Làm tốt công tác kiểm tra, rà soát tín dụng và xử lí sau cho vay

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại NH TMCP đại chúng việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 054 (Trang 74 - 75)

- Về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng.

Để hoàn thiện hệ thống KSNB nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Pvcombank

cần có những biện pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại như sau:

+ Đối với công tác nhận diện và đánh giá rủi ro, ngân hàng cần triển khai và đưa ra hệ thống cảnh báo sớm, tiếp nhận các thông tin cảnh báo rủi ro ảnh hường đến

ngân hàng, báo cáo và xử lí kịp thời

+ Để hoạt động KSNB hoạt động hiệu quả, công tác KTNB cần được đổi theo hướng: Mở rộng nội dung và phạm vi kiểm toán, xây dựng và hoàn thiện chính sách KTNB, xây xây dựng các chương trình KTNB cho từng nghiệp vụ theo phương pháp

kiểm toán dựa trên những rủi ro thường gặp phải. - Công tác kiểm tra giám sát sau cho vay:

+ Để kiểm soát và nắm bắt được tình hình khách hàng sử dụng vốn vay sẽ giúp cho ngân hàng kịp thời khắc phục và có hướng giải quyết nhanh chóng những vấn đề phát sinh ngoài dự kiến. Đặc biệt trong lĩnh vực sản suất kinh doanh do đặc thù có nhiều biến động trên thị trường nên ngân hàng luôn phải sát sao trong việc

năm bắt tình hình hoạt động, kinh doanh của khách hàng, thường xuyên phải kiểm tra hoạt động thực tế, tình hình thực hiện theo phương án SXKD và thực trạng của TSBĐ.

+ Trong trường hợp phát hiện khoản vay sử dụng sai mục đích, các cán bộ có thể kiến nghị thu hồi nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn. Việc kiểm tra trước trong và sau khi giải ngân để đảm bảo khách hàng tuân thủ đúng quy trình tín dụng và đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng và cũng là cơ sở để trích lập dự phòng và quản lí rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại NH TMCP đại chúng việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 054 (Trang 74 - 75)