Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 115 (Trang 26)

1.3.4.1. Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

a) Môi truờng chính trị- pháp luật

Hoạt động ngân hàng chịu ảnh huởng của hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về tài chính - ngân hàng. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, ổn định sẽ giúp cho cả doanh nghiệp và ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, nâng cao chất luợng tín dụng. Ngoài ra, chính trị của mỗi quốc gia càng ổn định, hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp càng có điều kiện tập trung đầu tu phát triển.

b) Môi truờng kinh tế

Nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện luu thông hàng hóa, làm cho hoạt động tín dụng trở nên thuận lợi, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Đây là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng, nâng cao chất luợng cho vay, đảm bảo an toàn vốn và thu đuợc lợi nhuận cao. Nguợc lại, khi nền kinh tế bất ổn, kém phát triển sẽ kìm hãm hoạt động của doanh nghiệp, từ đó việc mở rộng tín dụng của các ngân hàng gặp khó khăn.

c) Môi truờng khoa học- công nghệ

Hoạt động ngân hàng không thể tách rời với sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin. Nhờ khoa học, công nghệ hiện đại, ngân hàng đã tạo ra nhiều sản phẩm mới cho khách hàng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Với công nghệ hiện đại đã cho phép ngân hàng tiến hành rút ngắn thời gian giao dịch, thực hiện giao dịch một cửa,... đã đem

đến sự thuận tiện cho khách hàng, thu hút nhiều khách hàng đến với ngân hàng. d) Môi truờng văn hóa- xã hội

Môi truờng văn hóa- xã hội tạo nên thói quen, tâm lý.. của khách hàng. Khi trình độ dân trí còn chua cao, điều kiện sống khó khăn dẫn đến chua hiểu đúng bản chất của hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng.

1.3.4.2. Nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô

a) về phía khách hàng

Các ngân hàng luôn tìm cách giảm thiểu rủi ro tín dụng, tuy nhiên vẫn gặp phải các rủi ro từ phía khách hàng mà ngân hàng không thể quản lý, tính toán hết đuợc.

- Vốn và khả năng tài chính của doanh nghiệp: là nền tảng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nguồn vốn, ít phụ thuộc vào vay vốn ngân hàng sẽ ít gặp phải rủi ro hơn trong truờng hợp dự án gặp nhiều khó khăn và chủ đầu tu phải sử dụng vốn chủ sở hữu để trả nợ ngân hàng. Khả năng hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng đối với các khách hàng có năng lực tài chính tốt, lành mạnh là rất cao. Tỷ trọng vốn tự có của doanh nghiệp cao còn có tác dụng nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện phuơng án nhằm hạn chế rủi ro cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.

- Kinh nghiệm, khả năng quản lý của ban lãnh đạo: Khả năng quản lý tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để trả nợ ngân hàng đầy đủ, đúng hạn.

- Lịch sử quan hệ tín dụng: Quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng dựa trên sự tin tuởng lẫn nhau. Khi hai bên có mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp thì ngân hàng có thể nắm đuợc khả năng trả nợ của khách hàng, tin tuởng khách hàng.

- Tính khả thi của dự án sản xuất kinh doanh: Tính khả thi thể hiện ở việc dự án đáp ứng đuợc nhu cầu thị truờng, phù hợp chiến luợc phát triển của DN, của ngành, của Nhà nuớc, ngoài ra DN phải có khả năng đáp ứng các yêu cầu của dự án. Dự án có khả thi thì mới đảm bảo đuợc khả năng sinh lời, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

b) Về phía ngân hàng

- Chính sách tín dụng: Tùy theo từng thời kỳ mà mỗi ngân hàng có những chính sách tín dụng khác nhau. Chính sách tín dụng đúng đắn sẽ giúp chọn lựa đuợc những khách hàng tốt, có khả năng tạo ra lợi nhuận từ vốn đi vay.

- Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng nhằm đảm bảo sự an toàn vốn và nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Quy trình tín dụng bao gồm nhiều khâu, từ khâu chuẩn bị cho vay đến khi nợ đuợc thu hồi hết. Không thể bỏ qua hoặc tập trung vào một hay một số buớc nào đó trong quy trình vì tầm quan trọng của chúng là nhu nhau. Quy trình tín dụng là cơ sở để ngân hàng kiểm soát tiến trình cấp tín dụng và điều chỉnh chính sách tín dụng phù hợp với từng đối tuợng khách hàng. Việc thực hiện

đúng, đảm bảo các nguyên tắc cho vay, quy trình tín dụng nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng, thực hiện đúng quy định, chính sách của nhà nuớc trong từng thời kỳ. Các ngân hàng tuân thủ nghiêm quy trình thuờng có ít nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng hơn những ngân hàng còn lại.

- Uy tín của ngân hàng trong nền kinh tế, khách hàng hài lòng với các sản phẩm, dịch vụ. Các doanh nghiệp tìm đến nguồn vốn ngân hàng nhằm mục đích bổ sung vốn luu động, thực hiện đầu tu. Với sự tu vấn, huớng dẫn nhiệt tình của các CBTD, sự đơn giản trong thủ tục, sự hỗ trợ uu đãi về quy mô, lãi suất, phí, thời gian,... sẽ tạo thuận lợi cho khách hàng, góp phần mở rộng hoạt động tín dụng.

- Trình độ cán bộ, công nhân viên ngân hàng: Trong hoạt động tín dụng, cán bộ ngân hàng là nguời trực tiếp tham gia vào một hoặc một số khâu trong quá trình cho vay. Vì vậy, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp ảnh huởng không nhỏ đến chất luợng khoản cho vay. Với trình độ chuyên môn vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, các cán bộ ngân hàng sẽ đánh giá khách hàng một cách khách quan nhất, đánh giá khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng. Trình độ chuyên môn của các cán bộ ngân hàng, khả năng ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong quá trình cung cấp tín dụng nhằm rút ngắn thời gian nhung vẫn đảm bảo khả năng sinh lời và hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Việc cán bộ ngân hàng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao kết hợp với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại góp phần tăng năng suất, tăng chất luợng tín dụng, đồng thời tạo hình ảnh chuyên nghiệp đối với khách hàng.

- Thông tin tín dụng: Trong cạnh tranh, bên nào nắm đuợc nhiều thông tin, thông tin

chất luợng hơn thì bên đó sẽ có khả năng giành chiến thắng lớn hơn. Thông tin càng đầy

đủ, càng chất luợng, chính xác, kịp thời và đuợc tổng hợp từ nhiều nguồn uy tín thì càng

tạo điều kiện thuận lợi giúp ngân hàng đảm bảo chất luợng khoản tín dụng của mình. - Kiểm soát nội bộ: Kiểm soát nội bộ giúp ban lãnh đạo ngân hàng nắm đuợc tình hình hoạt động, những thuận lợi hay khó khăn trong việc chấp hành quy định pháp luật, những chính sách của khách hàng. Công tác kiểm soát nội bộ càng chặt chẽ, càng thuờng xuyên sẽ giúp hoạt động tín dụng đi đúng huớng, thực hiện đầy đủ chính sách và quy trình tín dụng.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI. 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Quân đội (tên tiếng anh: Military Commercial Joint Stock Bank) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0054/NH-GP do Thống đốc NHNN Việt Nam cấp ngày 14 tháng 9 năm 1994 và quyết định số 00374/GP-UB của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Ngày 4 tháng 11 năm 1994, MB chính thức đi vào hoạt động với mục tiêu hỗ trợ cho các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế. Số vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng - rất thấp so với quy mô của các ngân hàng khác tại thời điểm đó và chỉ với 25 cán bộ nhân viên. Chỉ 3 năm sau thời điểm thành lập, MB trở thành ngân hàng duy nhất có lợi nhuận trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 20-30% trong năm tiếp theo.

Trong giai đoạn 1995-2002, MB mở rộng quy mô phát triển bằng việc trở thành thành viên của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (1997), mua lại khách sạn Asean với khuôn viên gần 10.000 m2 (1999), Thành lập phòng nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ (1999). Đến năm 2000, nhận quyết định thành lập Công ty chứng khoán Thăng Long- Tiền thân của MBS ngày nay và thành lập Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản vào năm 2002. Đó là những dấu mốc đặt nền móng cho mô hình quản lý theo định hướng tập đoàn tài chính đa năng và hiện đại. Trong giai đoạn này, MB đã phát triển mạnh mẽ,

không ngừng để trở thành tổ chức tài chính có thể đáp ứng nhu cầu của hầu hết các phân

khúc khách hàng tại Việt Nam, trở thành ngân hàng thuận tiện cho khách hàng.

Giai đoạn 2003 - 2008, MB bắt đầu kế hoạch cải tổ để phát triển toàn diện, mở rộng thị trường và thúc đẩy phát triển nhanh. Với các sự kiện tiêu biểu như: Trở thành ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phần thông qua bán đấu giá ra công chúng với tổng mệnh giá là 20 tỷ đồng vào năm 2004, Ký kết thỏa thuận hợp tác ba bên với Viettel, hợp tác với Citibank (2005) để xây dựng cơ sở phát triển các sản phẩm - dịch vụ tài chính có hàm lượng công nghệ cao. Đặc biệt, trên đà phát triển mạnh mẽ, MB tăng vốn điều lệ thành công lên mức 5,300 tỷ đồng (năm 2009). Việc thành lập chi nhánh đầu tiên tại Lào vào ngày 30/12/2010 đã ghi dấu ấn cho sự phát triển ra ngoài phạm vi

Năm 2011, MB bắt đầu giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển 2011-2015 với mục tiêu chiến lược đứng trong top 3 NHTMCP tại Việt Nam, đạt tốc độ tăng trưởng năm gấp 1,5-2 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành ngân hàng. Năm 2011, MB thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM, mở rộng hoạt động tại thị trường nước ngoài bằng việc thành lập thêm chi nhánh tại Campuchia.

Vị thế của MB trong ngành Ngân hàng: MB được biết đến là một trong các NHTM cổ phần hàng đầu Việt Nam với sự phát triển vững vàng, ổn định. Vị thế của MB trong

những năm qua luôn được đánh giá cao thông qua các giải thưởng và luôn được Ngân hàng nhà nước xếp loại A nhiều năm liền. Liên tục các năm, MB giữ đầu bảng về lợi nhuận kinh doanh, hiệu quả hoạt động so với các ngân hàng không do nhà nước nắm cổ

phần chi phối, được đánh giá là ngân hàng lớn thứ năm tại Việt Nam hiện nay.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản trị

Cơ cấu tổ chức và quản trị của Ngân hàng Quân đội gồm có: - Hội đồng quản trị

- Ban điều hành

- Bộ máy giúp việc bao gồm cả bộ máy kiểm soát nội bộ. - Các đơn vị thành viên

Chỉ tiêu 2013 _________2014__________ ________2015_________ Giá trị Giá trị Tốc độ tăng trưởng so với năm trước Giá trị Tốc độ tăng trưởng so với năm trước

Tiền gửi và vay từ chính

0 0 0% 1,412 -

Tiền gửi và vay các TCTD khác

21,423 4,604 -365% 7,509 63%

Tiền gửi của khách 136,089 167,609 23% 181,565 8% ^

Phát hành GTCG 2,000 2,000 0% 2,450 22.5%

Vốn tài trợ, ủy thác đầu

tư___________________ 178 225 26% 318 41%

______Tổng cộng_______159,690 174,438 9% 193,254 10,8%

2.1.3. Tình hình hoạt động chung của MB

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các NHTM để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Nhận biết được tầm quan trọng đó, trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2015, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã tích cực sử dụng đồng bộ và linh hoạt nhiều giải pháp nhằm tạo sự ổn định trong việc thu hút các nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh, xác định công tác huy động vốn là mục tiêu ưu tiên và là mặt trận hàng đầu trong hoạt động kinh doanh.

MB nỗ lực triển khai các chiến lược huy động vốn cho giai đoạn này như sau: - Đa dạng hóa nguồn vốn huy động và tăng dần sự ổn định của nguồn vốn này. - Điều hành chính sách lãi suất linh hoạt theo tình hình thị trường, tốc độ phát triển kinh tế để thu hút khách hàng gửi tiền, chủ động tìm kiếm các nguồn vốn có mức lãi suất thấp, hợp lý, kết hợp nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt đồng thời thực hiện đúng, đủ các chỉ đạo về huy động vốn của NHNN trong từng thời kỳ.

- Phát triển các sản phẩm huy động vốn đa dạng, hoàn thiện hệ thống sản phẩm dịch vụ theo hướng tăng tiện ích.

- Đẩy mạnh công tác tiếp thị, vận dụng tốt các quan hệ công chúng, chú trọng phát triển huy động vốn từ các khách hàng mới.

Nhờ những nỗ lực đó, trong giai đoạn 2013 - 2015, MB đã đạt được nhiều thành tích trong công tác huy động vốn, huy động từ nhiều nguồn khác nhau, với các tỷ trọng khác nhau:

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của MB giai đoạn 2013-2015

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tổ chức kinh tế 86,057 101,364 108,576

Cá nhân 50,031 66,245 72,989

Tổng 136,088 167,609 181,565

Nguồn: Báo cáo thường niên của MB 2013-2015

Mặc dù trong giai đoạn này có nhiều khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, các NHTM cạnh tranh gay gắt trong mọi hoạt động, đặc biệt trong hoạt động huy động vốn, tuy nhiên tổng vốn huy động của MB vẫn đang trên đà tăng. Đây là giai đoạn ghi nhận những nỗ lực mạnh mẽ của MB trong việc tăng trưởng huy động vốn thông qua việc thực hiện các biện pháp Marketing, chiến lược sản phẩm và chiến lược khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, đem đến sự hài lòng cho khách hàng: Năm 2014, tổng huy động vốn là 174,438 tỷ đồng (tăng 9% so với năm 2013), năm 2015 là 193,254 tỷ đồng (tăng 10,8% so với năm 2014).

Tiền gửi của khách hàng vẫn chiếm vai trò chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động với tỷ trọng luôn trên 85% trong 3 năm, đặc biệt năm 2014 chiếm 96% tổng nguồn vốn huy động. Và khoản mục này tăng trưởng đều qua các năm, năm 2014 tăng 23% so với năm 2013, năm 2015 tăng nhẹ 8% so với năm 2014 là nhờ vào việc đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ. Đây là nhân tố chính thúc đẩy mở rộng quy mô huy động vốn.

Nhìn chung, hoạt động huy động vốn của MB trong giai đoạn này luôn tăng trưởng ổn định, đạt kế hoạch đặt ra của đại hội đồng cổ đông, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh khoản.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tiền gửi theo thành phần kinh tế 2013-2015

(Nguồn: Tổng hợp và phân tích từ BCTC MB năm 2013-2015)

Trong giai đoạn này, tỷ trọng cơ cấu tiền gửi theo thành phần kinh tế có sự thay đổi không đáng kể. Trong đó, tỷ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn hơn nhưng đang có xu hướng giảm nhẹ từ 63.2% vào năm 2013 xuống 60.5% vào năm 2014, đến năm 2015 tỷ trọng này chỉ là 59.8%. Tỷ trọng tiền gửi cá nhân tăng từ 36.8% (năm 2013) lên 40.2% (năm 2015) nhờ vào việc MB triển khai hàng loạt các tiện ích và sản phẩm cho khách hàng cá nhân và đang nhận được sự tin tưởng ngày càng cao của đối tượng này. Xét theo giá trị tuyệt đối thì tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân đều tăng mạnh qua các năm.

Bảng 2.2: Tiền gửi theo thành phần kinh tế 2013-2015

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 115 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w