7. Kết cấu của khóa luận
3.2.1. Giải pháp về phía nguồn vốn
Trong những năm gần đây tỷ lệ an toàn vốn của Vietinbank có xu hướng giảm,
dẫn đến yêu cầu đặt ra đối với ngân hàng là nâng cao tỷ lệ an toàn vốn, biện pháp tốt nhất để gia tăng tỷ lệ này là tăng vốn tự có.
- Phát hành thêm cổ phiếu: Biện phápnày giúp ngân hàng tự chủ hơn về mặt tài chính, tuy nhiên lại tốn chi phí phát hành và dẫn đến hiện tượng “pha loãng” quyền sở hữu của mỗi cổ đông.
- Phát hành trái phiếu dài hạn có khả năng chuyển đổi: Lợi thế của phương án này là tạo ra nguồn vốn có khả năng sử dụng lâu dài, tạm thời sẽ không làm thay đổi quyền sở hữu của các cổ đông, phần chi phí trả lãi sẽ được tính vào chi phí được trừ để tính thuế TNDN. Tuy nhiên, ngân hàng cũng phải tính toán
thật kỹ lưỡng về lãi suất của trái phiếu khi khoản chi phí này không phụ thuộc
vào kết quả kinh doanh nên có thể sẽ tạo ra gánh nặng tài chính cho ngân hàng.
- Tăng vốn từ lợi nhuận để lại: Đây là nguồn vốn bổ sung có ý nghĩa vô cùng quan trọng và rất cần thiết với ngân hàng. Nguồn vốn nội bộ này vừa an toàn còn giúp ngân hàng không bị phụ thuộc vào thị trường vốn và không phải chịu
chi phí vốn.
- Chia cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông hoặc không chia cổ tức bằng tiền mặt để tăng vốn tự có.
Nâng cao hiệu quả huy động vốn: Trong giai đoạn 2016 - 2018 tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn giảm nhanh trong đó nguyên nhân chủ yếu đến từ huy động vốn. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả huy động vốn ngân hàng cần đa dạng hóa sản phẩm
huy động, xây dựng chính sách lãi suất hấp dẫn cùng với nâng cao chất lượng phục vụ.