1.1. Thị trường mục tiêu
Trong thập niên 70 - 80 của thế kỷ trước, Colusa - Miliket của Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Colusa - Miliket làm mưa làm gió trên thị trường mì gói. Tại thời điểm này, hình ảnh gói mì với 2 con tôm dường như là sản phẩm duy nhất trên thị trường. Tuy nhiên, thị phần của Miliket nhanh chóng teo tóp từ khi các ông lớn ngành thực phẩm như Acecook Việt Nam, Masan và Asia Food gia nhập thị trường. Bằng những chương trình truyền thông rầm rộ và tốn kém, sản phẩm của 3 ông lớn này dễ dàng chiếm lĩnh thị trường đã khiến vị thế “độc quyền” của Miliket dần mất đi Với chiến lược giá thấp, thị trường mục tiêu của Miliket khá khiêm tốn. Biết không thể cạnh tranh được với các ông lớn tại thị trường thành phố, thậm chí tại cả những vùng nông thôn gần thành phố, Miliket chấp nhận thu mình tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
Không có chiến dịch quảng cáo, truyền thông rầm rộ nào, cũng không có dòng sản phẩm mới mang tính đột biến, Colusa - Miliket càng bộc lộ việc không thực sự chú trọng đầu tư cho năng lực sản xuất. Quy mô sản lượng tiêu thụ, doanh thu của Công ty gần như không tăng trưởng trong 3 năm qua.
Ở thời điểm hiện tại, cái tên Miliket đã “lép vế” rõ rệt trong cuộc đua với các ông lớn cùng ngành, Colusa - Miliket đã có năm suy giảm lợi nhuận thứ 2 liên tiếp, kể từ năm 2018.
Mỳ Miliket phổ biến tại đây vì mức giá rẻ khoảng 2700-3000 đồng/gói và phù hợp với lẩu. Nhiều người còn gọi vui Miliket là “mỳ quán nhậu”. Phân khúc này dù không rộng lớn nhưng chắc chắn cũng góp phần không nhỏ tăng lượng tiêu thụ cho Miliket.
1.2. Khách hàng mục tiêu:
Ngày nay thị trường mì ăn liền ngày càng mở rộng, khách hàng của mì ăn liền ngày càng sành ăn, siêu thị nhập khẩu mì ngày càng nhiều, hương vị ngày càng đa dạng nhu tôm chua cay, thịt bằm chua cay, sa tế hành, ngũ vị hương,… nhằm đáp ứng nhu cầu dùng các nhà sản uất đấp ứng mì cho những người ăn chay, ăn kiêng, mì không chiên, mì xào khô… rất đa dạng. Đối với khách hàng mì ăn liền gồm 3 loại: người tiêu dùng, nhà trung gian bán lẻ, quán ăn hoặc nhà hàng.
1.2.1. Người tiêu dùng:
- Về dân số, đây có lẽ điểm mạnh của mì ăn liền, dân số nước ta khá đông và phần lớn thuộc tầng lớp trung lưu, bình dân, dựa vào đó mà các công ty đưa ra nhiều sản phẩm với nhiều mức giá hay chương trình tiếp thị hấp dẫn nê phải chăng đây chính là điểm mạnh thu hút mạnh mẽ của doanh nghiệp.
- Chiến lược cơ bản của mì Miliket chính là rẻ, rẻ nữa, rẻ mãi. Đối tượng khách hàng chủ yếu là ở miền Tây và miền Nam. Giá mỗi gói mì dạo động 2700 – 3000 đồng/gói, thuộc mức giá thấp nhất trên thị trường.
- Người ta thích ăn Miliket không chỉ vì hương vị ngon mà bởi vì nó gắn với những kỷ niệm về những năm tháng khó khăn thời bao cấp đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Vì vậy, những người yêu thích sản phẩm mì này nhất thường là những người có độ tuổi trung niên hay cao tuổi.
1.2.2. Trung gian bán lẻ:
- Hầu hết mì Miliket liền có hệ thống tiếp thị và phân phối trên thị trường toàn quốc, hơn 1000 địa lí trải dài toàn quốc. Bên cạnh đó, họ còn lựa chọn nhiều kênh phân phối khác nhau để mang sản phẩm đến người tiêu dùng nhưng chủ yếu là phân phối đại lí, doanh nghiệp lựa chọn ra nhiều bán sỉ ( trung gian tiếp thị) và các trung gian phân phối xuống các nhà bán lẻ khác.
- Do xu hướng tiêu dùng chung ngày nay của người Việt ngày càng tiếp cận gần hơn với các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi,… Cụ thể các công ty được bán tại siêu thị bán lẻ như BigC, chuỗi siêu thị Coopmart,… Các siêu thị này phân phối trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng, tiêu thụ với số lượng nhỏ thường xuyên.
1.2.3. Nhà hàng quán ăn:
đều sử dụng mì Miliket. Chúng phổ biến tại quán nhậu, quán lẩu tới mức khách hàng mặc định sản phẩm này sẽ được dùng trong bữa ăn của mình.