Các biến độc lập và giải thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 036 (Trang 32 - 36)

a, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu là một yếu tố quan trọng để xác định lợi nhuận của các ngân hàng. Tỷ lệ này được tính là vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Điều này dự kiến sẽ phát hiện ra an toàn vốn của các ngân hàng, nắm bắt được an toàn chung và tính vững mạnh của các ngân hàng. Vong và Chan (2009) đã chứng minh rằng vốn chủ sở hữu ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận trong nghiên cứu thống kê, họ giải thích rằng khi một ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn là thể hiện là các ngân hàng an toàn hơn và là một lợi thế để có được lợi nhuận cao hơn. Dựa trên các kết quả nghiên cứu trước, tác giả đề xuất giả thuyết như sau:

Hi: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều (+) đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

b, Tỷ lệ tiền gửi

Tỷ lệ tiền gửi đo lường tính hiệu quả của nguồn vốn. Các ngân hàng được cho là phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn chủ yếu được cung cấp bởi công chúng như tiền gửi để tài trợ các khoản cho vay cung cấp cho khách hàng. Có thể coi tiền gửi là nguồn rẻ nhất của quỹ cho các ngân hàng và do đó, tỷ lệ tiền gửi này tác động cùng chiều đối với các khả năng sinh lời của các ngân hàng khi nhu cầu vay vốn ngân hàng cao. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng nếu các khoản vay ngân hàng có nhu cầu không cao, tiền gửi cao có thể làm giảm thu nhập của các ngân hàng. Điều này là do tỷ lệ tiền gửi cao, kỳ hạn dài làm tăng chi phí của các ngân hàng. Do đó, trong đề tài này giả thuyết nghiên cứu được đặt ra theo hai hướng là tỷ lệ tiền gửi có quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng trong điều kiện nhu cầu vay tốt hoặc tỷ lệ tiền gửi có mối quan hệ ngược chiều tới khả năng sinh lời của ngân hàng trong điều kiện đầu ra là nhu cầu vay thấp.

H2: Tỷ lệ tiền gửi tác động cùng chiều (+) đến khả năng sinh lời của ngân hàng trong điều kiện nhu cầu vay tốt hoặc ngược lại tỷ lệ tiền gửi tác động ngược chiều (-) đến khả năng sinh lời của ngân hàng khi nhu cầu vay thấp.

c, Tỷ lệ dư nợ

Thành phần tài sản được ước tính bằng tổng các khoản cho vay trên tổng tài sản. Cung cấp các khoản cho vay là phương tiện chính tạo ra thu nhập của các ngân hàng thương mại. Do đó, đề tài đặt ra giả thuyết mối quan hệ giữa tỷ lệ dư nợ và khả năng sinh lời của ngân hàng là mối quan hệ cùng chiều.

H3: Tỷ lệ dư nợ tác động cùng chiều (+) đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

d, Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Chỉ số đo lường chất lượng tài sản đại diện là tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng các khoản cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ này cho thấy mức độ rủi ro tín dụng các ngân hàng đang quan tâm để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Các ngân hàng nâng cao chất lượng tài sản của mình thông qua quá trình giám sát tín dụng và xử lý để tránh các rủi ro tín dụng. Theo Vong và Chan (2009) rủi ro tín dụng dự kiến sẽ có mối quan hệ tiêu cực với khả năng sinh lời của các ngân hàng. Nó được

hỗ trợ bởi các lý thuyết về tăng rủi ro tín dụng có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Các ngân hàng thương mại có rủi ro tín dụng cao làm tăng số lượng lớn các khoản vay chưa thanh toán dẫn đến lợi nhuận giảm. Họ cũng cho rằng sự suy giảm trong dự phòng rủi ro tín dụng trong nhiều trường hợp dẫn đến sự gia tăng lợi nhuận. Do đó, giả thuyết của đề tài này cho rằng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng.

H4: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tác động ngược chiều (-) đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

e, Chi phí hoạt động

Chi phí như là một biến trong mô hình để xem xét các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại và được tìm thấy trong hầu hết các nghiên cứu thực hiện trong lĩnh vực này. Biến này được dự kiến sẽ cung cấp thông tin về tác động của chi phí hoạt động đến lợi nhuận của ngân hàng. Chi phí cao hơn được sử dụng trong hoạt động ngân hàng có thể làm giảm lợi nhuận của nó. Theo kết quả của một số nghiên cứu trước cho thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa chi phí và lợi nhuận, điều đó có nghĩa là các ngân hàng với chi phí hoạt động thấp làm tăng lợi nhuận. Vì vậy, trong nghiên cứu này lựa chọn giả thuyết theo quan điểm tiêu cực, chi phí hoạt động có tác động nghịch biến tới khả năng sinh lời của ngân hàng.

H5: Chi phí hoạt động tác động ngược chiều (-) đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

f, Quy mô ngân hàng

Quy mô của ngân hàng có thể được đề cập như tổng tài sản của ngân hàng. Đây là một trong những biến quan trọng để xác định khả năng sinh lời của các ngân hàng. Trong nghiên cứu này quy mô ngân hàng dự kiến sẽ được liên quan cùng chiều với khả năng sinh lời của các ngân hàng. Một ngân hàng lớn hơn với lợi thế về chi phí có thể kiếm được nhiều lợi nhuận hơn một ngân hàng nhỏ bởi vì một ngân hàng lớn có thể sản xuất với chi phí trung bình thấp hơn cho mỗi đơn vị. Các ngân hàng lớn hơn sẽ có lợi thế trong đàm phán giá của đầu vào, và nó có thể làm giảm chi phí trung bình của ngân hàng. Do đó, đề tài đưa ra giả thuyết về biến quy mô ngân hàng như sau:

He: Các ngân quy mô lớn hơn có khả năng sinh lời cao hơn. Quy mô ngân hàng tác động cùng chiều (+) đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

g, Sở hữu ngân hàng

Như đã chỉ ra ở trên, có tồn tại bằng chứng thực nghiệm rằng quyền sở hữu ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Đồng thời, một số nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ đáng kể giữa quyền sở hữu và tình trạng hoạt động của một ngân hàng. Do đó trong mô hình này điều tra xem lợi nhuận của các ngân hàng có bị ảnh hưởng bởi hình thức sở hữu hay không, cụ thể hơn là xét trong ngân hàng thương mại cổ phần hay ngân hàng thương mại có sở hữu nhà nước một phần hoặc hoàn toàn. Chưa thể chắc chắn có sự khác biệt giữa sở hữu nhà nước hay sở hữu tư nhân đến khả năng sinh lời của ngân hàng, kết luận tùy thuộc vào kết quả kiểm nghiệm. Do đó giả thuyết đặt ra là:

H7: Hình thức sở hữu có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

h, Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng GDP đại diện cho tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Vong và Chan (2009) cho rằng có một mối quan hệ tích cực giữa lợi nhuận ngân hàng và tăng trưởng GDP trên quan điểm cho rằng nguy cơ rủi ro có thể thấp hơn trong thời kỳ phục hồi và cao hơn trong thời kỳ suy thoái. Và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn có thể dẫn đến một nhu cầu lớn hơn trong các khoản vay do đó nâng cao lợi nhuận của các ngân hàng. Do đó, đề tài lựa chọn giả thuyết như sau:

Hs: Tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ cùng chiều (+) đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

i, Lạm phát

Theo Perry (1992), tác động của lạm phát đối với khả năng sinh lời của ngân hàng đến mức độ nào phụ thuộc vào việc có thể dự đoán sự xuất hiện của lạm phát. Điều này đem đến cho các ngân hàng thời cơ để điều chỉnh lãi suất một cách phù hợp và từ đó lợi nhuận có thể tăng lên. Vì vậy, mối quan hệ tích cực có thể xảy ra khi thu nhập lớn hơn chi phí. Vong và Chan (2009) đã kết luận lạm phát là một yếu

tố ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời của các ngân hàng. Theo lý thuyết lạm phát được dự báo của Perry (1992) và kết quả nghiên cứu trước đây trên thế giới, trong đề tài này tác giả đưa ra giả thuyết khi tỷ lệ lạm phát gia tăng, lợi nhuận được giả định là tăng.

H9: Lạm phát tác động cùng chiều (+) đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 036 (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w