Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của MB trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 115 (Trang 56 - 57)

Cũng tại Đại hội đồng cổ đông năm 2016, MB đã thông qua định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới, đặc biệt trong giai đoạn phát triển 2016 - 2020:

- Đầu tiên, yêu cầu các đơn vị kinh doanh, các phòng ban trên toàn hệ thống MB tập trung thực hiện các nhiệm vụ, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu theo kế hoạch đã đề ra, tạo tiền đề cho việc thực hiện kế hoạch phát triển hoạt động ngân hàng 5 năm 2016 - 2020.

- Các đơn vị kinh doanh chủ động tiếp cận với các ngành, tổng công ty, chính quyền địa phương cấp quận huyện và thành phố để nắm chắc kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như các dự án đầu tư phát triển để lựa chọn các dự án đầu tư có đủ điều kiện, có hiệu quả để đầu tư.

- Tập trung xử lý nợ xấu, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn hệ thống. Tiến hành rà soát toàn bộ danh mục cho vay, TSĐB của khoản vay, khả năng thu hồi vốn cho vay. Phân tích khó khăn trong hoạt động của khách hàng và tìm cách tư vấn, xử lý, giải quyết vấn đề phù hợp. Trích lập dự phòng đầy đủ để đảm bảo xử lý nợ xấu theo quy định. Định kỳ phân tích đánh giá lại từng khoản nợ gắn với các hình thức TSBĐ, đánh giá RRTD, quản lý tốt các rủi ro để tiếp tục quan hệ tín dụng trong các giới hạn an toàn cho phép, nâng cao chất lượng tín dụng.

- Phối hợp chặt chẽ với các công ty mua bán nợ Việt Nam và công ty quản lý quỹ tài sản của các TCTD Việt Nam để tăng cường hợp tác xử lý nợ xấu tại ngân hàng, thực hiện theo dõi kế hoạch xử lý nợ xấu của nhà nước từng thời kỳ để có biện pháp xử lý nợ xấu hợp lý.

- Tập trung nguồn vốn cho vay có sự lựa chọn kỹ càng, đảm bảo cơ cấu cho vay hợp lý.

- Thực thi hiệu quả Chính sách tiền tệ, các quy định của pháp luật, đảm bảo cơ cấu cho vay hợp lý, tập trung nguồn vốn có chọn lọc, ưu tiên đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh được nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện phát triển như doanh

nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại và các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, tạo nguồn lợi lớn cho nền kinh tế.

- Thực hiện các hành động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn trong tạm thời, ngân hàng có thể gia hạn nợ, miễn giảm lãi suất. Đẩy nhanh thời gian giải ngân đối với những doanh nghiệp có dự án kinh doanh khả thi, có truyền thống quan hệ tốt đẹp với ngân hàng, khả năng thu hồi vốn là chắc chắn.

- Rà soát, đổi mới nguồn nhân lực nhằm tạo ra lực luợng lao động chất luợng và năng suất lao động cao. Tăng cuờng công tác đào tạo, luân chuyển cán bộ đến những vị trí thích hợp.

- Nâng cao chất luợng tín dụng trên cơ sở thực hiện nghiêm túc cơ chế tín dụng của MB, tập trung hóa thẩm định tín dụng, phê duyệt tín dụng, vận hành và hỗ trợ từ đó chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, tăng chất luợng phục vụ khách hàng.

- Cải tiến không ngừng nâng cao chất luợng toàn diện, thực hiện quản lý chất luợng theo ISO, 5S, SLA, kiểm soát chất luợng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 115 (Trang 56 - 57)