3.3.1. Kiến nghị đối với Chính Phủ
S Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ và hành lang pháp lý ổn định và minh bạch.
Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Không thể phủ nhận trong những năm gần đây môi trường pháp lý đã có những biến chuyển tích cực, tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn tồn tại nhiều lỗ hổng, và chưa theo kịp quá trình phát triển của đất nước, đó cũng là lý do khiến cho các văn bản pháp luật liên quan phải bổ sung và sửa đổi.
Hoạt động ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm trong nền kinh tế, với tư cách là trung gian dẫn vốn, các ngân hàng có mối quan hệ với hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế, do đó, ngân hàng cũng là đối tượng liên quan nhiều nhất tới các khía cạnh pháp lý. Từ đặc trung đó, hoạt động ngân hàng luôn phải đòi hỏi có được một hành lang pháp lý ổn định và đầy đủ bảo vệ và giải quyết các vấn đề pháp lý trong quá trình hoạt động.
S Chính sách của nhà nước ban hành ra và thay đổi cần có độ trễ để các NHTM và các DNNVV theo kịp.
Chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đã và đang trong quá trình đổi với và hoàn thiện. Các doanh nghiệp điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh không kịp với sự thay đổi của các chính sách kinh tế vĩ mô nên gặp nhiều khó khăn, kinh doanh thu lỗ hoặc không đủ điều kiện để tiếp tục vay. Các NHTM cũng cần có thời gian để đưa ra chính sách tín dụng của ngân hàng phù hợp với quy định của Nhà nước. Nhà nước cần tạo thời gian cho NHTM và DNNVV để thực hiện các chính sách, quy định mới, được thực hiện cụ thể trong từng văn bản vì khả năng điều chỉnh hoạt động của các NHTM và các DNNVV đối với mỗi chính sách là khác nhau.
V Kiện toàn hệ thống thống tổ chức quản lý và giám sát chặt chẽ hơn hoạt động của các DNNVV
Bộ tài chính cũng như các cơ quan quản lý tại các tỉnh thành, địa phương cần tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra, buộc các doanh nghiệp phải hạch toán theo quy định của Bộ, đảm bảo tính xác thực của báo cáo tài chính. Đây là cơ sở tốt cho ngân hàng có thể mạnh dạn hơn trong việc tài trợ cho các DNNVV. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp nào vi phạm các quy định của Nhà nước về công tác hạch toán kế toán cần phải bị xử phạt một cách nghiêm khắc.
S Đề nghị Chính phủ nên đưa ra những chỉ tiêu đánh giá và xếp hạng những DNNVV
Việc đưa ra những tiêu chí để đánh giá xếp hạng những DNNVV làm ăn có hiệu quả sẽ tạo sự tin tưởng đối với các NHTM trong việc cho vay, các NHTM sẽ mạnh dạn hơn trong việc cho vay những doanh nghiệp được đánh giá làm ăn có hiệu quả. Từ đó những doanh nghiệp làm ăn thật sự có hiệu quả được đáp ứng nhu cầu vốn sẽ có điều kiện tập trung đến việc phát triển sản xuất kinh doanh. Việc đánh giá và xếp hạng các DNNVV sẽ tạo ra động lực nâng cao sức cạnh tranh giữa các DNNVV.
V Nhà nước cần có những biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các DNNVV
Nhà nước cần có biện pháp yêu cầu các DNNVV phải thực hiện đúng pháp lệnh kế toán rõ rang, kiểm tra kế toán theo các tiêu chuẩn quốc tế để thông tin công khai, minh bạch về tình hình tài chính giúp cho ngân hàng có những thông tin chính xác để ra quyết định đầu tư đúng đắn.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
S Ngân hàng Nhà nước cần có những biện pháp chủ động hơn nữa trong việc tháo dỡ các rào cản, tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh giữa các NHTM, cần có sự hỗ trợ hợp lý đối với các NHTM mới và đã thành lập, có những chính sách phù hợp để hỗ trợ bởi lẽ các NHTM này đóng vai trò trong hoạch định chiến lược phát triển CVTC tại Việt Nam. Các NHTM khi có được sự hỗ trợ từ nhà nước lại được sự ủng hộ cùng với những định hướng nhất định trong chiến lược kinh doanh, sự thuận lợi
của môi trường kinh doanh, nhu cầu của DN, thì tự khắc các NH sẽ tìm cách thúc đẩy hoạt động cho vay, đặc biệt là CVTC khối DNNVV.Bên cạnh đó, ngân hàng Nhà Nước cũng cần nới rộng các điều kiện CVTC đối với các DNNVV đối với các ngân hàng TMCP, nên để cho các ngân hàng tự đề ra các chính sách, các quy chuẩn dựa trên độ chấp rủi ro cũng như khả năng tài chính của mình, ngân hàng Nhà Nước là người định hướng các hoạt động CVTC để giảm thiểu rủi ro mang tính chất lan truyền, hệ thống.
S Ngân hàng Nhà nước cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động CVTC doanh nghiệp, đặc biệt là các hoạt động CVTC đối với các DNNVV, giúp các NHTM có những định hướng đúng đắn, gắn sự phát triển của mình với sự phát triển chung của nền kinh tế. Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước cần tạo sự chủ động hơn nữa cho các NHTM, đặc biệt là trong giải quyết nợ quá hạn để các NH giảm bớt áp lực, yên tâm hoạt động và thúc đẩy quá trình phát triển hoạt động CVTC - hoạt động CV với mức độ rủi ro cao hơn nhiều, áp lực kiểm soát nợ quá hạn cũng lớn hơn.
S Bên cạnh sự ủng hộ, tạo điều kiện khuyến khích các NHTM mạnh dạn hơn trong việc phát triển CVTC đối với các DNNVV thì ngân hàng nhà nước cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay, đặc biệt là hoạt động CVTC với các DNVVN, để từ đó kiểm soát được tình hình phát triển cũng như có những chính sách hỗ trợ kịp thời, tránh để sự tăng trưởng quá nóng khiến NH mất kiểm soát nợ quá hạn.
3.3.3. Kiến nghị đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
S Chấp hành nghiêm chỉnh luật doanh nghiệp, kế toán và các quy định về tài chính, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho các TCTD khi có yêu cầu. bảo đảm tình hình tài chính minh bạch, báo cáo tài chính đầy đủ thông tin, độ chính xác cao để giúp ngân hàng nói chung và các chi nhánh nói riêng nhanh chóng, dễ dàng hơn trong việc thẩm định, tạo sự tin tưởng cho ngân hàng
S Cần phải xây dựng phương án kinh doanh khả thi: nâng cao khả năng lập dự án, chủ động nghiên cứu thị trường, môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho hoạt động cho vay của ngân hàng được an toàn và hiệu quả.
S Sử dụng vốn vay ngân hàng đúng mục đích, tuân thủ các nội dung trong hợp đồng tín dụng, kinh doanh trung thực bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn để có các khả năng trả nợ cho ngân hàng, giữ được uy tín và mối quan hệ với ngân hàng,
S Cần nâng cao hiểu biết về pháp luật và cơ chế chính sách về hoạt động của DNNVV. Tận dụng những điều kiện thuận lợi mà chính phủ và nhát nước đưa ra để phát triển doanh nghiệp.
S Chủ động sử dụng các dịch vụ và sản phẩm của ngân hàng: các sản phẩm tín dụng, thanh toán, sản phẩm hỗ trợ tư vấn quản lý tài chính, lập dự án kinh doanh, ... Từ đó tạo lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với ngân hàng, tạo dựng niềm tin cho ngân hàng thì cơ hội mở rộng tín dụng sẽ nâng cao.
S Nâng cao quy mô vốn tự có để đáp ứng các yêu cầu về vốn chủ sở hữu, tài sản đảm bảo khi đến vay ngân hàng. Không ngừng đổi mới công nghệ, chú trọng đến chất lượng hàng hóa để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
S Nâng cao năng lực quản lý của chủ dianh nghiệp và nâng cao trình độ tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề của nhân viên. Đổi mới và nâng cao trình độ quản trị điều hành doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3
Từ hệ thống lý luận và thực trạng hoạt động cho vay tín chấp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, chương 3 của luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị của cá nhân tôi nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tín chấp đối với DNNVV tại VP Bank. Đây là ý kiến chủ quan nhưng tôi hy vọng các giải pháp nêu ra có thể phần nào phù hợp với ngân hàng, giúp ngân hàng có thể phát triển hơn về mảng cho vay tín chấp DNNVV.
KẾT LUẬN
Nen kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế theo hướng toàn diện hơn, những yêu cầu mới đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội đòi hỏi doanh nghiệp trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nguồn vốn cho vay tín chấp ngân hàng trở thành yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tích lũy và thực hiện tái sản xuất mở rộng, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng hiện đại, đúng quy luật của kinh tế thị trường.
VPBank là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc phát triển cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy vậy, để không bị thụt lùi lại so với ngành ngân hàng hiện nay, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng cần không ngừng nỗ lực trong việc duy trì và phát triển thị phần của mình trong phân khúc khách hàng DNNVV.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, khóa luận đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về DNNVV, cho vay tín chấp đối với DNNVV, chỉ ra những đặc điểm về cho vay tín chấp và DNNVV và sự cần thiết nâng cao hiệu quả cho vay tín chấp đối với DNNVV.
- Phân tích thực trạng hiệu quả cho vay tín chấp đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
- Đề xuất một số giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường hiệu qủa cho vay tín chấp đối với DNNVV cho phù hợp với tiềm năng vốn có của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, từ đó mang lại lợi ích trước mắt và lâu dài cho cả ngân hàng và khối khách hàng DNNVV.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu nước ngoài
1. www.thecompanywarehouse.co.uk/blog/what-is-an-sme
2. Japan’s Policy on Small and Medium Enterprises (SMEs) and Micro Enterprises Tài liệu trong nước
1. PGS.TS. Tô Ngọc Hưng (2016), Tín dụng ngân hàng, tr10, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội.
2. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2015), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. Báo cáo tài chính tổng hợp năm 2015 của VPBank 4. Báo cáo tài chính tổng hợp năm 2016 của VPBank 5. Báo cáo tài chính tổng hợp năm 2017 của VPBank 6. Các quy định nội bộ của VP Bank
- Quy định 88/2016/QĐi - TGĐ - Quy định 14/2017/QĐÌ - TGĐ - Quy định 19/2017/QĐÌ - TGĐ
7. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định ngày 22/04/2005 về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
8. Chính phủ (2009), Nghị định 56/2009/NĐ-CP ban hành (Thông tư 16/2013/TT- BTC 2013) ngày 16/07/2009 về việc trợ giúp phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội. 9. Các trang web: www.gso.gov.vn/ www.baomoi.com/ www.cafef.vn/ www.wikipedia. com/ www.tapchitaichinh.vn/ www.bankgo.com/