hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Tây Hà Nội
2.3.1 Kết quả đạt được
Qua những phân tích ở trên cho thấy cho vay KHCN của Vietcombank - Tây Hà nội đã đạt được những kết quả nhất định như sau:
Quy mô cho vay ngày càng được mở rộng và phát triển thể hiện thông qua doanh số cho vay KHCN, doanh số thu nợ KHCN, dư nợ cho vay KHCN của chi nhánh tăng trưởng liên tục qua các năm. Điều này đã góp phần phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Chất lượng cho vay của chi nhánh khá tốt khi hệ số thu nợ của ngân hàng vẫn 45
được duy trì ở mức khá cao trên 84%, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng vẫn đang ở mức an toàn dưới 3%.
Qua khảo sát khách hàng, có rất nhiều khách hàng cảm thấy hài lòng về sự đa dạng, khả năng đáp ứng nhu cầu của sản phẩm cho vay KHCN, chứng tỏ chất lượng cho vay khách hàng cá nhân phần nào đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, từ đó thu hút khách hàng đến với chi nhánh vay vốn góp phần nâng cao hiệu quả cho vay.
Hiệu quả cho vay được nâng cao hơn khi chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động ở mức khá cao góp phần đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng, thu lãi từ hoạt động cho vay KHCN tăng liên tục qua các năm và tiền lãi thu được trên 100 đồng vốn cho vay KHCNcủa chi nhánh ngày càng tăng nghĩa là khả năng lời từ cho hoạt động cho vay KHCN khá tốt.
Mạng lưới hoạt động của chi nhánh được mở rộng khi tiếp nhận thêm phòng gia dịch Xa La và khai trương phòng giao dịch Sơn Tây năm 2017, đến năm 2018 thì tiếp nhận thêm phòng giao dịch Đan Phượng. Với mạng lưới rộng tăng khả năng tiếp cận khách hàng từ đó nâng cao nâng lực cạnh tranh cho chi nhánh.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân a, Hạn chế
Một là, tỷ lệ dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ còn thấp mặc dù dư nợ cho vay KHCN được liên tục mở rộng. Theo bảng 2.2 tỷ lệ này qua các năm chỉ chiếm
tầm hơn 26%, mặc dù có tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng rất nhỏ. Cho vay tín chấp
qua thẻ tín dụng chưa được chi nhánh chú trọng nên tỷ lệ cho vay này còn khá khiêm tốn. Chi nhánh chưa khai thác hết nguồn lực và tiềm năng phát triển của thị trường cho vay KHCN trên địa bàn nên kết quả thu được chưa tương xứng với khả năng thúc
đẩy.
Hai là, hệ số thu nợ của chi nhánh giảm qua các năm, tỉ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tăng nhẹ.
trọng của nó lại rất nhỏ, chỉ chiếm dưới 20%, chi nhánh chưa tận dụng hết được khả năng thúc đẩy của hoạt động này để tối đa hóa lợi nhuận
Bốn là, theo khảo sát khách hàng thì nhiều khách hàng cho rằng quy trình cho vay vẫn còn khá rườm rà, yêu cầu hồ sơ còn khá cao, thời gian xử lý và giải ngân vẫn còn chậm, gây khó khăn cho khách hàng trong việc vay vốn cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
b, Nguyên nhân
Cho vay KHCN tại Vietcombank - Tây Hà Nội còn một số hạn chế, điều này là do các nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra. Việc tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân này có vai trò quan trọng để chi nhánh tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay KHCN .
❖Nguyên nhân khách quan
- Môi trường kinh tế: Nền kinh tế từ năm 2016 đến 2018 đã được phục hồi và tăng trưởng tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng phát triển đặc biệt là các ngân hàng TMCP. Nhận thấy tiềm năng to lớn từ thị trưởng cho vay KHCN tại Việt Nam. Các Ngân hàng TMCP, ngân hàng thương mại nhà nước và chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đều hướng vào đó dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Đầu tiên là sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài. Lợi thế của các ngân hàng nước ngoài là vốn lớn, có tiềm lực tài chính và khả năng quản lý. Hiện nay thị phần của các ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ, Shinhan Bank...ngày càng được mở rộng và sức ảnh hưởng ngày càng gia tăng từ đó thu hút tầng lớp có thu nhập
cao, làm việc tại tổ chức nước ngoài sang vay vốn và sử dụng dịch vụ của họ. Các ngân hàng này cũng đang lên kế hoạch phục vụ kế hoạch phát triển phục vụ khách hàng cá nhân tại Việt Nam làm sức ép cạnh tranh đối với ngân hàng quốc nội gia tăng.
Thêm vào đó các ngân hàng này có trình độ quản lý tốt, công nghệ phát triển góp phần
công nghệ Blockchain vào trong giao dịch giúp cho thông tin khách hàng được bảo mật tốt, giảm thiểu được các quy trình rườm rà và rủi ro khi giao dịch góp phần thu hút khách hàng đến ngân hàng.
Bên cạnh đó các ngân hàng TMCP tư nhân vươn lên ngày càng mạnh mẽ. Hàng
loạt các chương trình ưu đãi, khuyến mại được các ngân hàng này đưa ra. Ví dụ đối với các khoản vay mua nhà thì chi nhánh áp dụng mức lãi suất ưu đãi là 9%/ năm trong khi đó các TMCP tư nhân như SHB, MBBank là 8,9% , SeABank là 8,5%, AB Bank là 8,49%, TPBank là 8,4%, đặc biệt lãi suất cho vay của Techcombank chỉ có 7,79%. Từ đó làm giảm sức cạnh tranh của chi nhánh .
- Văn hóa - xã hội: Do người Việt Nam có thói quen là tiết kiệm và thường chỉ chi tiêu khi đã có đủ vốn. Họ chưa quen với việc tiêu dùng trước rồi tương lai trả tiền sau. Ngoài ra sự phân bố không đồng đều về số lượng dân cư và sự chênh lệch về mức
thu nhập cũng tác đến nhu cầu trong việc chi tiêu của KHCN. Từ đó cho vay KHCN của ngân hàng bị ảnh hưởng
❖Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, chi nhánh chưa xây dựng cho mình một kế hoạch cho vay KHCN cụ
thể khiến cho việc tiếp cận khách hàng mới cũng như công tác quản lý rủi ro của chi nhánh còn chưa tốt khiến hiệu quả cho vay KHCN chưa cao.
Thứ hai, hoạt động marketing chưa được quan tâm nhiều. Chưa có một bộ phận
phụ trách về các kênh truyền thông nhằm nghiên cứu nhu cầu khách hàng, sản phẩm cho vay của ngân hàng khác để có những giải pháp phát triển cho vay KHCN và nâng
cao hiệu quả cho vay KHCN tại chi nhánh . Trong khi cạnh tranh giữa các ngân hàng đang rất gay gắt thì đây có thể xem là một trong những nguyên nhân cơ bản.
công tác tiếp thị khách hàng mới. Một bộ phận cán bộ QHKH chưa tích cực tìm hiểu nghiệp vụ, chưa quan tâm nhiệm vụ được giao nên chất lượng và hiệu quả công tác thấp.
Hơn nữa, một số cán bộ tín dụng có kỹ năng phân tích khách hàng còm kém dẫn đến việc sau khi đưa ra quyết định cho vay có rủi ro của chi nhánh tăng cao cùng với đó chi nhánh chưa theo dõi và kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay sau khi giải ngân từ đó vẫn làm nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh liên tục tăng dù đã trích lập dự phòng rất lớn. Khách hàng đến vay vốn tại chi nhánh phần lớn đều cần tài sản đảm
bảo biểu hiện dư nợ có tài sản đảm bảo chi nhánh liên tục tăng trong khi chi nhánh chưa quan tâm đến việc thu thập thông tin của khách hàng nên có thể bỏ lỡ những khách hàng có tiềm năng nhưng không có tài sản đảm bảo khiến cho hiệu quả cho vay
chưa được khai thác tối đa
Thứ tư, quy trình cho vay KHCN của chi nhánh vẫn còn khá rườm rà vì áp dụng một quy trình cho rất nhiều đối tượng khách hàng, chưa xây dựng được một quy
trình công nghệ riêng cho từng đối tượng để giảm bớt thủ tục không cần thiết. Bên
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 khóa luận đã tập trung vào việc phân tích qua đó đánh giá thực trạng
của hiệu quả cho vay KHCN tại Vietcombank - Tây Hà Nội thông qua cả chỉ tiêu định tính và định lượng. Từ đó tìm ra hạn chế và nguyên nhân hạn chế của chi nhánh trong công tác quản lý hiệu quả hoạt động cho vay KHCN để đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay KHCN tại chi nhánh sẽ được đề cập ở chương 3 của khóa luận.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ