Tỷ trọng thu lãi cho vay khách hàng cá nhân ThulaichovayKCHN
-3--- , ---x100%
Tong thu lãi cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh, trong tổng lãi thu được thì lãi từ cho vay KHCN chiếm bao nhiêu phần trăm. Tỷ trọng thu lãi cho vay KHCN càng cao chứng tỏ đóng góp của hoạt động cho vay KHCN càng hiệu quả.
❖Tỷ lệ thu lãi từ cho vay khách hàng cá nhân
, „ . , Thu lãi cho vay KHCN
Tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay KHCN (%) = —---—7---'__________x 100%
Tong dư nợ cho vay KHCN
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời từ lãi của các khoản cho vay KHCN. Nó cho ta biết một đồng cho vay KHCN mang lại bao nhiêu đồng lãi . Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN càng lớn, tức là hiệu quả hoạt động cho vay KHCN càng cao.
1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cánhân nhân
Trong môi trường cạnh tranh của nên kinh tế thị trường, việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng là vấn đề cấp thiết đối với mọi NHTM. Tổ chức tốt công tác quản lý và cho vay KHCN giúp ngân hàng duy trì kinh doanh và đạt được lợi nhuận mong muốn. Tuy nhiên, các nhà quản lý ngân hàng muốn đạt được như vậy thì cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài.
a, Nhân tố chủ quan
Thứ nhất, chiến lược kinh doanh: Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng hiệu quả tín dụng . Chiến lược kinh doanh liên quan đến khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường. Nó liên quan đến các quyết định chiến lược về lựa chọn sản phẩm , đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo
ra cơ hội mới.. .Dựa trên cơ sở một chiến lược kinh doanh được xác lập, ngân hàng sẽ
chuyển nó thành hành động, lập ra những kế hoạch bộ phận cho từng thời kỳ đảm bảo
cho những mục tiêu đã đề ra; đặc biệt có kế hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cho vay như: kế hoạch tăng trưởng, kế hoạt marketing, chính sách nhân sự.
Thứ hai, các chính sách tín dụng: Đó là chính sách chăm sóc khách hàng trước
và sau khi cho vay có chu đáo hay không, các quy định về lãi suất và phí tín dụng cao
hay thấp, có linh hoạt và phù hợp với nhu cầu hiện có của người dân hay không; Các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, TSĐB, phương thức giải ngân và thanh toán, thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn
kéo dài bao lâu...tất cả các yếu tố trên đều tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng. Nếu một chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp, linh hoạt, đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của khách hàng thì sẽ thu hút được nhiều đối tượng khách hàng đến vay vốn, đem lại nguồn thu nhập cao cho ngân hàng, kiểm soát
được rủi ro, từ đó làm cho hiệu quả cho vay đối với KHCN của ngân hàng được nâng cao.
Thứ ba, công tác thông tin: Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, thông tin là một yếu tố rất quan trọng, ai nắm bắt được thông tin một cách nhanh chóng sẽ có lợi thế rất lớn trong kinh doanh. Hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng như vậy, ngân hàng nào nắm bắt được nhiều thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, các chính sách pháp luật mới, nhu cầu của khách hàng.đề từ đó đưa ra những sản phẩm mới, phù hợp thì sẽ thu được hiệu cao. Ngoài ra việc nắm bắt được thông tin về khách hàng
rất quan trọng. Trên cơ sở nguồn thông tin nhận được, ngân hàng thực hiện phân tích tín dụng để đánh giá khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn,
thu thập và xử lý thông tin về khách hàng để đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cũng như là người thực hiện giám sát sau khi cho vay và thu nợ. Do đó, mỗi cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ, khả năng phân tích,
đánh giá, có trách nhiệm trong công việc trên cơ sở lựa chọn những khách hàng có đủ
năng lực pháp lý, có đủ năng lực tài chính, có tư cách đạo đức tốt.. .Nhờ có những cán
bộ như vậy, các khoản cho vay diễn ra an toàn và hiệu quả hơn, hoạt động cho vay cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Thứ năm, công nghệ của ngân hàng: Công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng cung cấp dịch vụ tốt hơn, nhanh chóng hơn, phong phú hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng. Trong khi đó, đặc thù của hoạt động cho vay KHCN là giao dịch với số lượng khách hàng đông và đa dạng, ngân hàng phải thực hiện một số lượng lớn các hợp đồng cho vay. Do đó, hệ thống công nghệ của ngân hàng hiện đại vừa tiết kiệm được thời gian công sức của cán bộ QHKH, vừa hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, sai sót trong quá trình giao dịch với khách hàng và có thể đáp ứng
kịp thời các yêu cầu của khách hàng, từ đó giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Thứ sau, tình hình huy động vốn: Vốn được đánh giá trên hai yếu tố là quy mô
của nguồn vốn hy động và chi phí huy động vốn. Khi quy mô vốn huy động lớn thì ngân hàng càng có khả năng đáp ứng tốt cho nhu cầu kinh doanh của mình và với chi phí hợp lý thì ngân hàng có điều kiện cho vay với lãi suất cạnh tranh. Điều này sẽ tốt cho việc mở rộng và phát triển hoạt động cho vay KHCN cả về mặt chất và lượng.
Thứ bảy, hoạt động quảng cáo, marketing của ngân hàng: Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng nhằm quảng bá hình ảnh của ngân hàng đến với khách hàng, nhất là trong điều kiện hiện nay, thời đại thông tin và công nghệ đang bùng nổ thì những hoạt động này là không thể thiếu. Một mẩu quảng cáo hay, một chính sách ưu20
Theo Tạp chí tài chính (2019) thì môi trường kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến cả ngân hàng và khách hàng vay tiền. Khi nền kinh tế mở cửa, hoạt động kinh doanh phát triển thì khách hàng có nhu cầu vay tiền nhiều hơn, mặt khác khi nền kinh tế phát
triển, thu nhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân, do đó nhu cầu vay tiêu dùng cũng tăng. Ngược lại nền kinh tế suy thoái, dẫn đến khả năng hấp thụ vốn cho vay không được mở rộng mà còn bị thu hẹp.
❖ Môi trường pháp lý
Pháp luật có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và cho vay khách hàng cá nhân nói riêng. Không có pháp luật hoặc các chính sách ban hành không phù hợp sẽ tạo khe hở cho các bên tham gia quan hệ tín dụng. Lĩnh vực cho vay chịu sự chi phối không chỉ bởi luật các tổ chức tín dụng mà còn rất nhiều
bộ luật liên quan như: Luật dân sự, luật đất đai...Nếu hệ thống pháp luật ban hành không đầy đủ, không đồng bộ, có nhiều mâu thuẫn trong khi thực hiện và chưa thật sự phù hợp với các ban ngành, các đơn vị có liên quan đến hoạt động tín dụng thì có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Một hệ thống văn bản pháp luật chặt chẽ, khoa học, không rườm rà cùng các cơ quan pháp luật thực thi nghiêm chỉnh, công bằng sẽ là điều kiện cho mọi đối tượng làm ăn chân chính được bảo vệ, hoạt động của ngân hàng sẽ được diễn ra thông suốt và hiệu quả. (Nguyễn Thị Định, 2018)
❖ Môi trường xã hội - chính trị
Khách hàng và Ngân hàng thực hiện quan hệ cho vay trên cơ sở tín nhiệm giữa
hai bên. Vì vậy sự tín nhiệm là cầu nối mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Uy tín của Ngân hàng trên thị trường ngày càng tăng cao thì sẽ thu hút được lượng khách hàng ngày càng đông. Mối quan hệ xã hội thể hiện cụ thể giữa ngân hàng và khách hàng là nhân tố không kém phần quan trọng quyết định tới quy mô, phạm vi hoạt động của mỗi ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng.
nhà đầu tư nước ngoài bởi các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn chú trọng tới an toàn vốn đầu tư. Tình hình kinh tế chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi cho việc phát triền kinh tế đất nước. Riêng đối với ngân hàng, nó có ảnh hưởng tới việc huy động, cho và và đầu tư vốn của ngân hàng. Điều đó có nghĩa là nhân tố này ảnh hưởng tới chất lượng cho vay. (Nguyễn Thị Hoài Trang,2018)
❖Yếu tố khách hàng
Thứ nhất, năng lực tài chính: Với mỗi cán bộ QHKH vấn đề quan tâm đầu tiên
về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay vốn được ngân hàng chấp
nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về năng lực tài chính đủ lớn và lạnh mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng những nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc nguồn tài chính đủ mạnh nhưng không ổn định.
Thứ hai,nhu cầu, thói quen và đạo đức của khách hàng: Ngoài những nhân tố trên còn kể đến nhân tố khách quan bên ngoài ngân hàng cũng ảnh hưởng đến cho vay
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày tổng quan lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại các ngân hàng thương mại. Trong đó đề cập đến khái niệm, phân loại, đặc điểm của cho vay KHCN và khái niệm, ý nghĩa của hoạt động cho vay KHCN. Chương 1 cũng nêu lên các tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay KHCN và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay cá nhân.
Những lý luận nêu trên làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề tài trong những chương tiếp theo
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIETCOMBANK - TÂY HÀ NỘI