Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại NH TMCP đại chúng việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 054 (Trang 64 - 71)

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng, ngân hàng không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng. Hoạt động tín dụng không chỉ là đem lại lợi nhuận chính của ngân hàng và góp phần rất lớn vào trong sự phát triển của nền kinh tế.

- Đối với doanh nghiệp và các hộ kinh doanh sản xuất và cá nhân

Thứ nhất: Đáp ứng kịp thời nguồn vốn lưu động cho các doanh nghiệp có chu kì sản xuất kinh doanh ngắn và theo mùa vụ để duy trì tốt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với chu kì phát triển và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đặc biệt là với các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, quần áo.... các hộ kinh doanh nhỏ lẻ như các tiểu thương ở các chợ đầu mối. Ngoài ra ngân hàng còn cho vay vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp bổ sung vào nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp như nâng cao tài sản cố định, mua thêm các thiết bị máy móc, nâng cao chất

lượng và năng suất hoạt động, giảm thiểu nguy cơ suy giảm hoạt động dẫn tới nguy cơ phá sản.

Thứ hai: Là động lực giúp các doanh nghiệp triển khai các phương án sản xuất kinh doanh tối ưu và kịp thời trước những biến động của nền kinh tế thị trường. Thúc đẩy doanh nghiệp quản lí chi phí tốt hơn, tạo lợi nhuận tối đa thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, và các nghĩa vụ khác đối với nhà nước. Bên cạnh đó doanh nghiệp hoạt động tốt còn góp phần giảm thiếu thất nghiệp và tệ nạn xã hội

- Đối với chi nhánh:

Thứ nhất: Tổng thu nhập của chi nhánh tăng đều đặn qua các năm, trong đó thu nhập tù hoạt động cho vay chiếm tỉ lệ chủ yếu và ngày càng tăng lên. Chi nhánh thực hiện tốt chính sách phân tán rủi ro, mở rộng phân khúc khách hàng cho vay và sát sao hơn trong quá trình quản lí khoản vay đã góp phần hạn chế những rủi và chi phí đem lại cho ngân hàng mức lợi nhuận tối ưu nhất

Thứ hai: Doanh số thu nợ và dư nợ bình quân qua các năm đều duy trì tốc độ tăng khá đều đặn. Để đạt đươc những kết quả tín dụng trên, chi nhánh đã làm khá tốt trong khâu huy động vốn luôn đáp ứng đủ nhu cầu vay và các hoạt động khác của chi nhánh. Ngân hàng bên cạnh duy trì cho vay đối với những khách hàng cũ, còn khai thác những khách hàng mới có nhiều tiềm năng, năng lực tài chính tốt và phương án vay hiệu quả. Bên cạnh mở rộng cho vay, chi nhánh cũng đã sát sao hơn trong việc thu hồi nợ đúng hạn, doanh số thu nợ cũng tăng theo tốc độ tăng của dư nợ và được thể hiện rõ qua năm 2018. Vòng quay vốn tín dụng cải thiện và tăng dần trong thời gian tới.

Thứ ba: Công tác thu hồi nợ xấu đã được chi nhánh quan tâm sát sao hơn, đánh giá tình hình và khả năng thu hồi nợ. Ban lãnh đạo ban hành các quyết định đồng bộ, nhất quán và bám sát với tình hình thực tế thực hiện quyết liệt các giải pháp thu hồi nợ xấu. Tìm hiểu kĩ các nguyên nhân gây ra nợ xấu của các khoản vay để có hướng giải quyết phù hợp, xem xét miễn giảm, điều chỉnh lãi vay phù hợp để tháo gỡ tình hình khó khăn của khách hàng (đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp).

Thứ tư: Các sản phẩm dịch vụ tín dụng đa dạng, phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn. Đa dạng hóa danh mục đối tượng cho vay và địa bàn hoạt động: khách hàng vay ở nhiều lĩnh vực, nhiều khu vực từ thành thị cho tới các vùng nông thôn.

Thứ năm: Chính sách lãi suất khá linh hoạt và có định hướng rất rõ ràng; ưu tiên khách hàng có tình hình tài chính tốt, phương án sử dụng vốn tốt và thường xuyên sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng sử dụng hệ thống chấm điểm khách hàng nội bộ và phân loại khách hàng để có những chính sách riêng và phù hợp nhất nhằm hạn chế rủi ro nhất.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Mặc dù chi nhánh đã có những thành quả trong hoạt động kinh doanh song vẫn còn những hạn chế còn tồn đọng cần sớm được khắc phục và có hướng giải quyết kịp thời để tránh ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh của chi nhánh

- Việc thực hiện đúng quy trình tín dụng, thẩm định khách hàng và phân loại khách hàng còn hạn chế, nhiều lỗ hổng. Việc chấp hành các quy định tín dụng chưa thật sự nghiêm tú, công tác đánh giá và thẩm định hồ sơ còn sơ sài và sao nhãng, chưa thực sự đi sâu vào các vấn đề thực tế. Phía ngân hàng còn quá tập trung vào tài sản thế chấp mà đôi khi bỏ qua những phương án kinh doanh tốt nhưng chưa đủ điều kiện vay vốn. Bên cạnh đó khâu thẩm định khách chú trọng quá nhiều vào các con số, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm, chưa chú trọng đến các yêu tố phi tài chính như cơ cấu nhân sự, quản lí, năng lực kinh doanh và điều hành.

- Công tác kiểm tra kiểm soát đang được chú trọng nhưng chưa chặt chẽ và chưa kiểm soát được hết tất cả các khâu, đặc biệt là kiểm soát sau giải ngân. Việc kiểm soát sử dụng vốn vay của khách hàng chưa sát sao, mang tính hình thức và thiếu tính chủ động. Việc chỉ đạo và nắm bắt thông tin khách hàng, thông tin về thị trường còn nhiều bất cập, chưa đầy đủ, chưa có biện pháp xử lí kiên quyết đối với khách hàng sử dụng vốn sai mục đích

- Còn nhiều bất cập trong việc định giá tài sản đảm bảo của khách hàng đặc biệt là trong việc định giá tài sản là bất động sản, nhiều tài sản bị định giá thấp hơn nhiều so với giá trị thị trường đã ảnh hưởng tới số tiền khách hàng được vay thấp hơn so với nhu cầu vốn. Một số trường hợp cán bộ định giá còn thiếu kinh nghiệm và chuyên gia định giá tài sản quá cao hoặc quá thấp, bên cạnh đó việc xác minh tính

hợp pháp và quyến sở hữu đối với khách hàng còn nhiều vướng mắc. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới công tác thu hồi vốn và chất lượng tín dụng tại chi nhánh.

- Công tác thu hồi nợ chưa hiệu quả, tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng tăng lên, nhóm nợ chú ý ở mức cao cố khả năng chuyển thành nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn chiếm tỉ lệ cao trong tổng dư nợ quá hạn. Các biện pháp thu hồi nợ chưa quyết liệt và thiếu hiệu quả.

- Một số cán bộ kĩ năng giao tiếp và xử lí công việc chưa nhanh, nghiệp vụ chưa cao, kĩ năng giữ chân khách hàng còn kém, sự hài lòng của khách hàng khi giao dịch ngân hàng còn thấp. Các cán bộ tín dụng chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng mới, các dự án mới do đó việc mở rộng quy mô tín dụng bị hạn chế và khó chủ động trong việc lựa chọn những khách hàng có tiềm lực tài chính lành mạnh.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân chủ quan

* Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

Một là: Trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc trong tình hình mới hiện nay. Các nhân viên tín dụng chủ yếu là người trẻ, năng động, nhiệt tình song lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc dẫn đến những mặt thiếu sót như cán bộ tín dụng chưa đủ khả năng để thẩm định phương án kinh doanh hay thiếu kiến thức chuyên ngành và kĩ thuật liên quan đến phương án đề xuất có thể dẫn đến đưa ra quyết định sai lầm. Đối với mảng khách hàng cá nhân chưa thật sự đi sâu vào phân tích năng lực tài chính, nhưng biến động trong tương lai liên quan tới nguồn trả nợ và thường xuyên chú trọng nhiều vào tài sản đảm bảo làm căn cứ cho vay.

Hai là: Việc thẩm định và đánh giá khách hàng cho vay còn sơ sài và nhiều thiếu sót, đôi khi còn mang tính thủ tục. Các thông tin chủ yếu được khách hàng cung cấp, điều này rủi ro cao do phụ thuộc vào độ trung thực của khách hàng (nguồn thông tin không đảm bảo). Vẫn có một số trường hợp khi đánh giá phướng án vay vốn chưa đúng quy trình và chưa thực sự hiệu quả nhưng vẫn tiến hành cho vay làm tăng nguy cơ nợ xấu cho ngân hàng

Ba là: Bước thực hiện sà soát, kiểm tra sau khi giải ngân chưa sát sao và thả lỏng dẫn tới ngân hàng không có giải pháp kịp thời khi có những sự cố ngoài dự kiến

xảy ra

Bốn là: Ngân hàng vẫn chưa có những chính sách và biện pháp thúc đẩy khách

hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

Năm là: Quy trình tín dụng đã có những đổi mới nhưng còn máy móc và rườm

ra, sự phối hợp giữa các phòng chưa chặt chẽ, thiếu tính đồng bộ và nhất quán. Sáu là: Công tác marketing tiếp xúc khách hàng đã có nhiều tiến triển tuy nhiên

vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có những biện pháp tuyên truyền rộng rãi các sản phẩm,

dịch vụ của ngân hàng khiến nhiều người chưa biết đến các dịch vụ và cá tiện ích đi kèm

* Nguyên nhân thuộc về khách hàng

Một là: Thông tin khách hàng cung cấp thiếu trung thực. Một số doanh nghiệp hoạt động chưa tốt, năng lực tài chính và điều hành chưa tốt nhưng để có vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà đã kê sai số liệu số sách trên các báo cáo tài chính, không đúng với thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, điều này đã làm giảm hiệu quả đánh giá thẩm định khách hàng vay. Đối với khách hàng là các cá nhân, vẫn có những trường hợp làm giả nguồn thu nhập và các chứng từ liên quan cố tình che mắt cán bộ tín dụng.

Hai là: Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, không thực hiện theo phương án hoạch định ban đầu, khách hàng cố tình không trả nợ đúng hạn khiến công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn.

Ba là: Những doanh nghiệp năng lực quản lí tài chính yếu kém, trình độ kĩ thuật chưa cao dẫn tời không theo kịp những biến động của thị trường, chịu áp lực cạnh tranh, quá trình sản xuất và tiêu thụ bị trì trệ làm giảm khả năng thu hồi vốn và gây khó khăn trong việc trả nợ

b. Nguyên nhân khách quan:

- Môi trường kinh tế:

+ Thị trường ngân hàng phát triền rầm rộ và lớn mạnh đồng nghĩa với việc mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao ở tất cả các mặt như lãi suất, dịch vụ, độ tin cậy, thời gian và quy trình...

+ Sức cạnh tranh trên thị trường cũng tạo cho các doanh nghiệp những áp lực rất lớn về ngành ghề, sản phẩm, giá cả, chất lượng, mẫu mã và ưu đã đi kèm.. .đặc biệt đối với các ngành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp gặp khó khăn trong bước tiêu thụ, khó khăn trong việc tìm nguồn ra sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng.

- Môi trường tự nhiên: Trong những năm qua, nước ta xảy ra khá nhiều các dịch bệnh, thiên tai khắp cả nước, tập trung nhiều ở miền bắc và miền trung như lũ lụt, hạn hán, và các dịch bệnh ở các vùng chăn nuôi. Trên địa bàn hoạt động của chi nhánh Hà Nội, các hộ kinh doanh gia đình gia đình vay vốn với mục đích chăn nuôi, mở rộng trang trai cũng khá phổ biến. Trước những diễn biến về tình hình dịch bệnh và lũ lụt trong ba năm trở lại đây đã gây thất thoát lớn về tài sản của hộ kinh doanh dãn tới khả năng trả nợ ngân hàng. Nhiều hộ xin gia hạn nợ, và cũng nhiều trường hợp lâm vào nợ xấu, vỡ nợ.

- Môi trường pháp luật: Hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo và thiếu tính đồng bộ, đặc biệt đối với hoạt động tín dụng. Các cơ quan chịu trách nhiệm liên quan tới các giấy tờ về tài sản, bất động sản còn chưa rõ ràng và còn nhiều bất cập dẫn tới việc thế chấp và xử lí tài sản đảm bảo còn gặp khó khăn và tốn nhiều thời gian do các giấy tờ chưa hợp lệ, hợp pháp. Bên cạnh đó hiệu lực của các cơ quan hành pháp chưa đáp ứng được các yêu cầu về giải quyết tranh chấp, tố tụng các hợp đồng dân sự, kinh tế, phát mại tài sản, thế chấp.chưa bảo vệ chính đáng của người đi vay

Ket luận chương 2

Như vậy chương 2 đã giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban của ngân hàng Đại Chúng Việt Nam Pvcombank- chi nhánh Hà Nội. Và cũng làm rõ nội dung chính phân tích thực trạng tín dụng của chi nhánh thông qua các bảng biểu, số liệu thu thập từ các nguồn khác nhau như nguồn vốn huy động được, dư nợ tín dụng, lợi nhuận chi phí và các chỉ tiêu như nợ quá hạn, nợ xấu, vòng quay vốn tín dụng và hiệu suất sử dụng vốn... qua các số liệu và các chỉ tiêu đã làm rõ chất lượng tín dụng tại chi nhánh và tìm ra những hạn chế và nguyên nhân. Từ đó làm căn cứ để đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CPTM ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại NH TMCP đại chúng việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 054 (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w