Phủ đi ̣nh sự nhấn mạnh tham tố đảo trong quá trình vật chất

Một phần của tài liệu TIẾNG ANH CHUYÊN SÂU SONG NGỮ ANH VIỆT ĐẢO NGỮ CÂU HÀN LÂM (Trang 121 - 125)

7. Cấu trúc của luận án

3.4.2. Phủ đi ̣nh sự nhấn mạnh tham tố đảo trong quá trình vật chất

Trong quá trình vâ ̣t chất chuyển giao, có những lúc thông tin được nhấn mạnh là tham tố Đích thể nhưng la ̣i đứng sau từ nhấn ma ̣nh Ngay cả ta ̣o thành Đề ngữ đánh dấu chở thông tin đến người đo ̣c/nghe.

Ví du ̣ {3: 56}... Ngay cả những bức tranh cha cũng không để lại. Ông đã đốt hết toàn bộ kho tàng báu vật của suốt cuộc đời không ngừng vẽ và vẽ... [17]

Xét câu: Ngay cả những bức tranh cha cũng không để lại. Đề đánh dấu là cu ̣m từ Ngay cả những bức tranh. Trong đó, tân ngữ (những bức tranh) là thông tin được nhấn mạnh kết hợp với từ nhấn ma ̣nh (Ngay cả). Phần còn la ̣i là Thuyết (cha cũng không để lại) bao gồm tham tố Hành thể (cha), yếu tố phủ đi ̣nh (cũng không) và QT:vc chuyển giao (để lại) có chức năng cụ thể hóa thông tin trong phần Đề.

3.5. Kiểu 5: Nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiê ̣n qua các tham tố đảo có yếu tố chêm xen phu ̣ trơ ̣ (cấu trúc câu) tố chêm xen phu ̣ trơ ̣ (cấu trúc câu)

Số lượng: 9/500 (Tỷ lệ: 1.8 %)

CTĐT Đề đánh dấu Thuyết

CTT Thức khẳng đi ̣nh/ Phủ đi ̣nh

Yếu tố chêm xen + VN + TN CN ↔ VN ↔ BN

CTCT Yếu tố chêm xen + QT:qh + Tham tố Tham tố ↔ QT ↔ CC

Trong sơ đồ này, yếu tố phu ̣ trợ (chính..., đó..., chính..., ngay..., ngay cả...) xuất hiê ̣n đầu câu kết hợp với một tham tố đảo thông qua quá trình quan hệ (là) tạo thành phần một cụm Chủ - vị đóng chức năng làm Đề đánh dấu. Phần Thuyết cũng là một cấu trúc chuyển tác có sự tham gia của các tham tố cơ bản nhằm thuyết giải cho Đề. Đối với sơ đồ này, chúng tôi tiến hành khảo sát nguồn ngữ liệu trên hai Thức (Thức khẳng đi ̣nh và Thức Phủ đi ̣nh). Kết quả khảo sát cho thấy đây là sơ đồ chiếm tỷ lệ rất

113 khiêm tốn (1.8 %) trong tổng số câu đảo ngữ tiếng Việt được khảo sát.

3.5.1. Khẳng đi ̣nh sự nhấn ma ̣nh đề đánh dấu biểu hiê ̣n qua các tham tố đảo có yếu tố chêm xen phu ̣ trợ đảo có yếu tố chêm xen phu ̣ trợ

3.5.1.1. Khẳng đi ̣nh sự nhấn mạnh đề đánh dấu biểu hiê ̣n qua các tham tố đảo có yếu tố chêm xen phụ trợ trong quá trình tinh thần

a. QT: tt mong muốn và mong ước

Sơ đồ đảo ngữ nhấn ma ̣nh nhằm liên quan đến tham tố Chu cảnh và Hiê ̣n tượng trong quá trình tinh thần mong muốn còn được chứng minh qua các ví du ̣ sau:

Ví du ̣ {3: 57}... Chính là ở cái lúc tưởng như tuyệt vọng này, trong Pao lại dâng lên một niềm khát khao sống thật mạnh mẽ. Pao phải sống. Pao cần phải sống để làm lại, để sửa chữa lỗi lầm, để hỏi tội kẻ ác, để nói chuyê ̣n với kẻ lá mặt lá trái... [11]

Xét câu: Chính là ở cái lúc tưởng như tuyệt vọng này, trong Pao lại dâng lên một niềm khát khao sống thật mạnh mẽ. Đề ngữ đánh dấu được xác đi ̣nh là cu ̣m từ có yếu tố nhấn ma ̣nh: Chính là ở cái lúc tưởng như tuyệt vọng này. Ngay trong phần Đề này, thông tin được nhấn mạnh mang đă ̣c điểm tra ̣ng tính. Phần Thuyết được xác đi ̣nh là: trong Pao lại dâng lên một niềm khát khao sống thật mạnh mẽ với nhiều yếu tố xảy ra trong quá trình tinh thần mong muốn (lại dâng lên): chu cảnh (trong Pao, thật mạnh mẽ), Hiê ̣n tượng (một niềm khát khao sống). Đề và Thuyết có quan hê ̣ mâ ̣t thiết với nhau bằng mô ̣t thái đô ̣ khẳng đi ̣nh với các yếu tố khác trong diễn ngôn.

Ví du ̣ {3: 58}... Con gái nói rằng nó bị đầu độc. Có gì lạ đâu, nó nói thêm, con người vẫn tiếp tục đầu độc nhau đấy thôi. Đầu óc tôi cứ lởn vởn câu nói cuối cùng của hoàng tử Hamlet. Thế thì độc dược ơi, hãy làm nhiệm vụ của mi đi thôi.Đấy, chính đó là cái tôi cần sử dụng, đó chính là việc tôi phải làm... [22]

Trong diễn ngôn, có khi thông tin được nhấn mạnh liên quan đến tham tố Hiê ̣n tượng. Xét câu: Đấy, chính đó là cái tôi cần sử dụng, đó chính là việc tôi phải làm.

Với sự xuất hiê ̣n các cu ̣m từ tình thái Đấy và cu ̣m nhấn ma ̣nh: chính đó là và đó chính trước tham tố Hiê ̣n tượng (cái, việc) ở hai vế của mê ̣nh đề, câu trở nên có hai phần Đề đánh dấu (Đấy, chính đó là cái và đó chính là việc), Cảm thể (tôi) được lă ̣p la ̣i hai lần nhằm thể hiê ̣n viê ̣c thực hiê ̣n hai QT:tt khác nhau: cần sử dụng và phải làm. Thông thường, qui trình của mô ̣t quá trình trong thế giới khách quan là Cảm thể – chủ thể thực hiê ̣n quá trình, tác đô ̣ng lên Hiê ̣n tượng nào đó. Tuy nhiên, trong ví du ̣ trên, Hiê ̣n tượng, yếu tố do Cảm thể ta ̣o nên la ̣i xuất hiê ̣n trước trở thành thông tin được nhấn mạnh trong văn bản.

b. QT:tt nhận thức

Ví du ̣ {3: 59}... Y muốn tìm cái kẻ vừa nói cái câu vừa tinh khôn vừa tầm thường ấy quá. Nhưng sáp ngay đến trước mặt y là một thân hình cao, gầy, lụng thụng trong cái áo ca pốt dạ. Đó chính là cái mặt ngựa mà lúc nãy y vừa để ý tới... [11]

114 Xét câu Đó chính là cái mặt ngựa mà lúc nãy y vừa để ý tới. Tham tố Hiện tượng (cái mặt ngựa) khi được kết hợp với yếu tố nhấn ma ̣nh (Đó chính là) ta ̣o thành Đề đánh dấu nhằm mục đích nhấn mạnh tham tố HTg (cái mặt ngựa) đến người đo ̣c/người nghe thông qua chuỗi quá trình tinh thần tri nhâ ̣n vừa để ý tới với một thái đô ̣ khẳng đi ̣nh. Thành phần Thuyết chính là cu ̣m từ: mà lúc nãy y vừa để ý tới chứa Cảm thể, QT:tt và chu cảnh.

3.5.1.2. Khẳng định sự nhấn ma ̣nh đề đánh dấu biểu hiê ̣n qua các tham tố đảo có yếu tố chêm xen phụ trợ trong quá trình quan hê ̣

a. QT:qh đồng nhất

Trong quá trình quan hê ̣ đồng nhất, khi muốn nhấn ma ̣nh mô ̣t tham tố nào đó trong quá trình như (Biểu hiê ̣n hoă ̣c Giá tri ̣), người ta có thể đồng nhất hai tham tố đó và chêm xen yếu tố nhấn ma ̣nh: Đúng là như trong ví du ̣ sau:

Ví du ̣ {3: 60}... Trong nhà có tiếng một người đàn ông. Đúng là giọng đàn ông

mếu máo. Lặng đi một lát... [11]

Xét câu: Đúng là giọng đàn ông mếu máo. Tham tố GT (giọng đàn ông mếu máo) cũng chính là tham tố BH. Ngoài ra, vi ̣ trí của các tham tố này la ̣i đứng sau vi ̣ từ “là” và vì vâ ̣y câu mang tính chất “hậu đảo”. Tham tố GT/BH là Chủ ngữ mang thông tin được nhấn mạnh nhưng đứ ng sau vi ̣ từ quan hệ ().

b. QT:qh sở hữu

Quá trình hâ ̣u đảo cũng xảy ra với các tham tố là ĐNT/BĐNT trong quá trình quan hê ̣ sở hữu với sự xuất hiê ̣n của nó sau vi ̣ từ quan hê ̣ “là” và sau yếu tố nhấn ma ̣nh.

Ví du ̣ {3: 61}... Sau cùng, hiện ra trong trí nghĩ của Long cái cảnh tượng một cặp vợ chồng xum họp nhau dưới một túp lều gianh, chồng đọc sách, vợ ngồi thêu, mà vợ là Tuyết hoặc Loan, còn chồng là Long, điều ấy không cần phải nói. Đó là sự đắc thắng của sức cám dỗ, của sự mê muôi của ái tình... [21]

Xét câu: Đó là sự đắc thắng của sức cám dỗ, của sự mê muôi của ái tình. Ở đây, các tham tố (sự đắc thắng của sức cám dỗ, của sự mê muôi của ái tình) vừa là ĐNT vừa là BĐNT chở thông tin mới cho văn bản nhưng la ̣i xuất hiê ̣n sau từ cu ̣m từ chêm xem Đó là. Chính vì vâ ̣y, nó làm cho câu mang tính hâ ̣u đảo.

c. QT:qh tồn tại

Có thể nói, kiểu đảo ngữ nhấn ma ̣nh xảy ra hầu hết trong các quá trình quan hê ̣. Quá trình quan hê ̣ tồn ta ̣i có thể được xem là quá trình hâ ̣u đảo mở rô ̣ng về phía sau khi tham tố chính luôn xuất hiện ở vi ̣ trí sau các vi ̣ từ tồn ta ̣i và các yếu tố nhấn ma ̣nh.

Ví du ̣ {3: 62}... Kiên nghe kể đi đêm ở vùng này có thể nghe thấy chim chóc khóc than như người. Mà đúng là có loài chim như thế thật dù rằng chưa ai nhìn thấy chúng vì chúng chẳng hề bay mà chỉ một mực kêu thôi... [17]

115 Quá trình hiê ̣n hữu chỉ có một tham thể cố hữu được gọi là Hiê ̣n hữu thể (HHT). Hiê ̣n hữu thể chứa thông tin mới, đứng sau quá trình quan hê ̣ tồn ta ̣i và được hiê ̣n thực hóa điển hình bằng một danh từ hay một cụm danh từ. Bổ sung vào tổ hợp QT:hh + HHTcó thể có thêm thành phần Chu cảnh (CC) chỉ thời gian hay đi ̣a điểm nhưng cũng có khi Chu cảnh là một cụm từ phụ trợ chêm xen nhấn ma ̣nh. Tuy nhiên, khi muốn nhấn ma ̣nh người ta có thể đă ̣t nó lên vi ̣ trí đầu câu. Trong câu: Mà đúng là có loài chim như thế thật dù rằng chưa ai nhìn thấy chúng vì chúng chẳng hề bay mà chỉ một mực kêu thôi. Cụm từ nhấn ma ̣nh là:

Mà đúng là đứng trước QT:hh (có) và tổ hợp Hiê ̣n hữu thể có thông tin mới: cóloài chim như thế thật kết hợp với nhau ta ̣o thành Đề ngữ (Mà đúng là có loài chim như thế thật),

phần còn la ̣i (dù rằng chưa ai nhìn thấy chúng vì chúng chẳng hề bay mà chỉ một mực kêu thôi) là Thuyết ngữ thuyết giải cho Đề.

Tiểu kết

Đảo ngữ trong tiếng Viê ̣t là vấn đề phức ta ̣p với nhiều quan điểm lí luâ ̣n khác nhau. Tuy nhiên, vớ i hướng tiếp câ ̣n theo ngữ pháp chức năng, chúng tôi tán thành quan điểm cho rằng cấu trúc cú pháp của câu được tổ chức dựa trên cả ba bình diê ̣n của câu. Đó là câu có chức năng cấu trúc đề – thuyết, câu có cấu trúc Thức, cấu trúc nghĩa biểu hiê ̣n.

Trong tiếng Viê ̣t, các loa ̣i câu đảo ngữ đều có phần đề là đề đánh dấu, bởi vì ở vi ̣ trí đầu câu đảo ngữ tiếng Viê ̣t không phải là yếu tố chủ ngữ. Đề ngữ đánh dấu có tác du ̣ng lưu ý người nghe đến mô ̣t vấn đề sắp nói trong mối liên hê ̣ đối lâ ̣p với những điều đã nói trước đó. Yếu tố thể hiê ̣n bằng hình thức đề ngữ có thể dùng để nhấn ma ̣nh cho đối thể hay vi ̣ thể hay mô ̣t tra ̣ng thể. Ở mô ̣t trâ ̣t tự thông thường có đánh dấu, câu chỉ có mô ̣t tiêu điểm. Tiêu điểm trên phần đề có hai ý nghĩa : (i) nhấn ma ̣nh, tương phản yếu tố được nêu với mô ̣t yếu tố khác có mă ̣t hay không có mă ̣t trong phát ngôn trực tiếp; (ii) làm nổi bâ ̣t yếu tố thông tin trung tâm của phần Thuyết. Trong tiếng Viê ̣t, cấu trúc câu có trâ ̣t tự thông thường là chủ ngữ phải xuất hiê ̣n trước vi ̣ ngữ. Tuy vâ ̣y, khi muốn nhấn ma ̣nh mô ̣t yếu tố nào đó chúng ta có thể đă ̣t yếu tố đó lên vi ̣ trí đầu câu và khi trâ ̣t tự các yếu tố trong câu có sự thay đổi như vâ ̣y ta có các cấu trúc đảo ngữ tương ứng. Đồng thời, yếu tố được đă ̣t ở vi ̣ trí đầu câu sẽ trở thành Đề ngữ có đánh dấu trong câu đảo ngữ.

Từ kết quả khảo sát và viê ̣c phân tích các ví du ̣ minh ho ̣a, chúng ta có thể thấy rằng đảo ngữ tiếng Viê ̣t vẫn luôn có sự đa da ̣ng về cấu trúc và linh hoa ̣t trong quá trình vâ ̣n du ̣ng bởi nó đề câ ̣p đến hiê ̣n tượng không theo qui tắc trong câu. Dựa vào nguồn ngữ liê ̣u thu thâ ̣p được là 500 câu đảo ngữ tiếng Viê ̣t, chúng tôi đã tổng hợp được năm kiểu loại đảo ngữ, chứng minh sự thay đổi trâ ̣t tự các vai nghĩa trong câu và sự thể hiê ̣n chức năng của chúng trong diễn ngôn để kết luâ ̣n hình thức đảo ngữ tương ứng.

116

CHƯƠNG 4:

SO SÁNH CÂU ĐẢO NGỮ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT Dẫn nhâ ̣p

Từ viê ̣c mô tả các đă ̣c điểm của câu đảo ngữ tiếng Anh ở chương hai và các đă ̣c điểm câu đảo ngữ tiếng Viê ̣t trong chương ba, cùng với các cơ sở lý thuyết liên quan đến luận án được trình bày trong chương một, trong chương bốn này, chúng tôi sẽ so sánh để trình bày những điểm tương đồng và di ̣ biê ̣t của câu đảo ngữ trong tiếng Anh và tiếng Viê ̣t dựa vào các quan niê ̣m về câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Viê ̣t dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng hê ̣ thống dựa trên năm kiểu tổng quát. Đối với mỗi kiểu thể hiê ̣n, câu đảo ngữ trong hai ngôn ngữ được đối chiếu nhằm chỉ ra những nét tương đồng và những điểm di ̣ biê ̣t của hai ngôn ngữ. Theo đó, sự phân tích và so sánh được thực hiê ̣n một cách song song trên cả các mă ̣t đi ̣nh tính và đi ̣nh lượng giữa hai ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu TIẾNG ANH CHUYÊN SÂU SONG NGỮ ANH VIỆT ĐẢO NGỮ CÂU HÀN LÂM (Trang 121 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)