Xây dựng chính sách tiền tệ phù hợp: NHNN cần xây dựng chính sách tiền tệ sao cho có thể kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô mà nền kinh tế vẫn tăng trưởng ở mức hợp lý tạo niềm tin cho nhà đầu tư.. Cụ thể là điều hành linh hoạt các công cụ:lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở,. giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
Quy định về tỷ lệ dữ trữ bắt buộc hợp lý: tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một công cụ của chính sách tiền tệ vừa có tác dụng đảm bảo khả năng thanh toán nhất định cho tổ chức tín dụng. Ngân hàng nhà nước nên có những xem xét điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc phù hợp với tình hình kinh tế và chính sách tiền tệ từng thời kỳ, đồng thời cũng đảm bảo tỷ lệ an toàn cho các ngân hàng.
Nâng cao hoàn thiện công cụ bảo hiểm tiền gửi: bảo hiểm tiền gửi góp phần bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định, độ an toàn và hoạt động lành mạnh trong hệ thống ngân hàng. Cụ thể, bảo hiểm tiền gửi ngoài đảm nhiệm việc chi trả cho khách hàng gửi tiền, còn hỗ trợ cho các ngân hàng khi ngân hàng gặp vấn đề về khả năng thanh toán. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ngày càng khẳng định là công cụ hiệu quả, do đó, Ngân hàng nhà nước nên tiếp tục có các chính sách phát triển bảo hiểm tiền gửi.
Hỗ trợ các ngân hàng trong quá trình đào tạo đội ngũ nhân sự: thường xuyển tổ chức các hội nghị chuyên đề về tài chính ngân hàng để cập nhập kiến thức, kinh nghiệm quản lý từ các ngân hàng lớn trên thế giới, phổ biến các quy định mới của Ngân hàng nhà nước điều chỉnh hoạt động ngân hàng trong từng giai đoạn, giải đáp các thắc mắc và kiến nghị điều chỉnh của các ngân hàng về các văn bản phát luật ngành ngân hàng.
Phát triển thị trường tiền tệ: vai trò của Ngân hàng nhà nước trong việc phát triển thị trường tiền tệ là rất quan trọng. Do đó, cần phải xây dựng môi trường pháp lý vững chắc, tăng khả năng giám sát thị trường, nhạy bén với những thay đổi của thị trường để có những điều chỉnh hợp lý đưa thị trường vào quỹ đạo hoạt động.
Đẩy mạnh quá trình mua bán, sáp nhập các tổ chức tín dụng: ưu tiên sáp nhập các tổ chức tín dụng yếu kém vào tổ chức tín dụng tốt để bảo đảm có đủ năng lực tài chính xử lý nợ xấu. Kiên quyết sáp nhập hoặc giải thể các ngân hàng yếu kém, vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm những người có hành vi sai trái.