Lạm phát (CPI)

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 036 (Trang 65 - 67)

Kết quả của mô hình hồi quy cho thấy tỷ lệ lạm phát hàng năm có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng và phù hợp với giả thuyết ban đầu của nghiên cứu. Lạm phát tác động cùng chiều tới ROA với mức độ 0.033 và tác động mạnh tới ROE với mức độ 0,434 ở mức ý nghĩa 1%, không có ý nghĩa thống kê đến NIM. Kết quả này phù hợp với các công trình nghiên cứu kết luận có tác động tích cực đến lợi nhuận của các ngân hàng trong những năm lạm phát cao. Kết quả tích cực này nhìn chung là do các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu có dự báo chính xác về tình hình lạm phát của nền kinh tế, chính điều này đã tạo cơ hội cho các nhà quản trị đưa ra lãi suất phù hợp để đạt được lợi nhuận cao hơn. Với lãi suất cho vay và huy động hợp lý đã tác động tích cực đến thu nhập lãi ròng của ngân hàng.

3.5. Ket luận

Trong chương này trình phân tích tương quan và đưa ra mô hình được lựa chọn, kiểm định các giả thuyết của mô hình. Đưa ra mô hình nghiên cứu chung của tổng cộng mẫu 24 ngân hàng và các kiểm định khuyết tật của mô hình. Từ kết quả đó đưa ra các lý giải phân tích nhằm giải thích tác động của các biến độc lập đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ

Chương này tóm tắt các kết quả nghiên cứu, sau đó đề xuất một số khuyến nghị góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. Cuối cùng, trình bày hạn chế và giới thiệu hướng nghiên cứu tiếp theo

4.1. Kết luận

Đề tài sử dụng dữ liệu của 24 ngân hàng thương mại trong giai đoạn tám năm 2011 đến 2018 tại Việt Nam để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của chúng. Kết quả cho thấy vốn chủ sở hữu, hiệu quả nguồn quỹ, thành phần tài sản, chất lượng tài sản, chi phí hoạt động, quy mô ngân hàng là các yếu tố nội bộ có tác động. Về đặc tính riêng của từng ngân hàng thì hình thức sở hữu cũng góp phần tác động. Yếu tố vĩ mô cũng được tìm thấy sự tác động thông qua chỉ số lạm phát. Các yếu tố trên đều có ảnh hưởng ít nhất đến một thước đo khả năng sinh lời của ngân hàng.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng lớn thì lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và thu nhập lãi ròng cận biên (NIM) càng cao.

Tiền gửi của khách hàng là nguồn gốc tạo ra lợi nhuận của ngân hàng vì nó là cơ sở chính của các khoản cho vay. Sau huy động tiền gửi của khách hàng, ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ dự trữ bắt buộc để đảm bảo khả năng thanh toán và sau đó, ngân hàng có thể cho vay số tiền còn lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn vốn huy động càng nhiều khả năng sinh lời của ngân hàng càng giảm. Do nhu cầu tín dụng thấp, hầu hết các ngân hàng chưa nắm được nhu cầu đầu ra của thị trường nên huy động quá nhiều, quản lý thiếu hiệu quả làm tăng chi phí huy động nên không thu được lợi nhuận từ khối lượng ngày càng tăng của nguồn quỹ.

Đối với nhiều ngân hàng, khoản mục cho vay hơn một nửa giá trị tổng tài sản và là nguồn thu chính của các ngân hàng. Phát triển các khoản cho vay có tác động tích cực đến cả 3 chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của các ngân hàng trong mô hình tổng 24 ngân hàng.

Các khoản dự phòng rủi ro tín dụng càng cao, khoản vay chất lượng kém tăng làm suy giảm đáng kể lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Dự phòng rủi ro tín dụng không ảnh hưởng đến ROA và NIM trong nghiên cứu

Tăng chi phí hoạt động làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Chi phí hoạt động tăng có thể kể đến là chi phí nhân sự, chi phí thiết bị,.. làm giảm thu nhập của ngân hàng. Kết quả này thống nhất trong mô hình về hình thức sở hữu.

Xét về quy mô, các ngân hàng có quy mô càng lớn càng có lợi thế hơn, thu được lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao hơn với các ngân hàng còn lại. Các ngân hàng quy mô lớn đạt được nhiều lợi thế hơn trong cạnh tranh, đa dạng hóa sản phẩm, tạo dựng thương hiệu, có nhiều loại hình dịch vụ 110'11... Lợi thế khác của các ngân hàng quy mô lớn tại Việt Nam là tâm lý của người dân vẫn tin tưởng vào những ngân hàng thương hiệu mạnh, quy mô lớn và lâu đời, do đó đây cũng là lợi thế góp phần tăng khả năng sinh lời của ngân hàng.

Xét về yếu tố vĩ mô, tăng trưởng kinh tế GDP tác động ngược chiều nhưng không có ý nghĩa thống kê.

Ngoài ra, trong thời gian nghiên cứu, các ngân hàng có dự báo chính xác về lạm phát nên đã điều chỉnh lãi suất hợp lý làm lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 036 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w