Biến độc lập

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 036 (Trang 37 - 40)

a, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (ETA)

Đây là biến được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu về khả năng sinh lời của ngân hàng. Trong đề tài này, theo các nghiên cứu trước đây, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng được tính bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Các số liệu này được lấy trong bảng cân đối kế toán.

b, Hiệu quả nguồn quỹ (DTA)

Hiệu quả nguồn quỹ được đo lường bằng tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản. Số liệu tiền gửi và tổng tài sản được thu thập trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng c, Thành phần tài sản (LTA)

Thành phần tài sản được ước tính bằng tổng các khoản cho vay chia cho tổng tài sản. Dữ liệu tính toán được lấy trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng.

d, Chất lượng tài sản (LLP)

Dự phòng tổn thất tín dụng là chỉ tiêu đại diện chất lượng tài sản của ngân hàng. Được tính bằng dự phòng rủi ro tín dụng chia tổng dư nợ của ngân hàng, số liệu được sử dụng trong bảng cân đối kế toán.

e, Hiệu quả quản lý chi phí (CI)

Đề tài sử dụng tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập để đo lường hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng. Biến này được dự kiến sẽ cung cấp thông tin về tác động của chi phí hoạt động trên lợi nhuận của các ngân hàng. Số liệu được sử dụng trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, sử dụng chi phí quản lý chung chia cho thu nhập sau thuế.

f, Quy mô ngân hàng (SIZE)

Có nhiều cách được sử dụng để xem xét quy mô của ngân hàng. Trong đề tài này cũng sử dụng logarit tổng tài sản được lấy trên bảng cân đối kế toán để đo lường tính hiệu quả kinh tế về quy mô.

g, Sở hữu ngân hàng (OWN)

28

Trong mô hình nghiên cứu, tác giả điều tra xem lợi nhuận của các ngân hàng có bị ảnh hưởng bởi hình thức sở hữu hay không. Tác giả chia làm hai loại hình sở hữu: ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân hay thuộc sở hữu nhà nước một phần hoặc hoàn toàn. Đề tài sử dụng biến giả để phân loại các ngân hàng như sau: Các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước sẽ có giá trị bằng 1, các ngân hàng còn lại là ngân hàng thương mại cổ phần thông thường có giá trị bằng 0. Thông tin để phân loại các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần được công bố trên website của ngân hàng nhà nước.

h, Tăng trưởng kinh tế (GDP)

Để xem xét yếu tố tăng trưởng kinh tế tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng, các tác giả trước đây sử dụng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là biến phụ thuộc. Có nhiều cách sử dụng khác nhau như sử dụng chỉ tiêu Logarit GDP, sử dụng GDP bình quân đầu người, một số tác giả khác sử dụng GDP thực. Tuy nhiên biến được lựa chọn phổ biến nhất để xem xét tăng trưởng kinh tế là tăng trưởng GDP. Do đó tác giả cũng lựa chọn tăng trưởng GDP để nghiên cứu. Dữ liệu được lấy từ số liệu công bố của tổng cục thống kê.

i, Lạm phát (CPI)

Tác giả sử dụng chỉ số giá tiêu dùng CPI là yếu tố đại diện cho biến lạm phát trong nghiên cứu. Số liệu sử dụng hàng năm cũng được lấy từ công bố của tổng cục thống kê.

1 Lợi nhuận trên tổng tàisản (ROA) Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân

2 Lợi nhuận trên vốn chủsở hữu (ROE) Lợi nhuận sau thuế/ Vốnchủ sở hữu bình quân

3 Tỷ lệ thu nhập lãi thuần(N

IM) Thu nhập lãi thuần/ Tàisản có sinh lời bình quân 4 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu(E

5 Hiệu quả nguồn quỹ (DTA)

Các khoản tiền gửi/

Tổng tài sản + / -

6 Thành phần tài sản

(LTA) ________________

Các khoản cho vay/

Tổng tài sản +

7 Chất lượng tài sản

(LLP) ____________

Dự phòng rủi ro tín

dụng/Tổng dư nợ -

8 Hiệu quả quản lý chi phí (CI)

Chi phí hoạt động/Thu

nhập sau thuế -

9 Quy mô ngân hàng

(SIZE) Ln (Tổng tài sản) +

10 Sở hữu ngân hàng (OWN)

Biến giả có giá trị bằng 1 đối với các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, ngược lại có giá trị bằng 0.

+ / -

11 Tăng trưởng kinh tế (GDP)

Chỉ tiêu tăng trưởng

GDP +

12 Lạm phát (CPI) Chỉ số giá tiêu dùng CPI +

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 036 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w