Hiệu quả cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 130 (Trang 27)

thương mại

1.3.1. Tổng quan về cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.3.1.1. Khái niệm và đặc điểm cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

❖Khái niệm cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hiện nay hoạt động cho vay tín chấp đã trở nên ngày càng phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ như thế nào là vay tín chấp cũng như trình tự vay tín chấp. Theo Wikipedia, cho vay tín chấp có thể được hiểu là “việc tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn không có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc không có bảo lãnh của người thứ ba. Khách hàng có uy tín là khách hàng có năng lực tài chính

lành mạnh, trung thực trong kinh doanh, quản trị kinh doanh có hiệu quả, có tín nhiệm với tổ chức tín dụng trong sử dụng vốn vay và trả nợ gốc lãi. ”

Hoạt động cho vay tín chấp đối với các DNNVV tuy đem lại nguồn lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với hoạt động cho vay thế chấp thông thường cho ngân hàng song lại đem tiềm ẩn vô vàn rủi ro. Chính vì vậy, để có được một khoản cho vay tốt, ngân hàng thường đưa ra một quy trình phân tích, kiểm soát vô cùng chặt chẽ đối với các khách hàng của mình.

❖Đặc điểm cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trước thực tế các hình thức cho vay truyền thống đang dần trở nên bão hòa, cho vay tín chấp trở thành một miếng bánh hấp dẫn và cũng không kém phần rủi ro đối với các ngân hàng thương mại. Hiện nay các ngân hàng đang ngày một chú trọng phát triển cho vay tín chấp dựa trên những đặc điểm riêng biệt của hình thức này, cụ thể là:

Thứ nhất, quy mô khoản vay nhỏ: các khoản cho vay tín chấp của các doanh nghiệp thường là quy mô nhỏ, khối lượng cũng không lớn lắm và chủ yếu ngân hàng cho vay để đáp ứng nhu cầu bù đắp thiếu hụt vốn trong thời gian ngắn, số lượng các khoản vay cũng không lớn bởi khoản vay này được ngân hàng phê duyệt dựa trên sự uy tín khách hàng. Tuy nhiên, do các DNVVN ở Việt Nam chiếm số lượng đông đảo trên thị trường nên nhiều khoản vay nhỏ sẽ tạo thành một khoản vay lớn, tạo ra nguồn thu nhập khổng lồ.

Thứ hai, mục đích cho vay: Thông thường các ngân hàng thường chỉ cấp tín dụng đối với phương án vay vốn mà ngân hàng cho là có hiệu quả. Đó có thể là phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn hay mua sắm, xây dựng, sửa chữa tài sản cố định, ... Do đó, để được phê duyệt khoản vay, các DNNVV cần phải xây dưng phương án vay tối ưu nhất.

Thứ ba, rủi ro đối với hoạt động cho vay tín chấp: cho vay tín chấp có mức độ rủi ro lớn hơn rất nhiều so với hoạt động cho vay có tài sản đảm bảo thông thường, nhất là khi mà đối tượng các ngân hàng hướng đến là các DNVVN, uy tín chưa cao, họ hoàn toàn có khả năng bỏ DN bất cứ lúc nào. Bản chất của hoạt động cho vay tín chấp là dựa trên sự tin tưởng của đôi bên và những đánh giá về dòng

tiền trong tương lai của ngân hàng đối với khách hàng. Thế nên, rủi ro có thể xuất phát từ bản thân khách hàng: những biến động về tình hình sản xuất kinh doanh dẫn đến mất khả năng chi trả hay thiện chí trả nợ của khách hàng, đặc biệt là sự bất cân xứng thông tin về phía khách hàng mà ngân hàng không lường trước được hay vấn đề đạo đức của cán bộ nhân viên ngân hàng cũng là yếu tố vô cùng quan trọng....; thậm chí có thể đến từ những biến động chung của cả nền kinh tế.

Thứ tư, lãi suất cho vay cao: Quy mô khoản vay nhỏ, rủi ro tiềm ẩn lớn, cùng với một quy trình kiểm soát chặt chẽ, ... đã làm chi phí của khoản cho vay tín chấp này lên cao hơn nhiều so với các khoản vay có tài sản đảm bảo khác. Không phải tất cả các doanh nghiệp đều chịu cùng một mức lãi suất cố định cho cùng một sản phẩm vay mà những doanh nghiệp có uy tín cao, có phương án kinh doanh khả thi, tình hình tài chính lành mạnh, nhân sự ổn định, ...họ hoàn toàn có thể nhận được một mức lãi suất phụ thuộc nhiều vào việc chấm điểm xếp hạng tín dụng của ngân hàng dành cho doanh nghiệp đó.

Thứ năm, hạn mức cho vay tín chấp của khách hàng doanh nghiệp: Là số tiền tối đa mà khách hàng có thể vay được tại một thời điểm cụ thể. Việc xác định hạn mức tín chấp được xác định dựa trên các yếu tố như: nhu cầu vốn, vốn tự có, khả năng chi trả và uy tín của doanh nghiệp. Theo đó mỗi doanh nghiệp chỉ có thể vay tối đa số tiền hạn mức đã được xác định từ trước, việc giải ngân theo hạn mức giúp các doanh nghiệp linh hoạt trong từng thời điểm. Nếu như cho vay tín chấp dựa trên doanh thu hay mục đích sử dụng vốn thì cho vay có tài sản đảm bảo hạn mức đa phần sẽ được dựa trên giá trị định giá của tài sản mang ra thế chấp.

1.3.1.2. Phân loại cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Căn cứ vào phương thức hoàn trả

- Cho vay trả góp: là loại cho vay mà phải có trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi theo các kì tính lãi , thường được áp dụng cho các khoản vay lớn và thời gian trả nợ dài.

- Cho vay hoàn trả một lần: là loại hình cho vay mà khách hàng chỉ hoàn trả cả lãi lẫn gốc một lên khi đến hạn. Thường khi cho cho vay tín chấp, ngân hàng hạn

chế hình thức trả nợ này do ngân hàng dễ gặp rủi ro, cũng như áp lực trả nợ của khách hàng cũng cao hơn.

- Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: đây là loại hình cho vay đặc biệt khi khách hàng là người có thể chọn bất kì thời gian nào để hoàn trả nợ cho ngân hàng. Thường được sử dụng một số loại vay đăc trưng như: thẻ tín dụng hoặc cho vay thấu chi.

Căn cứ vào mục đích sử dụng khoản vay

- Bổ sung vốn lưu động: với mục đích bổ sung vốn lưu động các khoản vay này thường là ngắn hạn và khách hàng thường vay theo hạn mức để đáp ứng nhu cầu vốn luân chuyển phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Đầu tư tài sản cố định: thường là các khoản vay dài hạn và các khách hàng vay theo món để đầu tư các tài sản cố định có giá trị lớn, giảm áp lực trả nợ cho doanh nghiệp khi đến hạn.

1.3.1.3. Quy trình cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một quy trình cho vay tín chấp thông thường sẽ bao gồm 5 bước được mô tả theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1. Tiếp nhận hồ sơ xin vay tín

chấp 12. Thẩm định tín dụng [3. Xét duyệt và kí hợp đồng tín dụng 5. Thu nợ hoặc đưa ra phán quyết cấp tín dụng mới 4. Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng

(Nguồn:www. bankgo. com)

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xin vay tín chấp

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, họ sẽ đến gặp nhân viên ngân hàng để được hướng dẫn cụ thể các yêu cầu và điều kiện vay vốn. Mặc dù hoạt động cho vay tín chấp đã tương đối phát triển trong vài năm gần đây nhưng nhìn chung thì

vẫn là mới mẻ đối với các DNNVV trên thị trường Việt Nam. Do vậy mà việc khách hàng tự tìm đến ngân hàng thường không phổ biến mà ngược lại, các cán bộ tín dụng sẽ đóng vai trò chủ yếu tìm kiếm những khách hàng có nhu cầu vay tín chấp. Sau khi được tư vấn các sản phẩm phù hợp, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng trong việc cung cấp giấy tờ, thực hiện khai báo chính xác, trung thực và đầy đủ những thông tin được yêu cầu như: giấy đề nghị vay vốn, phương án vay vốn... Đồng thời cán bộ tín dụng cũng thực hiện tra cứu thông tin điểm tín dụng khách hàng trên CIC nhằm kiểm tra lịch sử tín dụng của khách hàng, đối chiếu. kiểm tra tính xác thực của thông tin, giấy tờ mà khách hàng cung cấp, tránh những trường hợp giả mạo trước khi chuyển sang bộ phận khác.

Bước 2: Thẩm định tín dụng

Trong bất kì quy trình cho vay nào, thẩm định tín dụng luôn là bước quan trọng nhất bởi việc thẩm định quyết định chất lượng của khoản vay. Thông thường, quy trình thẩm định bao gồm các nội dung là thẩm định tư cách đạo đức và mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Trong quy trình này, các cán bộ thẩm định thực hiện thẩm định tính chính xác, xác thực của hồ sơ và đánh giá các điều kiện cấp tín dụng theo đúng nội dung quy định và các chính sách tín dụng của ngân hàng.

Bước 3: Xét duyệt và kí hợp đồng tín dụng

Sau khi nhận báo cáo thẩm định kèm theo hồ sơ vay vốn liên quan, trưởng phòng tín dụng xem xét lại và yêu cầu cán bộ tín dụng giải thích bổ sung hoặc chỉnh sửa nêu có thiếu sót. Sau đó, báo cáo sẽ được trình lên Hội đồng tín dụng xét duyệt, quyết định cho vay hay không cho vay. Trong trường hợp cần thiết (ví dụ như khoản vay lớn) thì trung tâm xử lý tín dụng có thể yêu cầu một bộ phận khác tái thẩm định hồ sơ vay. Khi hồ sơ vay vốn được chấp thuận, đại diện ngân hàng sẽ gặp trực tiếp khách hàng để ký hợp đồng tín dụng.

Bước 4: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng

Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết và được các cấp có thẩm quyền thông qua, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân khi khách hàng phát sinh nhu cầu về vốn tương ứng theo những điều khoản đã ký kết trong hợp đồng. Trong quá trình giải ngân, ngân hành sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của

doanh nghiệp có đúng mục đích sử dụng vốn đã cam kết hay không, có những thay đổi bất lợi hay có dấu hiệu lừa đảo không. Mỗi khi giải ngân, ngân hàng chỉ thực hiện chuyển khoản đối với khoản vay tín chấp nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng.

Bước 5: Thu nợ hoặc đưa ra phán quyết cấp tín dụng

Đây là bước cuối cùng trong quy trình cho vay tín chấp DNNVV. Ở giai đoạn này, cán bộ tín dụng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc trả nợ của khách hàng kết hợp với việc sử dụng các phần mềm nhắc nợ tự động. Nhìn chung các khoản tín dụng hoàn trả đều đặn gốc và lãi đúng hạn được coi là khoản tín dụng an toàn. Tuy nhiên trong một số trường hợp xảy ra tình trạng khách hàng không hoàn trả được gốc và lãi đúng hạn thì cán bộ tín dụng cùng với bộ phận có liên quan cần tìm hiểu nguyên nhân của sự việc để đưa ra các quyết định mới về việc gia hạn hay thu hồi khoản vay này.

1.3.1.4. Vai trò cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thứ nhất, đối với khách hàng doanh nghiệp

Loại hình tín dụng cho vay tín chấp có rất nhiều ưu điểm nổi bật bởi doanh nghiệp không cần thế chấp tài sản đảm bảo (có thể so tài sản tích lũy của các DNVVN là tương đối ít hoặc đã thực hiện thế chấp hết). Bên cạnh đó, các DNVVN thường chưa có nhiều uy tín trên thị trường, việc chiếm dụng vốn chưa tốt thậm chí còn bị các đối tác đầu ra chiếm dụng vốn của mình do đó gây nhiều khó khăn trong hoạt động quay vòng vốn, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Với cho vay tín chấp thì các doanh nghiệp chỉ cần chứng minh được năng lực phát triển của mình là đã có thể tiếp cận với vốn vay ngân hàng, giải pháp nhanh kịp thời cho sự phát triển mang tính thời cơ của DN.

Thứ hai, đối với ngân hàng

Cho vay tín chấp là hình thức cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro nên các ngân hàng vì vậy thường áp dụng mức lãi suất cao hơn rất nhiều so với khoản cho vay thế chấp. Dù cho quy mô các khoản vay là nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn cộng với tỷ suất lợi nhuận cao khiến cho ngân hàng thu được nguồn lợi khổng lồ từ hoạt động này. Đồng thời, các sản phẩm cho vay tín chấp trên thị trường Việt Nam còn

tương đối ít nên việc ngân hàng nào cung cấp tốt sản phẩm này sẽ tạo được sự khác biệt và chiếm được ưu thế của người đón đầu trong ngành, tạo đà phát triển các sản phẩm khác trong tương lai.

Thứ ba, đối với nền kinh tế

Nhu cầu vay vốn luôn luôn có trong các DNVVN tuy nhiên để vay vốn được các ngân hàng vẫn khó tiếp cận do vấn đề tài sản đảm bảo. Tuy nhiên với cho vay tín chấp chỉ cần doanh nghiệp đủ điều kiện về doanh thu hay thông tin CIC của doanh nghiệp và chủ DN tốt... là ngân hàng có thể cấp hạn mức và giải ngân hỗ trợ vốn ngay. Điều này là rất quan trọng, như chúng ta biết doanh nghiệp cần nắm bắt thời cơ vì vậy việc thiếu hụt vốn khiến mất đi cơ hội là điều đáng tiếc. Khi xét đến vai trò của cho vay tín chấp đối với nên kinh tế chúng ta có thể nhìn nhận qua các mặt. Thứ nhất cho vay tín chấp làm tăng doanh thu, lợi nhuận của ngân hàng từ đó lượng thuế mà ngân hàng đóng góp vào NSNN tăng. Thứ hai, khi doanh nghiệp được cung cấp vốn tạo điều kiện kinh doanh phát triển doanh nghiệp làm sôi động thị trường tăng công ăn việc làm cũng như tăng thu nhập cho doanh nghiệp làm kinh tế tăng trưởng....

1.3.2. Hiệu quả cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.3.2.1. Khái niệm hiệu quả cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

0 Khái niệm chung về hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại

Hoạt động cho vay được coi là hoạt động chủ yếu của bất kì ngân hàng nào. Bên cạnh việc đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, các hoạt động cho vay cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đe dọa hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hiệu quả cho vay có thể được đánh giá thông qua chất lượng tín dụng, theo đó “chất lượng tín dụng ngân hàng là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ đáp ứng yêu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng; phù hợp với chính sách tín dụng, bảo đảm an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cho ngân hàng; đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển xã hội như một tổng thể”. [GS.TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình “Quản trị Ngân hàng Thương mại”, Học viện Ngân hàng, trang 217].

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ cho vay, để quyết định bỏ vốn tài trợ vào một dự án nào đó, các ngân hàng phải đứng trước hai lựa chọn là lợi nhuận và

rủi ro. Mức rủi ro càng cao thì khả năng sinh lời càng lớn. Vì thế trong một quyết định cho vay, ngân hàng có thể theo đuổi mục tiêu lợi nhuận cao hay thấp, song phải xác định được mối liên hệ giữa rủi ro và sinh lời để đảm bảo hoạt động cho vay đem lại lợi nhuận cao nhất với độ rủi ro thấp nhất.

0 Khái niệm hiệu qủa cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta, mục tiêu lâu dài bao trùm các DNNVV nói riêng cũng như toàn thể DN nói chung là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hóa lợi nhuận. Ve phía DNNVV, việc kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi các DN này phải có chiến lược kinh doanh thích hợp, biết tính toán nhanh nhạy và có tầm nhìn chiến lược. Ngoài ra, về phía các ngân hàng, hoạt động cho vay DN bao gồm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP việt nam thịnh vượng khoá luận tốt nghiệp 130 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w