứ tư, Lợi nhuận trước thuế đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch được ngân hàng cổ

phần Công thương Việt Nam giao. Trong năm 2018 chi nhánh cũng đã thực hiện được mục tiêu này với tổng lợi nhuận trước thuế năm đạt: 51.476 triệu. trong đó lợi nhuận từ Hoạt động kinh doanh: 46.138 triệu, thu từ xử lý rủi ro là 5.338 triệu đồng. Với những con số đáng ghi nhận này, ngân hàng mong muốn sẽ tiếp tục có thể duy trì mức lợi nhuận

tăng cao trong các năm tiếp theo đúng như mục tiêu kế hoạch chung do tổng giám đốc ngân hàng Công thương Việt nam phát động.

Thứ năm, Thực hiện tốt các chỉ tiêu khác do ngân hàng cổ phần Công thương

Việt Nam giao và đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho cán bộ viên chức theo quy định của Ngành. Không chỉ đóng góp vào việc nâng cao hoạt động ngân hàng tại địa phương, ngân hàng còn đang giải quyết công ăn việc làm cho hơn 69 cán bộ đang làm việc tại chi nhánh. Hoạt động kinh doanh trong năm 2018 gặp không ít khó khăn thách thức, tuy nhiên với những chủ chương đúng đắn, những giải pháp hữu hiệu và tổ chức

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh TP điện biên phủ khoá luận tốt nghiệp 108 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w