các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
2.2.1.1. Các sản phẩm cho vay tín chấp đang được triển khai tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Hiện tại, tại VPBank đang thực hiện triển khai các gói sản phẩm về CVTC đối với các DNVVN như sau:
0 Sản phẩm cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (BIL):
Là sản phẩm đi đầu trong hoạt động cấp tín dụng tại VPBank, với hạn mức tối đa mà DN có thể nhận được là 3 tỷ đồng. Đây là khoản hỗ trợ rất lớn về nhu cầu vốn đặc biệt là nhu cầu vốn lưu động đối với các DN thuộc phân khúc này. Đây cũng là sản phẩm được ưu đãi về mặt lãi suất nhất trong các sản phẩm tín chấp hiện tại dành cho các DNVVN tại VPBank với lãi suất dao động trong khoảng từ 15- 18%/năm tương ứng với 1,3-1,5%/tháng. Mức lãi suất còn tùy thuộc vào xếp hạng tín dụng và thời gian nhận nợ trên mỗi khế ước của khách hàng. xếp hạng càng cao thì biên độ lãi càng cao cùng với thời gian nhận nợ tại mỗi khế ước dài hơi sẽ khiến lãi suất cuối cùng càng cao. Chính vì là sản phẩm được ưu đãi nhất về mặt hạn mức và lãi suất trong các sản phẩm cho CVTC dành cho khách hàng DNVVN tại VPBank nên hồ sơ thủ tục của sản phẩm này cũng được coi là “rườm rà” nhất.
Micro 10%
(Nguồn: Quy định 88/2016/QĐi-TGĐ - quy định sản phẩm VPBank)
0 Sản phẩm cấp tín dụng nhanh không có tài sản đảm bảo đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (Mini BIL):
Là sản phẩm tín chấp được chú trọng đánh vào phân khúc DN siêu nhỏ và nhỏ trên thị trường, với hạn mức được cấp khoảng 30% doanh thu thuế năm liền kề và tối đa mà doanh nghiệp có thể nhận được lên tới 1,5 tỷ đồng trong đó có 1 tỷ là hạn mức và 500 triệu là thẻ tín dụng dành cho DN. Với sản phẩm này, DN dù có được xếp hạng tín dụng thì khi muốn vay vốn họ vẫn sẽ chịu mức lãi suất với biên độ cố định là 14%, và tùy thuộc vào khế ước nhận nợ với thời gian là ngắn hay dài thì mức lãi suất của họ sẽ dao động trong khoảng từ 21-22%/năm tương ứng với 1,7-1,8%/tháng. Đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, vòng quay vốn nhanh, có nhiều đơn hàng tốt, thường xuyên chịu mức lãi suất tín dụng đen thì đây là mức LS mà theo đánh giá của doanh nghiệp là tương đối tốt bởi tỷ suất sinh lời của họ vẫn đảm bảo được khả năng chi trả và đem lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với việc vay ngoài. Với sản phẩm dành cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ như thế này, thủ tục thường rất
nhanh gọn và thời gian có phê duyệt cũng tương đối nhanh, chỉ trong vòng 3-5 ngày từ khi DN cung cấp đầy đủ hồ sơ là có thể thực hiện quá trình giải ngân, rút vốn sau đó. Hơn nữa điều kiện của DN dành cho doanh nghiệp muốn sử dụng sản phẩm này thường đơn giản hơn so với BIL ví dụ như về thời gian hoạt động của doanh nghiệp: nếu như BIL yêu cầu tối thiểu doanh nghiệp thành lập tối thiểu 3 năm, nếu thành lập được 2 năm thì tùy thuộc vào từng khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành trình ngoại lệ lên các cấp, còn đối với Mini BIL thì điều kiện về mặt thời gian thành lập của khách hàng chỉ là 1 năm,.. .Chính vì vậy, đây là sản phẩm khá tốt cho rất nhiều DN mới thành lập và có doanh thu tốt, có tỷ suất sinh lời cao.
0 Sản phẩm cấp tín dụng rút gọn không tài sản đảm bảo dành cho khách doanh nghiệp siêu nhỏ (Simple BIL):
Là sản phẩm chủ yếu dành cho các khách hàng Start up (các doanh nghiệp mới thành lập). Các doanh nghiệp mới thành lập thường gặp nhiều khó khăn trong vấn đề huy động vốn do tài sản tích lũy ít, chủ DN chưa có nhiều kinh nghiệp quản lý, điều hành, uy tín thấp không chiếm dụng được vốn của nhà cung cấp thậm chí còn bị các đối tác đầu ra chiếm dụng vốn. Họ thường tìm kiếm nguồn vốn để duy trì hoạt động kinh doanh từ các “quỹ tín dụng đen” bên ngoài với mức lãi suất cao gấp nhiều lần so với mức lãi suất ngân hàng. Lãi suất sản phẩm này thường rơi vào khoảng 26-27%/năm. Chính vì vậy, dù là sản phẩm có mức chi phí sử dụng vốn cao ngất ngưởng, thậm chí gấp 3 lần so với mức chi phí sử dụng vốn với các khoản vay có tài sản đảm bảo nhưng đây vẫn là mức chi phí được các DN đánh giá là tương đối tốt, mang tới cho họ mức lợi nhuận kinh doanh cao hơn. Vì là sản phẩm mới được các cấp lãnh đạo của VPBank đặt rất nhiều kì vọng do mức lợi nhuận mà nó đem lại là rất cao nhưng rủi ro lại vô cùng lớn nên bắt đầu từ tháng 4 năm 2017 sản phẩm mới chính thức đi vào thử nghiệm với tổng hạn mức cho toàn hệ thống là 50 tỷ. Các DN mới thành lập chưa được 6 tháng hạn mức mà họ nhận được tối đa là 300 triệu đồng và với các doanh nghiệp thành lập trên 6 tháng, hạn mức tối đa mà họ nhận được là 500 triệu. Với sản phẩm này, vì chủ yếu áp dụng cho các DN mới thành lập, thường chưa có nhiều hồ sơ để làm căn cứ nên thủ tục hồ sơ thường tương đối đơn giản, nhanh gọn và không mất nhiều thời gian, thậm chí có những
khoản vay chỉ trong vòng 3 ngày làm việc, khách hàng đã có thể tiến hành thủ tục giải ngân.
Nhìn chung, các sản phẩm cho vay tín chấp của VPBank đều mang những đặc tính chung nhất định. Tuy nhiên, với việc gia tăng khẩu vị rủi ro cộng với việc mong muốn tạo khác biệt hóa trên thị trường ngân hàng Việt Nam của VPBank mà có thể thấy được các sản phẩm có sự phân hóa rõ nét.
2.2.1.2. Quy trình cho vay tín chấp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Quy trình CVTC là tổng hợp mô tả công việc của các ngân hàng VPBank từ khi tiếp cận khách hàng đến khi quyết định cho vay, giải ngân thu nợ đến thanh lý hợp đồng. Quy trình cho vay thể hiện rõ mối quan hệ giữa các phòng ban các bộ phận trong hoạt đông cho vay. Quy trình CVTC góp phần bảo đảm hoạt động diễn ra thống nhất có khoa học tăng tính hiệu quả chất lượng trên từng khâu của quá trình.
• Bước 1: Tiếp cận khách hàng.
Bộ phận nghiên cứu khách hàng tiềm năng sẽ nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp để tìm ra khách hàng tiềm năng qua các chỉ tiêu ban đầu. Sau đó bộ phận bán hàng bắt đầu tìm cách để lọc và đưa ra các DN có nhu cầu từ đó thu thập đầy đủ các thông tin và các giấy tờ để tạo lập hồ sơ vay.
Các hồ sơ cần để CVTC tại VPBank bao gồm:
- Hồ sơ pháp lý: Đăng kí kinh doanh, mẫu dấu, điều lệ công ty, chứng minh thư của các thành viên góp vốn và chủ doanh nghiệp, các quyết định bổ nhiệm.
- Hồ sơ tài chính: Là các báo cáo tài chính và thuế của 2 năm gần nhất. Ngoài ra doanh nghiệp cần cung cấp các hợp đồng kinh tế các hóa đơn đầu ra đầy vào. Nhân viên bán hàng sẽ lập các báo cáo điều tra khách hàng và các giây tờ liên quan đến phương án vay vốn khả năng trả nợ.
V Bước 2: Rà soát kết quả thẩm định
Để tăng độ an toàn cho khoản CVTC bộ phận bán hàng và bộ phần kiểm tra thẩm định đưa ra phê duyệt phải tách biệt và bộ phận này gần như không găp trực tiếp khách hàng nhằm tránh rủi ro đạo đức. Tại bước này các cán bộ trong phòng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
thẩm định sẽ tiến hành thẩm định công ty qua báo cáo tài chính, đầu ra đầu vào và trực tiếp qua công ty xác thực thông tin.
V Bước 3: Phê duyệt và ký hợp đồng tín dụng
Quyết định phê duyệt sẽ do hội đồng cho vay (Giám đốc, các trưởng phó phòng chi nhánh). Người phê duyệt có quyền phê duyệt hoặc bác bỏ khoản vay đối với khách hàng rủi ro. Trong trường hợp bị bác bỏ mà các cán bộ ngân hàng vẫn nhận thấy đây là khách hàng tốt thì sẽ tổ chức một hội đồng thẩm tra. Tại đây cán bộ bán hàng sẽ đưa ra các luận điểm làm rõ ý của bản thân. Quyết định cuối cùng được đưa ra sau khi hội đồng xem xét kĩ lưỡng. Sau khi nhận được quyết định phê duyệt cán bộ bán hàng tiến hành dự thảo hợp đồng (loại hình tín dụng, hạn mức, lãi suất, kỳ hạn...) Hợp đồng CVTC sẽ được phòng quản lý rủi ro rà soát lại. Sau khi hợp đồng qua phòng quản lý rủi ro hợp đồng CVTC sẽ được chuyển sang khách hàng để kiểm tra. Nếu KH không đồng ý sẽ quay lại từ đầu cho đến khi tìm được sự thống nhất giữa hai bên. Sau đó hợp đồng sẽ được kí kết.
V Bước 4: Giải ngân.
Khi khách hàng có nhu cầu vay họ sẽ chuẩn bị hợp đồng kinh tế và hóa đơn đầu vào cho cán bộ bán hàng. Cán bộ ngân hàng sẽ làm lập khế ước nhận nợ và ủy nhiệm chi gửi lên bộ phận hỗ trợ tín dụng. Ngay khi nhận được cái giấy tờ trên chỉ cần vài bước trong hệ thống trong 1-2 giờ tiền sẽ được về bên đầu vào của KH. Khách hàng nhận khế ước nhận nợ và ủy nhiệm chi về. Kết thúc bước giải ngân.
V Bước 5: Giám sát và kiểm soát.
Giám sát và kiểm soát là một yếu tố quyết định của công tác quản trị rủi ro của khoản vay. Cán bộ phòng KH sẽ thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của KH, hiện trạng kinh doanh của KH để đảm bảo khả năng thu hồi nợ hoặc có các biện pháp xử lý kịp thời trước các dấu hiệu bất thường.
V Bước 6: Thu lãi, thu nợ thanh lý khoản vay.
Phòng quản lý khoản vay gửi thông báo đáo hạn cho DN và cán bộ bán hàng có trách nhiệm liên hệ với KH để trao đổi về khả năng trả nợ vào đúng ngày đáo hạn của khoản vay. Nếu khách hàng có thiện chí hoặc có lý do chính đáng có thể gia hạn nợ cho khách hàng. Nếu như không gia hạn nợ và KH cũng không có khả
năng trả nợ đúng hạn thì cán bộ bán hàng có trách nhiệm thông báo cho người quản lý rủi ro tín dụng. Lúc này bộ phận quản lý rủi ro sẽ tiến hành thẩm tra và đòi nợ. Công tác kiểm tra lại khoản vay được thẩm định theo từng đợt thường 1 lần trong năm, đối với các khoản vay có rủi ro cao thì việc rà soát có thể 2, 3 lần trong năm.