2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các NHTM để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Nhận biết được tầm quan trọng đó, trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2015, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã tích cực sử dụng đồng bộ và linh hoạt nhiều giải pháp nhằm tạo sự ổn định trong việc thu hút các nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh, xác định công tác huy động vốn là mục tiêu ưu tiên và là mặt trận hàng đầu trong hoạt động kinh doanh.
MB nỗ lực triển khai các chiến lược huy động vốn cho giai đoạn này như sau: - Đa dạng hóa nguồn vốn huy động và tăng dần sự ổn định của nguồn vốn này. - Điều hành chính sách lãi suất linh hoạt theo tình hình thị trường, tốc độ phát triển kinh tế để thu hút khách hàng gửi tiền, chủ động tìm kiếm các nguồn vốn có mức lãi suất thấp, hợp lý, kết hợp nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt đồng thời thực hiện đúng, đủ các chỉ đạo về huy động vốn của NHNN trong từng thời kỳ.
- Phát triển các sản phẩm huy động vốn đa dạng, hoàn thiện hệ thống sản phẩm dịch vụ theo hướng tăng tiện ích.
- Đẩy mạnh công tác tiếp thị, vận dụng tốt các quan hệ công chúng, chú trọng phát triển huy động vốn từ các khách hàng mới.
Nhờ những nỗ lực đó, trong giai đoạn 2013 - 2015, MB đã đạt được nhiều thành tích trong công tác huy động vốn, huy động từ nhiều nguồn khác nhau, với các tỷ trọng khác nhau:
Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của MB giai đoạn 2013-2015
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tổ chức kinh tế 86,057 101,364 108,576
Cá nhân 50,031 66,245 72,989
Tổng 136,088 167,609 181,565
Nguồn: Báo cáo thường niên của MB 2013-2015
Mặc dù trong giai đoạn này có nhiều khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, các NHTM cạnh tranh gay gắt trong mọi hoạt động, đặc biệt trong hoạt động huy động vốn, tuy nhiên tổng vốn huy động của MB vẫn đang trên đà tăng. Đây là giai đoạn ghi nhận những nỗ lực mạnh mẽ của MB trong việc tăng trưởng huy động vốn thông qua việc thực hiện các biện pháp Marketing, chiến lược sản phẩm và chiến lược khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, đem đến sự hài lòng cho khách hàng: Năm 2014, tổng huy động vốn là 174,438 tỷ đồng (tăng 9% so với năm 2013), năm 2015 là 193,254 tỷ đồng (tăng 10,8% so với năm 2014).
Tiền gửi của khách hàng vẫn chiếm vai trò chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động với tỷ trọng luôn trên 85% trong 3 năm, đặc biệt năm 2014 chiếm 96% tổng nguồn vốn huy động. Và khoản mục này tăng trưởng đều qua các năm, năm 2014 tăng 23% so với năm 2013, năm 2015 tăng nhẹ 8% so với năm 2014 là nhờ vào việc đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ. Đây là nhân tố chính thúc đẩy mở rộng quy mô huy động vốn.
Nhìn chung, hoạt động huy động vốn của MB trong giai đoạn này luôn tăng trưởng ổn định, đạt kế hoạch đặt ra của đại hội đồng cổ đông, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh khoản.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tiền gửi theo thành phần kinh tế 2013-2015
(Nguồn: Tổng hợp và phân tích từ BCTC MB năm 2013-2015)
Trong giai đoạn này, tỷ trọng cơ cấu tiền gửi theo thành phần kinh tế có sự thay đổi không đáng kể. Trong đó, tỷ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn hơn nhưng đang có xu hướng giảm nhẹ từ 63.2% vào năm 2013 xuống 60.5% vào năm 2014, đến năm 2015 tỷ trọng này chỉ là 59.8%. Tỷ trọng tiền gửi cá nhân tăng từ 36.8% (năm 2013) lên 40.2% (năm 2015) nhờ vào việc MB triển khai hàng loạt các tiện ích và sản phẩm cho khách hàng cá nhân và đang nhận được sự tin tưởng ngày càng cao của đối tượng này. Xét theo giá trị tuyệt đối thì tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân đều tăng mạnh qua các năm.
Bảng 2.2: Tiền gửi theo thành phần kinh tế 2013-2015
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Ngắn hạn 63,665 72.6 % 62,16 7 61.8% 62,311 51.3% Trung hạn 12,397 14.1 % 218,71 18.6% 622,88 18.9% Dài hạn 11,216 12.8 % 18,69 9 18.6% 33,75 8 27.8% Các hợp đồng Repo, hỗ trợ
tài chính và ứng truớc cho khách hàng
465 0.5% 991 1% 1,393 2%
Tổng cộng 87,743 100% 100,569 100% 121,348 100%
Cơ cấu theo loại tiền gửi thì nội tệ là loại tiền chủ yếu trong hoạt động huy động
vốn với tỷ trọng qua các năm đều trên 80% (năm 2013: 80.6%, năm 2014: 87%, năm 2015: 81.5%).
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền giai đoạn 2013-2015
(Nguồn: Tổng hợp và phân tích từ BCTC MB năm 2013-2015)
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu tiền gửi theo loại hình tiền gửi giai đoạn 2013-2015
■Tiền gửi không kỳ hạn ■ Tiền gửi có kỳ hạn ■Tiền gửi vốn chuyên dụng ■ Tiền ký quỹ
(Nguồn: Tổng hợp và phân tích từ BCTC MB năm 2013-2015)
Tiền gửi theo loại hình tiền gửi gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi vốn chuyên dụng, tiền ký quỹ. Trong đó tại Ngân hàng Quân đội tập trung chủ yếu ở tiền gửi có kỳ hạn, đều chiếm trên 50% qua các năm, tiền gửi vốn chuyên dụng chiếm tỷ trọng rất nhỏ và đang có xu huớng giảm (Năm 2013 là 0.9%, Năm 2014 là 0.7% và năm 2015 là 0.4%).
2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn
Cùng với hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn. Hoạt động tín dụng là hoạt động tạo ra nhiều lợi nhuận cho các Ngân hàng nói chung và MB nói riêng. MB là một trong những ngân hàng có thị phần du nợ lớn tại Việt Nam.
a) Quy mô và tốc độ tăng truởng tín dụng
Tốc độ tăng truởng du nợ bình quân MB giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 20.3% gấp 1,5 lần so với bình quân ngành uớc đạt 13%, đạt mục tiêu chiến luợc.
Giai đoạn 2013-2015, MB đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát tốc độ tăng truởng tín dụng. Du nợ tín dụng tại ngày 31/12/2015 tăng truởng 20.7% so với thời điểm 31/12/2014. Tăng truởng tín dụng đuợc MB kiểm soát chặt chẽ gắn với nâng cao chất luợng tín dụng, kiểm soát theo đúng chỉ đạo kế hoạch tăng truởng tín dụng của MB và chỉ đạo của NHNN. Giai đoạn này, MB triển khai thành công các gói cho vay uu đãi về lãi suất, đặc biệt cho vay uu đãi VND các DNVVN.
Cho vay tăng ở hầu hết các lĩnh vực và chủ yếu mở rộng cho vay các đối tác đuợc xếp hạng tốt và các giao dịch có tài sản đảm bảo.
b) Cơ cấu du nợ theo thời gian đáo hạn
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo thời gian đáo hạn giai đoạn 2013-2015
Chỉ tiêu
Năm 2013
Năm 2014 Năm 2015
Số tiền Số tiền Tăng, giảm so với năm 2013
Số tiền Tăng, giảm so với năm 2014
+/- % +/- %
Tổng dư nợ
87,743 100,569 12,826 14.6% 121,348 20,779 20.6%