Nội dung phân tích

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình camels vào phân tích hoạt động kinh doanh của NHTMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 015 (Trang 28 - 37)

7. Kết cấu của khóa luận

1.3. Áp dụng mô hình Camels để phân tích hoạt động kinh doanh của ngân

1.3.2. Nội dung phân tích

a) Mức độ an toàn vốn (C)

Nguồn vốn của ngân hàng thương mại bên cạnh vốn huy động góp phần quan trọng vào hoạt động kinh doanh, vốn tự có lại là cơ sở hình thành nên vốn huy động cũng như các nguồn vốn khác của ngân hàng. Vốn tự có thuộc sở hữu của ngân hàng và mang tính chất ổn định nên thể hiện sức mạnh tài chính của ngân hàng, thể hiện mức độ an toàn và tạo niềm tin ở người gửi tiền đồng thời giúp phòng chống rủi ro cho ngân hàng khi xảy ra tổn thất.

Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh

của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì càng đòi hỏi phải có nhiều

vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng. Trong đó mức độ an toàn vốn được đánh giá bởi các hệ số:

❖Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

CAR = Vốn tự có Tổng tài sản có rủi ro

Tỷ lệ này phản ánh mức đủ vốn của ngân hàng trên cơ sở giá trị vốn tự có và khả năng đối phó với các loại rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Theo quy định của Basell II, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%. Tại Việt Nam, thông tư số 36/2014/TT

- NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu là 9%.

❖ Hệ số đòn bẩy tài chính

Tổng tài sản bq Hệ số đòn bẩy tài chính = ^ °

Von chủ sở hữu bq

Đòn bẩy tài chính dùng để chỉ sự kêt hợp giữa Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính sẽ lớn khi doanh nghiệp có tỷ trọng Nợ phải trả cao hơn tỷ trọng Vốn chủ sỡ hữu. Đòn bẩy tài chính vừa là công cụ thúc đẩy Lợi nhuận sau thuế trên một đồng Vốn chủ sở hữu, vừa là công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong

ước của các chủ sở hữu, trong đó đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản

lý ưa dùng. Tuy nhiên, lựa chọn cơ cấu tài chính không phù hợp đặc biệt quá cao sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng vì vay nợ quá nhiều.

❖ Hệ số tạo vốn nội bộ

ɪɪʌ Ẵ , Ẵ ʌ. 1 ʌ Lợi nhuận không chia Hệ số tạo vốn nội bộ = ——~; ^ '---

VOn cãp 1

Hệ số tạo vốn nội bộ cho biết khả năng tăng vốn của ngân hàng từ lợi nhuận không chia. Khi hệ số này càng cao thể hiện ngân hàng có thêm nhiều vốn hơn và nguồn vốn tăng lên đó chính là do hoạt động kinh doanh của ngân hàng mang lại nên

hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng mà không chịu áp lực về chi phí vốn. Hệ số này lớn hơn 12% được coi là tốt.

❖ Hệ số tự tài trợ

Von chủ sở hữu Hệ số tự tài trợ = ———— Tổng tài sản

b) Chất lượng tài sản (A)

Tài sản thể hiện nguồn vốn của ngân hàng được sử dụng vào những hoạt động

nào. Tài sản bao gồm những khoản mục lớn: Ngân quỹ, cho vay, đầu tư, tài sản cố định và tài sản có khác. Chất lượng tài sản là nguyên nhân cơ bản dẫn đến rủi ro của ngân hàng. Thông thường điều này xuất phát từ việc quản lý không đầy đủ trong chính sách cho vay cả trước kia cũng như hiện nay. Nếu thị trường biết rằng chất lượng tài sản kém thì sẽ tạo nên áp lực lên trạng thái nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng và điều này có thể dẫn đến khủng hoảng thanh khoản. Chất lượng tài sản là một

chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về tài chính, năng lực quản lý của một ngân hàng thương mại.

❖ Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản

, ,Ẳ , Tổng tài sản cuối kỳ - Tổng tài sản đầu kỳ ,λλλ, Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản =---——^. ,---x 100%

Tổng tài sản đầu kỳ

Chỉ tiêu này cho thấy tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản năm nay so với năm trước.

❖ Kết cấu tài sản có

Cơ cấu tài sản thể hiện mức độ đầu tư của ngân hàng vào mỗi loại tài sản, nó được quyết định bới khả năng sinh lời, tính thanh khoản và mức độ rủi ro khác nhau của mỗi loại tài sản. Đánh giá tính hợp lý của cơ cấu tài sản có cần xem xét đến sự cân đối hài hòa giữa khả năng sinh lời và tính thanh khoản của tài sản.

❖ Tỷ lệ tài sản có sinh lời

γt,,,λ,,. , , . 1 Tài sản cósinhlời Tỷ lệ tài sản có sinh lời = ^, ... ,---

Tổng tài sản

Tỷ lệ này cho thấy quy mô của các tài sản trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Tỷ lệ này càng tăng cho thấy ngân hàng đang tăng cường sử dụng vốn huy động

để đem đi sinh lời qua các hoạt động kinh doanh và đầu tư.

❖ Chất lượng tín dụng

• Tốc độ tăng trưởng tín dụng

rτ,A iʌ , ,, 1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ - Dư nợ tín dụng đầu kỳ -,^^n, Tốc độ tăng trưởng tín dụng =- - - -'■---—---j---———'■---x 100%

Chỉ tiêu này so sánh tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện tín dụng của ngân

hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng hiệu quả. Tuy nhiên không phải chỉ

tiêu này lúc nào cao cũng là tốt, nếu ngân hàng không thể kiểm soát được những rủi ro có thể xảy ra thì sẽ dẫn đến tình trạng nợ xấu.

• Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = " ~—— x 100% Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh dư nợ gốc và lãi quá hạn mà chưa thu hồi được. Tỷ

lệ này cho biết cứ 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng tín dụng ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp và ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng cao.

• Tỷ lệ nợ xấu

∙I∙ . I ' .. ...í_____ Nợ xấu iλλo∕ Tỷ lệ nợ xấu = ———-— x 100%

Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng

của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn.

• Chi phí dự phòng trên tổng dư nợ

Tỷ lệ chi phí trích lập DPRR = Chpdd^hò^ủe

Tổng dư nợ bình quân

Tỷ lệ này cho biết số cứ 100 đồng dư nợ thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân

Thu nhập lãi ròng Tổng tài sản có bình quân

Tỷ lệ này cho biết phần dư nợ cho vay đã được trích dự phòng rủi ro. • Tỷ lệ xóa nợ

, ,ʌ , Nợ bị xóa - Số tiền thu hồi nợ bị xóa trước đây Tỷ lệ xóa nợ = ——'■____ _______,ʌ, ' ' ---

Dư nợ bình quân

Tỷ lệ này cho thể hiện tỷ lệ các khoản vay mà ngân hàng đã xóa đi trong sổ sách của mình. Việc xóa nợ là một giao dịch kế toán để tránh việc phản ánh không đúng chất lượng dư nợ. Việc xóa nợ ảnh hưởng tới tổng dư nợ cho vay và tổng các khoản dự phòng cho vay.

c) Chất lượng quản lý (M)

Do bản chất khá phức tạp của hoạt động tài chính ngân hàng, hệ thống quản trị đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đánh giá một ngân hàng. Nó có thể quyết định sự thành công hay thất bại của chính ngân hàng. Nhiều nhà phân tích coi quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống phân tích CAMELS, cả ở khía cạnh tạo lợi nhuận, tăng trưởng hay quản trị để đảm bảo ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro.

d) Khả năng sinh lời (E)

Thu thu nhập chính của ngân hàng thương mại đến từ các nguồn: Thu nhập từ

lãi (hoạt động tín dụng), thu nhập từ lệ phí, hoa hồng (hoạt động dịch vụ), thu nhập từ đầu tư kinh doanh chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu), thu nhập từ kinh doanh ngoại

tệ, vàng. Sau khi trừ đi các loại chi phí như lãi suất huy động vốn, giá vốn chứng khoán, chi phí quản lý, dự phòng rủi ro sẽ hình thành nên lợi nhuận của ngân hàng. Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của hoạt động, công tác quản lý. Đây là nguồn tiền để duy trì và tăng cường hoạt động kinh doanh trong tương

lai, là điều kiện để có thể tăng vốn và thu hút thêm đầu tư vốn. Tuy vậy, lợi nhuận có thể bị diễn giải sai do các thủ thuật kế toán và không phản ánh đúng bản chất rủi ro trong hoạt động của từng ngân hàng. Trong đó, các chỉ tiêu để đánh giá lợi nhuận bao

gồm:

❖ Tăng trưởng của thu nhập, chi phí

❖ Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân

Tỷ lệ này cho biết cứ 100 đồng tài sản được sử dụng thì tạo ra được bao nhiêu

đồng lợi nhuận vì thế ROA đo lường tính hiệu quả của ngân hàng trong việc sử dụng tài sản. Mức ROA thấp cho thấy chính sách cho vay đầu tư không hiệu quả hoặc chi phí hoạt động của ngân hàng quá mức. ROA cao thể hiện ngân hàng sử dụng một cơ cấu tài sản hợp lý, chính sách kinh doanh và đầu tư vốn hiệu quả. Theo thông lệ ROA

ở mức lớn hơn 2% được coi là tốt.

❖Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) ROE =

Lợi nhuận sau thuế Tổng thu từ hoạt động Tổng tài sản

' ' x ' ' x ---

Tổng thu từ hoạt động Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

ROE phản ánh lợi nhuận thuần thu được trên 100 đồng vốn đầu tư vào ngân hàng. Theo công thức trên ROE chịu ảnh hưởng của ba nhân tố: tỷ suất lợi nhuận doanh thu, hiệu suất sử dụng tài sản, đòn bẩy tài chính. Để tăng tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu ngân hàng có thể quản lý tốt chi phí hoặc quản lý tốt tài sản. Mối quan hệ giữa ROA và ROE thể hiện rõ sự đánh đổi cơ bản giữa lợi nhuận và rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt trong việc lựa chọn các chính sách đòn bẩy tài chính: tỷ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

❖Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM)

Thu nhập lãi - Chi phí lãi Tổng tài sản có bình quân

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM): Phản ánh tốc độ tăng trưởng nguồn thu từ lãi so với tốc độ tăng chi phí. Chỉ tiêu này cao phản ánh ngân hàng đã tối đa hóa các nguồn thu từ lãi và giảm thiểu chi phí trả lãi.

các nguồn vốn huy động, hay không lường trước được các điều kiện cần thiết để chuyển các dạng tài sản thành tiền ít tổn thất nhất. Một trong những biểu hiện phổ biến nhất của rủi ro thanh khoản ở ngân hàng là sự “lệch pha” giữa huy động và cho vay. Ngân hàng thường huy động một lượng tiền gửi ngắn hạn với lãi suất thấp, và dùng với một tỷ lệ nhất định để cho vay với lãi suất cao hơn. Ngân hàng sẽ gặp rủi ro thanh khoản nếu không quản lý đúng đắn và đáp ứng nhu cầu rút tiền khi các khoản tiền gửi ngắn hạn đáo hạn. Các tỷ số thể hiện tính thanh khoản của ngân hàng bao gồm:

Trạng thái tiền mặt = J”™* x 100% Tổng tài sản

„ ,1 ,. ʌ ~ Tiền mặt + Tiền gửi KKH tại các TCTD khác + Tiền gửi TT tại NHNN Trạng thái ngân quỹ =---'■---∙ rπ,<, ^ ,---'■---

Tổng tài sản

❖Chứng khoán thanh khoản = CliưilgklioáH chιnh phu x 100% Tổng tài sản

Cho vay ròng =th°..v-ay,ring

x 100%

Cho vay ròng trên tổng tiền gửi = Cho vay ròng các TCTD + Cho vay ròng khách hàng Tiền gửi của TCTD + Tiền gửi của khách hàng Dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn

Dư nợ trung hạn - Nguồn vốn trung hạn

Nguồn vốn ngắn hạn x 100%

.♦. rτ,, ,ʌ 1 . . ., 1 11 , Tài sản có tính thanh khoản cao ,λλλ,

❖Tỷ lệ dự trữ thanh khoản =---" ^' ^N---x100% Tổng Nợ phải trả

Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày = Tài sản có tính thanh khoản cao" % ~ x 100% Dòng tiền ra trong 30 ngày tiếp theo

f) Độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (S)

Phân tích mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất, tỷ giá, giá hàng hàng hóa, chứng khoán đến lợi nhuận hay vốn tự có của ngân hàng. Rủi ro thị trường ở đây bao gồm nhiều loại: rủi ro lãi suất, rủi ro giá cổ phiếu, rủi ro giá hàng hóa, rủi ro tỷ giá,... Khi đánh giá thành phần này cần cân nhắc trong việc nhận diện, đo lường, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường; quy mô tổ chức, tính chất phức tạp trong hoạt động của ngân hàng, sự

cân xứng giữa vốn và lợi nhuận ngân hàng với mức độ rủi ro thị trường. Các rủi ro chủ yếu và quan trọng nhất để đánh giá đó là rủi ro lãi xuất và rủi ro tỷ giá.

Rủi ro lãi suất là những tổn thất tiềm tàng ngân hàng phải gánh chịu và nguy cơ giảm sút thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động. Xảy ra rủi ro lãi xuất là sự kết hợp của hai nguyên nhân. Thứ nhất là sự biến động của lãi suất thị trường, lãi suất thị trường biến động do cung và cầu tín dụng mà cung

cầu thì lại chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh, lạm phát dự tính,... Nguyên nhân thứ hai xảy ra do sự không cân xứng giữa kỳ hạn của tài sản và kỳ hạn của nợ. Điều này do khách hàng gửi tiền và vay tiền có nhu cầu đa dạng về kỳ hạn. Để xác định rủi ro lãi suất, sử dụng chỉ tiêu khe hở lãi suất (GAP) là chênh lệch tuyệt đối giữa tài sản có nhạy cảm với lãi suất và tài sản nợ có nhạy cảm với lãi suất.

GAP = Tài sản có nhạy cảm với lãi suất - Tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất Tài sản có nhạy cảm với lãi suất là loại tài sản mà thu nhập về lãi suất sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi. Tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất là các khoản nợ mà trong đó chi phí lãi suất sẽ thay đổi trong thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi. Khi khe hở lãi suất dương, rủi ro phát sinh nếu lãi suất

giảm. Khi khe hở lãi suất âm, rủi ro phát sinh khi lãi suất tăng.

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình camels vào phân tích hoạt động kinh doanh của NHTMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 015 (Trang 28 - 37)

w