7. Cấu trúc của luận án
1.2.2. Trật tự từ
Có nhiều quan điểm khác nhau về trật tự từ. Tuy nhiên, tiếng Anh và tiếng Viê ̣t đều coi trâ ̣t tự từ như là mô ̣t phương tiê ̣n ngữ pháp (là mô ̣t phương thức quan tro ̣ng biểu thi ̣ chức năng cú pháp của từ) và trâ ̣t tự từ đóng mô ̣t vai trò rất quan tro ̣ng khác là biểu thi ̣ sự phân đoa ̣n thực ta ̣i, biểu thi ̣ tình cảm, cảm xúc của người nói/viết. Không có mô ̣t ngôn ngữ nào mà trâ ̣t tự từ của nó hoàn toàn cố đi ̣nh cũng như không có ngôn ngữ nào mà trâ ̣t tự từ của nó hoàn toàn tự do.
Trật tự từ tiếng Anh và tiếng Việt bình thường được đa số công nhận là: - Chủ -Vị
20 - Chủ -Vị -Bổ/ Tân/ Trạng.
Luận án theo quan điểm này.
1.2.2.1. Trật tự từ trong tiếng Anh theo quan điểm ngữ pháp chức năng hê ̣ thống
R.E.Asher (1994) cho rằng trong li ̣ch sử ngôn ngữ học, trâ ̣t tự từ được nhâ ̣n thức như là mô ̣t hiê ̣n tượng có tính chất kép: Cái thứ nhất liên quan đến ngữ pháp còn cái thứ hai liên quan đến văn phong. Nếu nhâ ̣n thức là mô ̣t hiê ̣n tượng liên quan đến ngữ pháp thì trâ ̣t tự từ là mô ̣t phương tiê ̣n mã hóa các mối quan hê ̣ về mă ̣t ngữ pháp. Các mối quan hê ̣ ngữ pháp tồn ta ̣i trong các thành phần nguyên liê ̣u của các ngôn ngữ khác nhau và sự phân loa ̣i theo các mối quan hê ̣ ngữ pháp chủ yếu nhất là sự phân chia thành ngôn ngữ tổng hợp tính và ngôn ngữ phân tích tính. Trong các ngôn ngữ tổng hợp tính, mối quan hê ̣ giữa các từ được diễn tả bằng các da ̣ng thức của từ hoă ̣c các biến thể. Trong khi đó, ở các ngôn ngữ phân tích tính, mối quan hê ̣ giữa các từ được diễn tả bằng các từ phu ̣ trợ/bổ sung các vi ̣ trí của các từ. Nói cách khác, các ngôn ngữ phân tích tính thường sử du ̣ng các phương tiê ̣n hay hình thức ngữ pháp bên ngoài của từ như: các từ chức năng, trâ ̣t tự từ và gio ̣ng điê ̣u. Chính vì vâ ̣y, trâ ̣t tự từ được sử du ̣ng như là phương tiê ̣n ngữ pháp quan tro ̣ng trong các ngôn ngữ phân tích tính như tiếng Anh và tiếng Viê ̣t.
Trong hướng tiếp câ ̣n trâ ̣t tự các thành tố của ngữ pháp chức năng, S.C. Dik (1989) cho rằng “trâ ̣t tự thành tố là mô hình trâ ̣t tự thành tố thực trong các ngôn ngữ là kết quả của ba lực chính trung hòa nhau phần nào đó, cho nên mô ̣t hê ̣ trâ ̣t tự thành tố nào đó nhất thiết phải được đă ̣c trưng bằng mô ̣t tổng áp lực (a certain amount of tension). Dưới đây là ba lực đó: a) Quyền ưu tiên của các thành tố có đă ̣c trưng chức năng bất biến trong cùng mô ̣t vi ̣ trí cấu trúc; b) Quyền ưu tiên của viê ̣c gán mô ̣t số vi ̣ trí đă ̣c trưng (đă ̣c biê ̣t là vi ̣ trí đầu cú) cho những pha ̣m trù thành tố đã được chỉ đi ̣nh và cho những thành tố giữ chức năng Đề hay Tiêu điểm; c) Quyền ưu tiên của những thành tố xếp theo trâ ̣t tự từ trái sang phải theo đô ̣ phức ta ̣p pha ̣m trù tăng dần. Theo ưu tiên này, vi ̣ trí phổ biến nhất của mô ̣t đa ̣i từ là trước danh ngữ, và vi ̣ trí phổ biến của cú phu ̣ là nằm sau hầu như tất cả các loa ̣i thành tố khác. Ưu tiên thứ nhất được lí giải trong ngữ pháp chức năng bằng viê ̣c xây dựng mô ̣t hoă ̣c nhiều mô hình chức năng xác đi ̣nh vi ̣ trí mà các thành tố với cương vi ̣ chức năng đã cho đảm nhâ ̣n trong những điều kiê ̣n cu ̣ thể. Ưu tiên thứ hai được lí giải bằng viê ̣c bổ sung những “vi ̣ trí đă ̣c biê ̣t” vào các mô hình chức năng trên và bằng viê ̣c đưa ra những qui tắc để chỉ đi ̣nh loa ̣i thành tố nào và trong những điều kiê ̣n nào thì có thể được đă ̣t vào những vi ̣ trí đă ̣c biê ̣t đó. Ưu tiên thứ ba được xác đi ̣nh theo “Trâ ̣t tự ưu tiên phổ quát của các thành tố” (Language Independent Preferred Order of Constituents, LIPOC). Ngữ pháp chức năng của Simon C. Dik (1989) cũng cho rằng viê ̣c sắp xếp trâ ̣t tự các thành tố không phải là mô ̣t thuô ̣c
21 tính “bề sâu” của các ngôn ngữ tự nhiên, mà là mô ̣t phương tiê ̣n biểu đa ̣t thuô ̣c về bề mă ̣t và được sử du ̣ng, trong mô ̣t chừng mực nhất đi ̣nh để mã hóa các mối quan hê ̣ bề sâu thành các trình tự bề mă ̣t. Vì vâ ̣y, mô ̣t trong những hê ̣ quả quan tro ̣ng của điều này là: “Bởi vì trâ ̣t tự không phải là mô ̣t thuô ̣c tính bề sâu của các ngôn ngữ tự nhiên, nên không có lí do gì để cho rằng chỉ có mô ̣t trâ ̣t tự “cơ bản” đơn nhất đối với mô ̣t ngôn ngữ. Cách tiếp câ ̣n của ngữ pháp chức năng đối với viê ̣c sắp xếp trâ ̣t tự từ hoàn toàn tương thích với sự cùng tồn ta ̣i của nhiều mô hình khác nhau, được sử du ̣ng trong những điều kiê ̣n khác nhau và vì những mu ̣c đích khác nhau” [11].
Khi bàn về khái niê ̣m “trâ ̣t tự từ”, Douglas Biber (1999; 898) cho rằng: Trật tự từ là sự sắp xếp các từ ngữ trong một câu hoặc trong một đoạn văn sao cho chúng có nghĩa, về đặc điểm trật tự từ có thể thay đổi được trong một câu miễn sao chúng vẫn đảm bảo được về mặt ngữ pháp. Trật tự từ hay sự thay đổi trật tự từ là hiện tượng xuất hiện những “đường phân định” đối với một ngôn ngữ như tiếng Anh và phải được xem xét trên nền tảng được cấu tạo cơ bản và thể loại trật tự từ mà tiếng Anh phụ thuộc. Tuy nhiên, sự xuất hiện những “đường phân định” là quyền sở hữu phổ quát của ngôn ngữ mà người nói/ người nghe có thể sản sinh lần lượt từng từ một lần, từ câu này sang câu khác... và bởi vậy cũng tuân theo các quy luật tự nhiên - điểm xuất phát luôn luôn có ảnh hưởng đến sự giải thích cho những điều theo sau nó. Trật tự từ thường được dùng để chỉ trật tự các yếu tố trong câu, các yếu tố đó thường được nhận biết bởi các cụm từ hay mệnh đề chứ không phải là mỗi từ như: chủ ngữ, động từ, tân ngữ vị ngữ hay trạng ngữ.
Dưới góc đô ̣ của “lý thuyết phân đoạn thực tại câu”, trật tự từ là một phương tiện chủ yếu để thể hiện thông tin thực tại của câu. Sự thay đổi trật tự từ phản ánh mối quan hệ giữa phân đoạn thực tại và phân đoạn cú pháp. Khi sự phân đoa ̣n thực ta ̣i xung đô ̣t với sự phân đoa ̣n cú pháp thì nó sẽ làm thay đổi sự bố trí bình thường của các thành phần trong câu. Lí thuyết phân đoa ̣n thực ta ̣i đă ̣t cơ sở trên ý tưởng về sự khác biê ̣t có tính nguyên tắc giữa hai cách phân tích câu: cách phân chia hình thức câu thành chủ ngữ và vi ̣ ngữ để làm rõ cấu trúc ngữ pháp của câu và cách phân chia câu ra thành “chủ đề” và “thuâ ̣t đề” hoă ̣c “chủ đề”, “chuyển đề” và “thuâ ̣t đề” để làm sáng tỏ phối cảnh chức năng của câu. Viê ̣c thay đổi trâ ̣t tự từ trong câu có liên quan đến mối quan hê ̣ giữa phân đoa ̣n thực ta ̣i và phân đoa ̣n cú pháp.
Như vâ ̣y, trâ ̣t tự từ trong tiếng Anh có chức năng xác đi ̣nh ý nghĩa trong câu. Viê ̣c thay đổi trâ ̣t tự từ có những hiê ̣u quả nhất đi ̣nh, có tác du ̣ng nhấn ma ̣nh mô ̣t bô ̣ phâ ̣n nào đó trong câu.
22
1.2.2.2. Trật tự từ trong tiếng Viê ̣t theo quan điểm ngữ pháp chức năng hê ̣ thống
Cũng giống như với tiếng Anh, các nhà ngôn ngữ ho ̣c cũng đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về khái niê ̣m “trâ ̣t tự từ” trong tiếng Viê ̣t dựa trên những cơ sở lí luâ ̣n khác nhau.
Trong cuốn “Lý thuyết trâ ̣t tự từ trong cú pháp”, Lý Toàn Thắng (2004) cho rằng: khi đảo vi ̣ trí các thành tố trong mô ̣t kết cấu cú pháp, tuy điều đó có thể không vi pha ̣m đến tính “đúng/sai” của mối quan hê ̣ ngữ pháp, nhưng la ̣i đưa tới mô ̣t hê ̣ quả khác: làm cho kết cấu cú pháp với trâ ̣t tự từ mới được cảm nhâ ̣n như có sắc thái nhấn ma ̣nh hơn hoă ̣c biểu cảm, tu từ hơn (hay nói cách khác – “bi ̣ đánh dấu”). Theo các nhà nghiên cứu, có bốn loa ̣i quy tắc trâ ̣t tự từ chủ yếu sau:
- Quy tắc chức năng: sử du ̣ng khi sự đối lâ ̣p giữa hai pha ̣m trù ngữ pháp được thực hiê ̣n nhờ vào sự khác biê ̣t vi ̣ trí của hai yếu tố (tham gia vào kết cấu cú pháp).
- Quy tắc phi chức năng: Sử du ̣ng khi trâ ̣t tự các yếu tố của kết cấu có thể dao đô ̣ng do những điều kiê ̣n phi ngữ pháp. Nói cách khác, sự biến đổi trâ ̣t tự từ ở đây không phá vỡ tính ngữ pháp của kết cấu, không làm sai lê ̣ch kiểu quan hê ̣ ngữ pháp giữa các yếu tố và không làm tăng hay giảm số lượng các quan hê ̣ ngữ pháp đó.
- Quy tắc kèm: Sử du ̣ng khi vi ̣ trí các yếu tố của kết cấu được xác đi ̣nh bởi mô ̣t quy tắc nhất đi ̣nh, nhưng viê ̣c vi pha ̣m đó không làm biến đổi kết cấu thành mô ̣t kết cấu mới với quan hê ̣ cú pháp khác mà chỉ làm cho kết cấu đó trở nên “ít ngữ pháp hơn” hay “không ngữ pháp bằng”. Trong trường hợp này, trâ ̣t tự từ chỉ là mô ̣t nét “kèm” của mô hình cú pháp của phát ngôn.
- Quy tắc yếu: Sử du ̣ng khi sự thay đổi trâ ̣t tự đã cho của các yếu tố (vốn do những điều kiê ̣n phi đă ̣c thù gây ra) đều gợi lên ấn tượng “bi ̣ đánh dấu” của phát ngôn mới được ta ̣o ra. Tương ứng với bốn quy tắc trâ ̣t tự từ là bốn kiểu loa ̣i trâ ̣t tự từ sau:
+ Trật tự từ ứng với quy tắc chức năng được go ̣i là trâ ̣t tự từ cố đi ̣nh. + Trật tự từ ứng với quy tắc phi chức năng được go ̣i là trâ ̣t tự từ tự do. + Trật tự từ ứng với quy tắc kèm được go ̣i là trâ ̣t tự từ chấp thuâ ̣n. + Trật tự từ ứng với quy tắc yếu được go ̣i là trâ ̣t tự từ hành du ̣ng.
Theo quan điểm của Diê ̣p Quang Ban (2009): Câu có cấu ta ̣o “thuâ ̣n – nghi ̣ch” là mô ̣t kiểu câu cũng có tính chất khá riêng biê ̣t của tiếng Viê ̣t. Cấu ta ̣o “thuâ ̣n – nghi ̣ch” chỉ là cái nhãn để gán cho kiểu câu có khả năng biến đổi cấu trúc nghĩa biểu hiê ̣n trong khi vẫn giữ nguyên cấu trúc nghĩa cú pháp. Trường hợp thuâ ̣n là trường hợp chủ thể logic làm chủ ngữ, trường hợp nghi ̣ch là trường hợp chủ thể logic làm bổ ngữ. Nói cách khác là yếu tố chỉ chủ thể logic có thể làm chủ ngữ đứng trước vi ̣ tố trong trường hợp này, mà cũng có thể làm bổ ngữ đứng sau vi ̣ tố trong trường hợp khác.
23 Về mă ̣t ngữ pháp, nếu thừa nhâ ̣n trâ ̣t tự từ là phương thức ngữ pháp quan tro ̣ng thì phải coi câu A và B là bình đẳng với nhau, cái này không phải là nghi ̣ch đảo của cái kia. Yếu tố đứng đầu đều là chủ ngữ của câu. Hai chủ ngữ này được phân biê ̣t tiếp về mă ̣t nghĩa biểu hiê ̣n: nước ở (A) là chủ ngữ về ngữ pháp và là đương thể (carrier – vâ ̣t mang tra ̣ng thái “đầy”) về mă ̣t nghĩa biểu hiê ̣n, tức nước là chủ thể logic; thùng ở (B) là chủ ngữ về ngữ pháp và là “vâ ̣t chứa” xét về nghĩa biểu hiê ̣n, tức không phải là chủ thể logic trong trường hợp này. Cấu trúc cú pháp và cấu trúc nghĩa biểu hiê ̣n của hai câu (A, B) được phân tích như sau:
Câu A Nước đầy thùng
CTCP chủ ngữ vi ̣ tố bổ ngữ
CTNBH đương thể (chủ thể logic) thuô ̣c tính vi ̣ trí
Câu B Thùng đầy nướ c
CTCP chủ ngữ vi ̣ tố bổ ngữ
CTNBH vi ̣ trí thuô ̣c tính đương thể (chủ thể logic)
Hai bảng trên cho thấy câu A, B có cấu trúc giống nhau, đồng thời là những câu diễn đa ̣t cùng mô ̣t sự viê ̣c (trong mô ̣t trường hợp dùng nào đó), nhưng la ̣i có hai cấu hình nghĩa biểu hiê ̣n khác nhau, đem la ̣i hai cấu trúc nghĩa biểu hiê ̣n khác nhau: chủ thể logic ở A đứng trước vi ̣ tố, ở B thì đứng sau vi ̣ tố. Và trường hợp chủ thể logic đứng trước vi ̣ tố, theo tiêu chuẩn của logic, phải được coi là thuâ ̣n.
Tóm la ̣i, trong cả tiếng Anh và tiếng Viê ̣t, câu thường có mô ̣t trâ ̣t tự cơ bản là S-V-O. Vi ̣ trí của mô ̣t từ trong câu thường được đánh giá theo chức năng ngữ pháp của nó trong mối quan hê ̣ với các từ khác trong câu. Cả hai ngôn ngữ đều coi trâ ̣t tự từ như là mô ̣t phương tiê ̣n ngữ pháp và trâ ̣t tự từ đóng mô ̣t vai trò rất quan tro ̣ng. Tuy nhiên, không có mô ̣t ngôn ngữ nào mà trâ ̣t tự từ của nó hoàn toàn cố đi ̣nh cũng như không có ngôn ngữ nào mà trâ ̣t tự từ của nó hoàn toàn tự do.