Với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 115 (Trang 63 - 67)

Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy để từng bước nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM, hạn chế rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi đối với công tác quản trị RRTD của các ngân hàng thì vai trò của NHNN là rất lớn. Dưới đây là một số kiến nghị đối với NHNN:

- NHNN làm đầu mối kiến nghị chính phủ, các bộ, ngành liên quan trong việc ban hành văn bản pháp luật liên quan đến các hoạt động ngân hàng đặc biệt là các quy định về bảo đảm tiền vay, xử lý TSBĐ, đăng ký giao dịch bảo đảm, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và đất ở cho nguời sử dụng đất.

- Tăng cuờng thanh tra, giám sát, đảm bảo thực thi nghiêm các chính sách của NHNN về hoạt động tín dụng của các ngân hàng thuơng mại nhằm đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế, tránh những tình trạng tranh dành vốn, cạnh tranh kém lành mạnh giữa các ngân hàng, qua đó giúp cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ đuợc vận hành tốt hơn.

- Thực hiện chính sách tiền tệ nhất quán, hiệu quả. Chính sách tiền tệ hợp lý sẽ giúp kiềm chế lạm phát, nền kinh tế tăng truởng từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng ngân hàng phát triển. Ngoài ra, NHNN cần thông báo truớc các mục tiêu, nhiệm vụ của chính sách tiền tệ trong từng giai đoạn, điều chỉnh theo lộ trình để tránh gây sốc cho nền kinh tế và đặc biệt là các NHTM.

- NHNN cần xây dựng hệ thống các chỉ số và giới hạn có tính cảnh báo truớc về các nguy cơ rủi ro cần phòng tránh trong hoạt động tín dụng, nhất là cảnh báo các TCTD hạn chế hoặc không cho vay thêm vì rủi ro quá cao hoặc vuợt quá hạn mức; NHNN cần xây dựng giới hạn cho vay tối đa đối với mỗi ngành, mỗi loại hình doanh nghiệp cụ thể để ngân hàng có cơ sở thực hiện theo.

- Hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực quốc tế, xây dựng các giải pháp hoàn thiện phuơng pháp kiểm toán nội bộ trong các NHTM. Thực tế cho thấy hệ thống kế toán áp dụng đối với TCTD tại Việt Nam chua tuân thủ đầy đủ chuẩn mực kế toán quốc tế nên có sự khác biệt lớn về số liệu DPRR phải trích lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế.

- NHNN cần quy định cụ thể bắt buộc các TCTD thuờng xuyên cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động ngân hàng nhu tình hình du nợ, khả năng trả nợ, nợ xấu của khách hàng tại các TCTD. Đề nghị CIC cung cấp thông tin về các doanh nghiệp, cảnh báo về những khách hàng có vấn đề một cách đầy đủ và kịp thời cho các NHTM.

- Tổ chức phối hợp với các Ngân hàng thương mại trên toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam để mở ra các lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công nhân viên về chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ, quy trình tín dụng cũng như các quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng.

- Tăng cường hiệu quả thanh tra giám sát các hoạt động tại ngân hàng thương mại, đặc biệt là hoạt động tín dụng trong ngân hàng nhằm hạn chế RRTD xảy ra, ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng của Ủy ban Basel.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP Quân đội nói riêng có những bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên hoạt động tín dụng vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Bên cạnh những khó khăn của các chủ thể có nhu cầu vay vốn như việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, ngân hàng cũng gặp phải nhiều khó khăn từ việc tiếp cận nhóm khách hàng chất lượng tốt, có phương án kinh doanh khả thi, nguồn trả nợ đảm bảo đến việc phân tích, thẩm định, phê duyệt, kiểm soát sau cho vay và thu hồi nợ.

Qua những phân tích các dữ liệu từ lý luận và thực tiễn ở trên, khóa luận đã hoàn thành một số nội dung:

Thứ nhất, nghiên cứu về khái niệm, chức năng cũng như vai trò của ngân hàng

thương mại trong nền kinh tế.

Thứ hai, nghiên cứu, hệ thống hóa những lý luận có chọn lọc các vấn đề cơ bản

về hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng ngân hàng. Đồng thời, khóa luận đã kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để đánh giá vai trò to lớn của tín dụng đối với các chủ thể trong nền kinh tế, từ đó cho thấy sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trong toàn hệ thống nói chung và của Ngân hàng TMCP Quân đội nói riêng.

Thứ ba, trên cơ sở nguồn số liệu cập nhật phong phú, chính xác, khóa luận đã

nghiên cứu tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân Đội, đặc biệt đã đi sâu phân tích đánh giá về thực trạng hoạt động chung và thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng từ năm 2013-2015. Từ đó đưa ra những kết luận, những đánh giá, những kết quả, những hạn chế về chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội giai đoạn 2013- 2015.

Thứ tư, Xuất phát từ những vấn đề hạn chế và những nguyên nhân khách quan và

chủ quan trong thực trạng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội, khóa luận đã đề xuất những giải pháp có thể vận dụng trong thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung và của MB nói riêng.

Thứ năm, khóa luận cũng đã gợi ý, đưa ra một số khuyến nghị với các cơ quan

quản lý nhà nước, Ngân hàng nhà nước có thể vận dụng nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng các ngân hàng thương mại trên toàn hệ thống, đặc biệt là Ngân hàng TMCP Quân đội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. NGND-PGS-TS. Tô Ngọc Hưng (2014), Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động - xã hội.

2. PGS.TS. Tô Kim Ngọc (2012), Giáo trình ti ền tệ - ngân hàng, Nhà xuất bản Dân trí

3. Võ Đức Toàn (2012), Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các

ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sỹ

kinh tế, Trường đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Văn Lê (2014;. Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh

nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, Luận án Tiến sỹ

Kinh tế, Học viện Ngân hàng.

5. Báo cáo thường niên MB năm 2013, năm 2014, năm 2015.

6. Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước, về Quy định về phân loại tài sản có, mức trích. phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

7. Nguyễn Thị Lan, Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại

Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Lê Trọng Tấn, Khóa luận tốt nghiệp, Học

viện Ngân hàng.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, http://sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 115 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w