Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 036 (Trang 27 - 29)

Trong nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Nguyễn Việt Hùng (2008) đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, sử dụng dữ liệu 32 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2001-2005 để đánh giá và xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên và phương pháp phi tham số trong việc đo lường hiệu quả và sử dụng mô hình Tobit vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Kết quả cho thấy hệ số ước lượng của biến quy mô có ý nghĩa và dấu tác động là tích cực, tuy nhiên biến này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động không lớn. Tỷ lệ tiền gửi trên cho vay, cho vay trên tổng tài sản có tác động ngược chiều, tương tự biến dự phòng rủi ro tín dụng cũng tác động âm. Tác giả giải thích bởi vì trong thời gian khảo sát, thị trường tín dụng đang trong giai đoạn cạnh tranh, các ngân hàng

chạy đua để mở rộng thị trường, thông thoáng hơn trong việc thẩm định dẫn đến nhiều món vay có rủi ro cao. Thị phần ngân hàng cũng như tỷ lệ vốn chủ sở hữu đều có tác động tích cực, từ kết quả này gợi ý các ngân hàng nên tăng vốn để tăng hiệu quả hoạt động.

Nghiên cứu của Phạm Thị Hằng Nga (2011) tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam. Sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ 6 ngân hàng trong giai đoạn 2005- 2010. Thông qua việc ước lượng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và các biến độc lập bao gồm: quy mô tiền gửi, quy mô dư nợ, quy mô vốn và tỷ số dự phòng tổn thất được tính trên tổng tài sản, cuối cùng là mức độ rủi ro xem xét bởi tỷ số nợ trên tổng tài sản.

Kết quả ước lượng của nghiên cứu này cho thấy tiền gửi khách hàng và dư nợ cho vay tác động tích cực đến lợi nhuận. Tác giả kết luận điều này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây, ngân hàng là định chế tài chính trung gian huy động tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế và sử dụng vốn đó cho vay để hưởng chêch lệch. Hệ số rủi ro tương quan nghịch với ROA và không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên lại tương quan thuận với ROE và có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể giải thích các ngân hàng đã tối đa hóa lợi nhuận cổ đông thông qua việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Kết quả đồng thời chỉ ra rằng vốn cổ phần và dự phòng rủi ro tín dụng không ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Tác giả đưa ra ý kiến đề xuất muốn tăng lợi nhuận các ngân hàng cần tăng cường huy động vốn, tăng hệ số đòn bẩy tài chính và quản lý chất lượng tín dụng tốt hơn.

Nguyễn Công Tâm (2012) trong nghiên cứu các ngân hàng tại sáu quốc gia Đông Nam Á đã sử dụng dữ liệu của 28 ngân hàng thương mại tại các quốc gia như Indonesia, Malaysia, Philipine, Singapore, Thái Lan và Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2011 để tìm hiểu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trong đó hiệu quả hoạt động được đo lường bằng các chỉ số thể hiện khả năng sinh lời bao gồm lợi nhuận trên tổng tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Trong phân tích hồi quy bảng dữ liệu nghiên cứu tìm thấy mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, chất lượng quản trị chi phí, thanh khoản và lãi

suất thị trường tác động lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong đó hai yếu tố an toàn vốn là lãi suất thị trường tác động ngược chiều và ba yếu tố còn lại chất lượng tài sản, quản trị chi phí, thanh khoản tác động cùng chiều đến chỉ số thể hiện khả năng sinh lời của các ngân hàng. Ngoài ra sự hiện diện của hiệu quả nhờ quy mô đã không được tìm thấy trong nghiên cứu.

Nghiên cứu của Trần Việt Dũng (2014) tìm hiểu về các yếu tố tác động tới khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Dự liệu sử dụng bao gồm dữ liệu hàng năm của 22 ngân hàng trong giai đoạn từ 2006 đến 2012. Tác giả sử dụng ước lượng moment tổng quát (GMM) để nghiên cứu mối quan hệ của các biến cấu trúc sở hữu, vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ dư nợ tín dụng, tỷ lệ huy động vốn, quy mô ngân hàng, tăng trưởng GDP và làm phát đến khả năng sinh lời của ngân hàng được đại diện bằng ROA, ROE và NIM. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các ngân hàng hiệu quả hơn khi nắm giữ nhiều vốn chủ sở hữu. Cổ phần hóa có tác động thuận chiều đến khả năng sinh lời. Với ROA, nợ xấu và lạm phát có tác động ngược chiều. Tăng trưởng kinh tế có tác động thuận chiều đến khả năng sinh lời. Bên cạnh đó, tác giả không đủ cơ sở để khẳng định tác động của quy mô, tỷ lệ dư nợ và huy động lên khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 036 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w