Nghiên cứu này sử dụng mô hình dữ liệu dạng bảng (Panel data) bao gồm đặc điểm của cả những dữ liệu quan sát theo thời gian và dữ liệu quan sát theo không gian. Loại dữ liệu này có rất nhiều ưu điểm và ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế. Phương pháp hồi quy phổ biến nhất với dữ liệu dạng bảng là mô hình Pool, mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) và mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM).
Theo Mai Văn Nam (2005) việc sử dụng mô hình hồi quy Pool theo phương pháp OLS thông thường là ít phù hợp vì kết quả ước lượng bị phản ánh sai lệch, thường xuất hiện hiện tượng tự tương quan trong dữ liệu. Do đó, dạng hồi quy này có thể bóp méo bức tranh thực tế về mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình. Vì vậy, hai mô hình được sử dụng phổ biến là mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) và mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM). Mô hình FEM phân tích những khác biệt về các hệ số chặn của nhóm, trong khi đó giả
sử rằng các độ dốc là giống nhau và sai số không đổi. Ngược lại, mô hình REM phân tích những thành phần của phương sai và sai số, trong khi giả sử rằng các hệ số chặn không thay đổi và các độ dốc là giống nhau. Thông qua việc xem xét các yếu tố cần thiết và kiểm định Hausman để quyết định mô hình phù hợp (FEM hoặc REM), nghiên cứu sẽ sử dụng một trong hai mô hình hồi quy phù hợp để thực hiện.
Theo một số nghiên cứu trước đây, để đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng, các nghiên cứu chủ yếu chia yếu tố tác động thành các biến nội bộ ngân hàng và các biến bên ngoài. Nghiên cứu này sẽ áp dụng thực hiện theo mô hình của các tác giả được giới thiệu ở phần cơ sở lý thuyết để lựa chọn những biến nghiên cứu đồng thời loại bỏ bớt một số biến cho phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam.
Các biến phụ thuộc dùng để xem xét khả năng sinh lời của ngân hàng được sử dụng là lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và thu nhập lãi ròng cận biên (NIM). Các biến độc lập được khảo sát bao gồm quy mô ngân hàng (SIZE) đo lường hiệu quả kinh tế của quy mô, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA) đo lường sức mạnh vốn chủ sở hữu của ngân hàng, tiền gửi trên tổng tài sản (DTA) đo lường hiệu quả của nguồn quỹ, cho vay trên tổng tài sản (LTA) thể hiện thành phần tài sản, dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLP) đo lường chất lượng tài sản của ngân hàng, chi phí hoạt động trên thu nhập (CI) đo lường hiệu quả quản lý chi phí và biến hình thức sở hữu (OWN) để khảo sát sự khác biệt giữa ngân hàng có sở hữu nhà nước hoặc tư nhân. Các biến bên ngoài được khảo sát là chỉ số tăng trưởng kinh tế sử dụng tăng trưởng GDP và chỉ số lạm phát được sử dụng bởi CPI hàng năm. Mô hình đề xuất như sau:
Y = f (ETA, DTA, LTA, LLP, CI, SIZE, OWN, GDP, CPI)
Để phân tích rõ sự tác động của các biến độc lập đến khả năng sinh lời của ngân hàng, đề tài chia thành hai mô hình riêng lẻ để phân tích. Mô hình đầu tiên bao gồm các biến nội bộ chung của các ngân hàng như: ETA, DTA, LTA, LLP và CI và phân tích thêm vào biến giả đặc tính riêng của loại ngân hàng là hình thức sở hữu OWN. Mô hình thứ hai bổ sung thêm biến vĩ mô GDP và CPI để khảo sát các yếu tố bên ngoài tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng, trong mô hình này loại trừ biến giả để tránh hiện tượng đa cộng tuyến. Do dữ liệu sử dụng là dạng bảng nên
mô hình ứng dụng dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế lượng về dữ liệu dạng bảng của Mai Văn Nam (2005). Mô hình được tách ra như sau:
Y1it = α + ^IitEQTAit + /T-DTA- + /T-PTA- + β.4itLLPit + 05itCIit + /T-SIZE- + Λ'-OWT- + M
Y2it = α + /T-EQTA- + /T-DTA- + /T-ETA- + β.4itLLPit + 05itCIit + Λ∙-SIZT.- + /T-GDP- + ^8itCPIit + Mit
Trong đó:
- Y1,2 là biến phụ thuộc của mô hình trường hợp 1, trường hợp 2 được lựa chọn lần lượt là ROA, ROE, NIM.
- i = 1,2,3,.. .24 (24 đơn vị theo không gian)
- t =2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 (8 đơn vị theo thời gian). Sau khi có cái nhìn tổng quát về các yếu tố tác động bao gồm nội bộ và vĩ mô đến khả năng sinh lời của 24 ngân hàng. Nghiên cứu phân tích thêm các mô hình phân theo hình thức sở hữu để xem xét các yếu tố này tác động có gì khác biệt giữa ngân hàng thương mại Nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần.