Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 130 (Trang 81 - 87)

Những hạn chế có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các NHTM

Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các NHTM đang diễn ra ngày càng gay gắt, có thể kể đến các đối thủ của ngân hàng đều là những NHTM hàng đầu với uy tín tốt trong nền kinh tế. Là ngân hàng tiên phong trong việc phát triển tín dụng đối với DNNVV, VPBank đã thu được những nguồn lợi khổng lồ, đặc biệt là với gói tín chấp không TSĐB. Có được lợi thế trong việc tiên phong đi đầu tuy nhiên để duy trì được lợi thế đó đòi hỏi VP Bank cần thực hiện tốt hơn nữa việc phát triển sản phẩm.

Thứ hai, môi trường kinh doanh chưa thực sự ổn định.

Hiện tại Việt Nam là thị trường đang phát triển nhanh và người tiêu dùng dễ chấp nhận sản phẩm mới, đó là lý do ngày càng nhiều thương hiệu Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Châu Âu... đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường để hướng đến mô hình mua sắm hiện đại. Chính sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài đã khiến các DN trong nước, đặc biệt là các DNVVN phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức hơn. Tuy nhiên, có một thực tế là các DNNVV Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt khi hội nhập không chỉ về hàng hóa mà còn sẽ còn là những cuộc cạnh tranh về dịch vụ, đầu tư, sự di chuyển của nguồn lao động có kỹ năng. Vì vậy, trong gian đoạn môi trường kinh doanh còn nhiều biến động thì hoạt động cho vay tín chấp DNNVV của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn không nhỏ trong việc đưa ra quyết định cấp tín dụng.

Thứ ba, nguyên nhân từ phía khách hàng

Sự bất cân xứng về mặt thông tin từ phía KH là các DNNVV là rủi ro lớn nhất mà NH phải gánh chịu. Rủi ro có thể xuất phát từ việc khách hàng không trung thực trong cung cấp hồ sơ làm cho quá trình thẩm định gặp nhiều khó khăn. Đạo đức của KH chính là yếu tố hàng đầu quyết định rủi ro đến với NH. Việc một KH tuy không có khả năng tài chính tốt nhưng lại có thiện chí trả nợ sẽ giúp NH tránh được rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Ngày nay, khi con người không ngừng phát triển khoa học công kệ, nền kinh tế ngày một tiến tiến, văn minh hơn thì những rủi ro mà ngân hàng gặp phải lại chủ yếu xuất phát từ yếu tố con người, đặc biệt là đạo đức của khách hàng cũng như cán bộ tín dụng.

Thứ tư, nguyên nhân từ môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng chưa đồng bộ

Hiện nay, hoạt động của các tổ chức tín dụng phải tuân thủ quá nhiều quy định pháp luật của các lĩnh vực khác nhau, bởi hoạt động ngân hàng liên quan đến hầu hết các ngành nghề trong nền kinh tế. Trong khi đó, hệ thống pháp luật tại Việt Nam chưa hoàn thiện, chưa thật sự chặt chẽ và thống nhất giữa các ngành nghề khác nhau.

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, do việc phát triển sản phẩm tín chấp cho các DNNVV của VPBank có những đặc điểm riêng

Sản phẩm tín chấp của Ngân hàng là một sản phẩm ưu việt và có những đặc tính vượt trội hơn các sản phẩm tín dụng khác. Đây là loại sản phẩm VPBank mới đưa vào hoạt động đầu cuối năm 2014. Về ưu điểm, thủ tục hồ sơ nhanh gọn, không cần TSĐB, không tốn nhiều chi phí, không những vậy, khách hàng còn được trả nợ trước hạn sau 15 ngày giải ngân mà không phải chịu phí phạt. Tuy nhiên, cấp tín dụng cho khối DNNVV mà không cần TSĐB cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ phải chịu rủi ro rất lớn, chính vì vậy, lãi suất của gói sản phẩm này là tương đối cao so với các khoản vay có TSĐB thông thường. Lãi suất cao chính là rào cản lớn khiến cho các DNNVV còn dè chừng trong việc tiếp cận vốn của VPBank bởi họ cho rằng chi phí phải bỏ ra là quá lớn khi mà việc kinh doanh của họ còn nhỏ lẻ. Tuy nhiên, qua thời gian thử nghiệm nhiều sản phẩm cho vay với mức lãi suất cao như vậy, cùng với việc đánh trọng tâm vào từng ngóc nghách của phân khúc khách hàng DNNVV đã cho thấy hướng đi đúng đắn của ngân hàng. Có tới 97% DNNVV trong tổng số các DN tuy nhiên chỉ có hơn 30% tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng. Điều này chứng tỏ, khi sản phẩm được cải tiến, tuy mức lãi suất có thể không thay đổi nhưng việc đi kèm các chương trình ưu đãi sẽ kích cầu cho hoạt động vay vốn tại ngân hàng và chi nhánh.

Thứ hai, quy trình tín dụng tại ngân hàng chưa thực sự hoàn thiện

Trong quy trình cho vay tín chấp DNNVV vẫn phát sinh một số bất cập như chưa có định hướng chính sách mang tính chiến lược, có lúc chỉ mang tính chất

kinh doanh thuần túy trước mắt. Đồng thời, công tác quản trị nhân sự và sự phối hợp giữa các phòng ban chưa được hợp lý, điều này ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm qua. Mặc dù giải pháp cấp tín dụng tín chấp nhanh cho khối DNNVV của VPBank được đưa vào hoạt động nhưng quy trình tín dụng tại ngân hàng đối với những sản phẩm tín dụng khác vẫn còn rườm rà. Bên cạnh đó, do quyền quyết định cấp tín dụng hầu như tập trung tại hội sở trong khi việc giao dịch vay tín chấp giữa khách hàng và ngân hàng thường được thực hiện ở chi nhánh nên một số trường hợp các chi nhánh ngân hàng mất đi sự chủ động, bỏ lỡ nhiều dự án khả thi.

Thứ ba, trình độ và nghiệp vụ chuyên môn của CBTD còn nhiều hạn chế

Cán bộ tín dụng là người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng, là người đầu tiên thẩm định khách hàng và cũng là người đầu tiên đưa ra những kết luận sơ lược về khách hàng trước khi chi nhánh quyết định trình lên cấp cao hơn phê duyệt khoản vay. Người thẩm định cần có năng lực để đánh giá khách hàng từ đó nhận định trước được rủi ro của khoản vay.

Các cán bộ bán hàng trực tiếp của ngân hàng hầu có một bộ phận không nhỏ là đội ngũ sinh viên trẻ tuổi mới ra trường, nhiệt tình, ham học học và có tinh thần trách nhiệm cao. Tuy nhiên, năng lực chuyên môn của họ chưa cao, một số CBTD vẫn còn yếu kém trong quy trình nghiệp vụ, họ chưa biết xử lý thông tin từ nguồn hợp lý, chưa đủ khả năng, kinh nghiệm đánh giá tính hiệu quả cũng như nguy cơ rủi ro của khoản vay khi xét duyệt cho vay.

Thứ tư, cơ chế kiểm soát sau vay đối với các khoản vay tín chấp cho DNVVN còn hạn chế.

Công việc kinh doanh của các cán bộ tín dụng ngân hàng luôn gắn liền với áp lực về chỉ tiêu, doanh số. Khối lượng công việc lớn cùng áp lực kinh doanh khiến cho công tác kiểm tra, giám sát đôi khi còn mang tính hình thức. Cán bộ bán hàng kiểm tra tính đúng đắn của khoản tín dụng chủ yếu thông qua tài liệu mà khách hàng cung cấp. Sau quá trình giải ngân, các cán bộ tín dụng thường không sát sao tới tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, tình hình tài chính cũng như khả năng chi trả của khách hàng dẫn tới việc không cập nhật hết những khó khăn

mà khách hàng vướng phải, dễ dẫn tới những rủi ro đáng tiếc cho cả khách hàng và ngân hàng. Việc kiểm soát sau vay là bước vô cùng quan trọng nên đòi hỏi không chỉ có một cơ chế kiểm soát chặt chẽ mà còn đòi hỏi sự hợp tác từ phía khách hàng, sự sát sao từ phía chính những cán bộ tín dụng và sự giám sát liên tục của các cấp có liên quan.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận chương 1, chương 2 đi xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như thực trạng hiệu quả cho vay tín chấp đối với DNNVV. Qua đó cho ta thấy được những gì đạt được, những gì còn tồn tại, cũng như những khó khăn chưa giải quyết được, đồng thời tìm ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan cản trở việc phát triển cho vay tín chấp đối với DNNVV. Đây là những căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển tín dụng đối với DNNVV tại VP Bank trong thời gian tới.

STT Chỉ tiêu (Tỷ đồng, %) Kế hoạch 2018

1 Tổng tài sản 359.477

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TÍN CHẤP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG

TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 130 (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w