7. Cấu trúc của luận án
1.2.5. Câu đảo ngữ theo quan điểm ngữ pháp chức năng hê ̣ thống
1.2.5.1. Cá c quan niê ̣m về câu đảo ngữ trong tiếng Anh theo quan điểm ngữ pháp chức năng hê ̣ thống
Đối với một ngôn ngữ, để có một cấu trúc đảo ngữ thì phải có giả thuyết rằng có một mô hình cơ bản mà từ đó trật tự của chủ ngữ và động từ được đảo ngược. Nếu trật tự từ cơ bản là SVO hay VX xét trên bình diện tổng quát, sự tuân thủ nguyên tắc của trật tự từ phải được đòi hỏi là một hệ quả tự nhiên. Vì vậy, trong tiếng Anh hiện đại, đảo ngữ thể hiện bối cảnh của tình trạng không tuân theo logic của một cấu trúc tiếng Anh như SVO và một trật tự từ cứng nhắc của ngôn ngữ.
Nhìn từ góc đô ̣ ngữ pháp chức năng, Downing và Locke (1995, tr.223-230) cho rằng viê ̣c cho ̣n mô ̣t yếu tố làm “đề ngữ” trong mô ̣t câu là nguyên nhân gây ra hiê ̣n tượng đảo ngữ. “Đề ngữ” là cái mà người nói hay người viết cho ̣n làm điểm xuất phát của câu đó. Phần còn la ̣i của thông điê ̣p được go ̣i là “thuyết ngữ”. Viê ̣c lựa cho ̣n yếu tố
46 làm “đề ngữ” có vai trò quan tro ̣ng vì nó thể hiê ̣n cách thức người nói/viết xúc tiến và phát triển thông điê ̣p. Ngoài ra, đề ngữ còn có chức năng liên kết câu với những gì đi trước nó trong diễn ngôn. Khi mô ̣t yếu tố nào đó của cấu trúc được đưa lên vi ̣ trí đầu câu thì thì yếu tố đó sẽ trở thành “đề ngữ có đánh dấu” (marked theme). Những đề ngữ có mức “đánh dấu” cao nhất chính là những yếu tố ta ̣o ra hiê ̣n tượng đảo ngữ. Downing và Locke chia những yếu tố này thành 3 loa ̣i sau:
- Những từ ngữ chỉ phương hướng (expressions of direction): Đó là những tra ̣ng từ như: here, there, up, down, in out,off, away, across... Những câu đảo ngữ này nhằm ta ̣o hiê ̣u ứng nhấn ma ̣nh vì ý nghĩa chỉ phương hướng được cho ̣n làm xuất phát điểm và chủ đề được đưa xuống vi ̣ trí cuối câu.
- Những từ ngữ có nghĩa phủ đi ̣nh: (Expressions with negative meaning): Đó là những trang ngữ như: never, hardly, scarcely, nowhere, on no account, not only, not a thing... có chức năng bổ ngữ trực tiếp được đảo lên vi ̣ trí đầu câu.
- Những yếu tố khác như: so, such, neither, nor, only...
Theo quan niệm của Biber (1999), trong tiếng Anh có hai loa ̣i cấu trúc đảo ngữ là: đảo toàn phần (subject-verb inversion hay full inversion) khi “chủ ngữ đứng sau toàn bô ̣ vi ̣ ngữ” và đảo bán phần (subject – operator inversion hay partial inversion) khi “đứng trước chủ ngữ là tác tử hữu ha ̣n (the operator) chứ không phải là vi ̣ từ chính hay toàn bô ̣ vi ̣ ngữ. Cu ̣ thể:
Cấu trúc đảo toàn phần: Theo Drubig (1988) và Dorgeloh (1997), hiê ̣n tượng đảo ngữ này là nhằm diễn tả sự đánh giá của người nói/viết đối với tính quen thuô ̣c của thông tin trong diễn ngôn và nhằm thể hiê ̣n cách thức người nói/viết hướng dẫn sự chú ý của người nghe/đo ̣c, hoă ̣c báo cho người nghe/đo ̣c biết rằng các yếu tố nào đó trong diễn ngôn đang được người nói nhấn ma ̣nh. Sự chỉ dẫn này được thực hiê ̣n nhờ vào mô ̣t sự lựa cho ̣n trâ ̣t tự từ đã cho thấy rằng “người nói hay người viết đang tác đô ̣ng đến người nghe hay người đo ̣c bằng phương tiê ̣n ngôn ngữ” (Halliday,1994). Tính liên kết của đảo ngữ toàn phần trong diễn ngôn có quan hê ̣ với mâ ̣t thiết với tính quan yếu (relevance) của câu đảo ngữ đối với ngôn cảnh (văn cảnh), tức là phần văn cảnh đi trước và đi sau, và đối với tình huống bên ngoài. Nghĩa bổ sung, tức nghĩa phi nô ̣i dung mê ̣nh đề của đảo ngữ toàn phần cũng chính là nghĩa liên nhân (interpersonal meaning) và nghĩa văn bản (textual meaning) theo mô hình tam phân của Halliday (1994) về “ba bình diê ̣n nghĩa của câu” hay “ba thứ nghĩa được thể hiê ̣n trong ngôn ngữ thành mô ̣t toàn thể, làm thành cái cơ sở cho cách tổ chức nghĩa của tất cả các ngôn ngữ của nhân loa ̣i”.
Cấu trúc đảo bán phần: Theo Drubig (1988) và Dorgeloh (1997), đảo ngữ là mô ̣t quá trình cú pháp ta ̣o ra các cấu trúc có chức năng giới thiê ̣u các thực thể vào
47 trong diễn ngôn. Theo ông, hiê ̣n tượng đảo trợ đô ̣ng từ trong tiếng Anh có liên quan đến sự nhấn ma ̣nh của người nói (speaker – based prominence) đối với các thành tố trong câu, và diễn tả tính biểu cảm trực tiếp (direct emotivity) đối với nô ̣i dung được biểu đa ̣t. Tuy nhiên, do tác đô ̣ng của quá trình ngữ pháp hóa mà mô ̣t số cấu trúc đảo trợ đô ̣ng từ đã trở thành phương tiê ̣n thể hiê ̣n sự quy chiếu hồi chỉ hoă ̣c khứ chỉ, tức là những phương tiê ̣n ta ̣o sự liên kết cho câu và ta ̣o ra mô ̣t thứ nghĩa bổ sung thuô ̣c các bình diê ̣n nghĩa liên nhân và nghĩa văn bản, bởi vì các cấu trúc đảo trợ đô ̣ng từ cũng thể hiê ̣n sự tổ chức của người nói/viết đối với diễn ngôn của mình nhằm báo cho người nghe/đo ̣c về sự nhấn ma ̣nh gắn liền với nô ̣i dung mê ̣nh đề; mă ̣t khác, tính liên kết của mô ̣t số cấu trúc đảo trợ đô ̣ng từ cũng thể hiê ̣n tính quan yếu (relevance) của chúng trong văn bản hay diễn ngôn.
1.2.5.2. Các quan niệm về câu đảo ngữ tiếng Việt theo quan điểm ngữ pháp
chức năng hê ̣ thống
Trâ ̣t tự Chủ – Vi ̣ (C-V) là mô ̣t trâ ̣t tự cú pháp phổ biến của nhiều ngôn ngữ trên thế giới trong đó có tiếng Viê ̣t. Viê ̣c đảo trâ ̣t tự trong cấu trúc luôn ta ̣o nên hiê ̣u quả đă ̣c biê ̣t đói với ngữ cảm của người nghe. Do đó, mo ̣i hiê ̣n tượng đảo trong tiếng Viê ̣t đều là những hiê ̣n tượng bất thường (trừ kết cấu V-C trong câu tồn ta ̣i với vi ̣ từ có), và hoàn toàn là hê ̣ quả của các yếu tố ngữ du ̣ng. Cấu trúc Chủ – Vi ̣ thay đổi, cấu trúc Đề – Thuyết thay đổi, tất cả là do sự tác đô ̣ng bởi sự thay đổi của cấu trúc thông tin và tiêu điểm thông tin. Tác giả Lý Toàn Thắng (1981) cho rằng khả năng có hiê ̣n tượng đảo trâ ̣t tự từ chỉ xảy ra với những vi ̣ từ biểu thi ̣ hành đô ̣ng, tra ̣ng thái, tính chất lâm thời và có ý nghĩa tồn ta ̣i. Đó là những vi ̣ từ chỉ tra ̣ng thái đô ̣ng (thay đổi tra ̣ng thái, xuất hiê ̣n, tiêu biến); những vi ̣ từ chỉ tư thế, tình tra ̣ng tồn ta ̣i trong không gian; những vi ̣ từ mang tính tượng thanh, tượng hình.
Xét trên giác đô ̣ của cấu trúc thông tin, khi mô ̣t trâ ̣t tự bình thường được đảo mà ý nghĩa cơ bản của câu không mất đi thì câu có tiêu điểm được nhấn ma ̣nh, nhằm tăng cường tính biểu cảm cho lời nói để lôi kéo sự chú ý của người nghe. Do vâ ̣y, có sự thay đổi trong cấu trúc thông tin mà cu ̣ thể là cấu trúc tiêu điểm. Tuy nhiên, không phải cấu trúc tiêu điểm của mỗi câu có trâ ̣t tự C-V đảo đều giống nhau. Có những câu khi đảo, vi ̣ ngữ được nhấn ma ̣nh, và do đó tiêu điểm thông tin là vi ̣ ngữ. Nhưng cũng có khi tiêu điểm la ̣i nằm trước chủ ngữ do chủ ngữ được nhấn ma ̣nh. Cũng có khi trâ ̣t tự bình thường của Chủ – Vi ̣ được đảo la ̣i là để nhấn ma ̣nh cả hai thành phần này.
- Đảo trâ ̣t tự C-V, vi ̣ ngữ được nhấn ma ̣nh: Vi ̣ ngữ được nhấn ma ̣nh trong mô ̣t kết cấu có trâ ̣t tự đảo là khi vi ̣ từ chỉ tra ̣ng thái, sự xuất hiê ̣n hay tiêu biến của mô ̣t đối tượng đã biết và đã xác đi ̣nh.
48 - Đảo trâ ̣t tự C-V, chủ ngữ được nhấn ma ̣nh: Có những trường hợp đảo là để nhấn ma ̣nh sự tâ ̣p trung chú ý vào chủ ngữ. Chủ ngữ được nhấn ma ̣nh khi ở vào vi ̣ trí bất thường, khi Chủ ngữ là mô ̣t đối tượng bất kỳ chưa biết đối với người nghe, hoă ̣c hoàn toàn mới trong ngữ cảnh đối với cả người nghe và người nói như trong ví du ̣:
Từ trong rừng chạy ra hai con ngựa. & Hai con ngựa chạy ra từ trong rừng. - Đảo trâ ̣t tự C-V, cả chủ ngữ và vi ̣ ngữ đều được nhấn ma ̣nh
Cũng có những trường hợp trâ ̣t tự C-V đảo nhưng không chỉ riêng thành phần nào được nhấn ma ̣nh mà giá tri ̣ biểu cảm tác đô ̣ng đều lên toàn câu, cả Chủ, Vi ̣ đều được nhấn ma ̣nh, do đó cả hai thành phần này đều nằm trong tiêu điểm. Điều này thường xảy ra khi: vi ̣ từ được thể hiê ̣n bởi những từ mang tính tình thái có giá tri ̣ biểu cảm cao vốn là mô ̣t hình thức đánh dấu nô ̣i dung ngữ nghĩa. Chẳng ha ̣n nói “sừng sững” thay cho nói “đứng”, “chễm chê ̣” thay cho “ngồi”... còn chủ ngữ có thể là cái đã biết hay chưa biết nhưng phải được nhấn ma ̣nh bằng mô ̣t cách thức nào đấy, chẳng ha ̣n như được cá thể hóa, được xác đi ̣nh về số lượng, tính chất...
Ví du ̣: Trong phòng bập bùng ánh lửa. & Trong phòng ánh lửa bập bùng. Vi ̣ từ “bâ ̣p bùng” là từ có giá tri ̣ tu từ cao khi mô tả tra ̣ng thái của đối tượng; còn đă ̣c tính tương phản của chủ ngữ cũng được làm nổi bâ ̣t, đối lâ ̣p với những đối tượng khác như “ánh lửa”, chứ không phải “ngo ̣n lửa” hay “đốm lửa”.
Với chủ trương cấu trúc Đề – Thuyết là cấu trúc cú pháp cơ bản của câu trong tiếng Viê ̣t, Cao Xuân Ha ̣o cho rằng sự thay đổi vi ̣ trí của các thành tố trong câu tiếng Viê ̣t thể hiê ̣n sự khác nhau về phương diê ̣n Chủ đề. Trong đó, Đề xuất hiê ̣n ở vi ̣ trí đầu câu và thường được mã hóa bằng các thành phần câu khác nhau và được thể hiê ̣n như sau:
- Đề tương phản và hiê ̣n tượng đảo
Đề được đánh dấu là Đề mang tiêu điểm tương phản. Không phải tất cả các loa ̣i Đề đều được đánh dấu. M.A.K. Halliday cho rằng Đề không đánh dấu khi Chủ đề trùng với Chủ ngữ. Khi Chủ đề mang tiêu điểm thông báo, nó phải được đă ̣t trong thế đối lâ ̣p với mô ̣t yếu tố khác trong hoă ̣c ngoài phát ngôn.
Ví du ̣: Tôi thì tôi xin chi ̣u; Ai làm được, chứ tôi xin chi ̣u.
Đề ngữ được đánh dấu mang tiêu điểm thông báo có liên quan đến trâ ̣t tự từ. Đề ngữ đánh dấu có tác du ̣ng lưu ý người nghe đến mô ̣t vấn đề sắp nói trong mối liên hê ̣ đối lâ ̣p với những điều đã nói trước đó. Yếu tố thể hiê ̣n bằng hình thức Đề ngữ có thể dùng để nhấn ma ̣nh cho bổ thể hay vi ̣ ngữ hay tra ̣ng ngữ, và ta ̣o nên mô ̣t thế nhấn ma ̣nh tương phản cho Đề. Ở mô ̣t trâ ̣t tự thông thường có đánh dấu, câu chỉ có mô ̣t tiêu điểm. Trong khi đó, ở cấu trúc có Đề tương phản thường có trên mô ̣t tiêu điểm: mô ̣t tiêu điểm trên phần Đề và mô ̣t hoă ̣c hơn mô ̣t tiêu điểm khác trên phần Thuyết.
49 - Chủ đề tương phản là bổ tố
Trật tự câu có mô ̣t bổ tố đứng ở đầu, có thể coi là đảo nếu phân tích theo cấu trúc Chủ – Vi ̣, nhưng Bổ tố la ̣i có quan hê ̣ Đề – Thuyết với vế thứ hai của câu, thường là mô ̣t kết cấu Chủ-Vi ̣, do đó, nó có mô ̣t vi ̣ thế ngang hàng với phần thứ hai của câu. Ở đây thể hiê ̣n mối quan hê ̣ về ngữ nghĩa chứ không phải là quan hê ̣ hình thức cú pháp nữa. Mô hình của quan hê ̣ Đề – Thuyết của bổ tố và cu ̣m Chủ – vi ̣ kia được thể hiê ̣n theo mô hình mà tác giả Lý Toàn Thắng đưa ra là “N2-N1-V”, trong đó N2 là bổ ngữ, N1 là chủ ngữ, và V là vi ̣ ngữ. Ví du ̣: Thư (thì) tôi đã viết.
Mô hình câu như thế này là mô ̣t kiểu cấu trúc phổ biến trong tiếng Viê ̣t. Trên quan điểm cấu trúc ngữ nghĩa của câu, cái được đưa đưa ra làm Chủ đề để bàn luâ ̣n trong phần Thuyết tuy là cái đã biết nhưng nó la ̣i có ý nghĩa quan tro ̣ng. Bản thân sự xuất hiê ̣n của nó ở vi ̣ trí đầu câu thể hiê ̣n mô ̣t sự quan tâm đă ̣c biê ̣t của người nói hướng tới người nghe với mu ̣c đích thu hút sự chú ý của người nghe. Ta ̣i sao không nói: “Tôi đã viết thư” mà la ̣i nói: “Thư tôi đã viết”, vì trong ngữ cảnh phát ngôn người nói muốn đối lâ ̣p “thư” với mô ̣t yếu tố nào đó bên ngoài.
Chủ đề được nhấn ma ̣nh, được làm nổi bâ ̣t lên làm tăng tính tương phản cho vấn đề sắp đề câ ̣p đến.
Từ mô ̣t góc nhìn khác, các bổ tố là chủ đề tương phản thường có thể đưa trở la ̣i được đưa vi ̣ trí về sau đô ̣ng từ.
Ví du ̣: Cái nhà này, họ xây đấy & Họ xây cái nhà này đấy (Dẫn theo Hồ Lê) - Đề tương phản là mô ̣t tra ̣ng tố
Cũng giống như hình thức đảo bổ tố, khi đảo tra ̣ng tố sẽ ta ̣o nên mô ̣t sự thay đổi về nô ̣i dung ý nghĩa của câu, đồng thời khiến cho cấu trúc cú pháp của câu cũng thay đổi theo. Tiêu điểm ở phần Thuyết có thể là Tiêu điểm bô ̣ phâ ̣n, có thể là vi ̣ ngữ tiêu điểm.
Ví du ̣: Căn nhà này, tôi ở đã ba năm. - Đề tương phản là vi ̣ tố
Đề do mô ̣t vi ̣ từ đảm nhâ ̣n là vì vi ̣ từ này thường được nhắc la ̣i trong phần Thuyết hoă ̣c được thuyết minh bằng mô ̣t vi ̣ từ khác ở phần Thuyết. Đề loa ̣i này có tác du ̣ng nhấn ma ̣nh hoă ̣c tương phản đă ̣c biê ̣t cho yếu tố vi ̣ từ. Sự tương phản đă ̣c biê ̣t này còn thể hiê ̣n ở sự xuất hiê ̣n của các hư từ như thì, mà và mô ̣t số tiểu từ tình thái khác. Có thể phân biê ̣t mô ̣t vài trường hợp khác nhau trong cấu trúc Chủ-Vi ̣ và cấu trúc tiêu điểm trên phần Thuyết như sau:
+ Trường hợp 1: Thuyết là mô ̣t kết cấu Chủ – Vi ̣ đầy đủ, trong đó có thể có mô ̣t số chỉ tố tình thái. Ví du ̣: Đe ̣p thì cái áo này đe ̣p hơn.
+ Trường hợp 2: Vi ̣ từ ở phần Đề được thuyết minh bởi mô ̣t vi ̣ từ khác (thường phải mô ̣t tính từ) nằm trên phần Thuyết. Ví du ̣: Khóc thì thằng cu này to nhất.
50 Có thể nói rằng, vấn đề cấu trúc Đề – Thuyết và các thành phần cấu trúc cú pháp liên quan rất đa da ̣ng và phong phú với nhiều quan điểm lí giải khác nhau. Trong phần trình bày ở trên chúng tôi cố gắng dựa trên quan điểm du ̣ng ho ̣c để xác đi ̣nh cấu trúc tiêu điểm của mô ̣t vài cấu trúc câu có Đề ngữ liên quan đến trâ ̣t tự cú pháp lê ̣ch chuẩn của ba loa ̣i thành phần cú pháp câu: bổ ngữ, tra ̣ng ngữ và vi ̣ ngữ của tiếng Viê ̣t.
1.2.5.3. Câu đảo ngữ theo quan điểm củ a luận án
Câu đảo ngữ được xem xét dưới góc đô ̣ đảo trâ ̣t tự các vai nghĩa hay các tiêu điểm thông tin do mu ̣c đích giao tiếp điều chỉnh và chi phối. Vì vâ ̣y mà các thành phần câu không xuất hiê ̣n theo cấu trúc chuẩn. Các vai nghĩa có thể xuất hiê ̣n ở những vi ̣ trí khác nhau trong mỗi quá trình khác nhau tùy theo mu ̣c đích của người nói/viết. Chính sự hiê ̣n diê ̣n ở những vi ̣ trí khác nhau của các vai nghĩa ta ̣o nên những quá trình đảo ngữ khác nhau.
Tiểu kết
Chương mô ̣t đã trình bày các vấn đề lí luâ ̣n liên quan đến luâ ̣n án bao gồm: lý thuyết về trâ ̣t tự từ, thành phần câu, mô hình câu và câu đảo ngữ trong tiếng Anh và tiếng Viê ̣t theo hướng tiếp câ ̣n quan điểm của ngữ pháp chức năng. Các vấn đề về tổng quan nghiên cứu câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Viê ̣t theo các quan điểm của ngữ pháp chức năng cũng được khái quát và nhâ ̣n xét trong chương này. Đă ̣c biê ̣t là chúng tôi đã tâ ̣p trung giới thiê ̣u khái niệm câu theo trường phái ngôn ngữ ho ̣c chức năng hê ̣