Chất lượng tài sản (A)

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình camels vào phân tích hoạt động kinh doanh của NHTMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 015 (Trang 48 - 58)

7. Kết cấu của khóa luận

2.2. Áp dụng mô hình Camels vào phân tích hoạt động kinh doanh của

2.2.2. Chất lượng tài sản (A)

a) Kết cấu của tài sản

Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác 683 0,0 7 529 50,0 281 0,02 Cho vay khách hàng 9 655.08 669,0 5 782.38 71,45 8 851.91 73,16 Chứng khoán đầu 7 134.22 514,1 3 128.39 11,72 0 102.10 8,77

Góp vốn đầu tư dài hạn 3.20 2 4 0,3 4 3.11 80,2 7 3.31 0,28 Tài sản cố định 10.62 4 2 1,1 7 11.43 41,0 5 11.11 0,95 Tài sản có khác 29.68 9 3,1 3 32.42 8 2,9 6 31.85 0 2,74 Tổng tài sản 948.56 8 10 0 1.095.061 100 1.164.434 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank, 2018)

Quy mô tài sản liên tục tăng qua các năm ở mức 948.568 tỷ đồng năm 2016 lên đến 1.164.434 tỷ đồng năm 2018 (tăng 22,76% so với năm 2016) nguyên nhân chủ yếu đến từ sự tăng trưởng của khoản mục cho vay khách hàng.

Nhìn vào bảng thể hiện cơ cấu tài sản của Vietinbank có thể thấy chiểm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu của ngân hàng và đem lại thu nhập chủ yểu là hoạt động

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Tiền gửi tại NHNN 13.503 20.757 23.182

Tiền gửi và cho vay các TCTD khác 94.469 107.51 0 130.51 2 Cho vay khách hàng 655.08 9 782.38 5 851.91 8

Chứng khoán đầu tư 134.22

7

128.39 3

102.10 0

cho vay khách hàng trong giai đoạn 2016 - 2018 chỉ tiêu này luôn chiếm trên 69% tổng tài sản. Khoản mục cho vay khách hàng tăng mạnh năm 2016 đạt 655.089 tỷ đồng và năm 2018 ở mức 851.981 tỷ đồng (tăng 30,06% so với năm 2016).

Xếp thứ hai về tỷ trọng trong cơ cấu tài sản là tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác ở mức 9,96% năm 2016 giảm nhẹ còn 9,82% và tăng lên mức 11,21 % cho thấy hoạt động trên thị trường liên ngân hàng diễn ra ngày càng sôi động. Theo sau đó là chứng khoán đầu tư có xu hướng giảm, cụ thể tỷ trọng này năm 2016 là 14,15% giảm xuống còn 8,77% trong tổng tài sản do trong giai đoạn này ngân hàng đang giảm sở hữu cổ phiểu của các ngân hàng khác nhằm giảm tỷ lệ sở hữu chéo, thoái vốn từ các công ty con hoạt động không hiệu quả.

Chứng khoán kinh doanh năm 2016 ở mức 1.895 tỷ đồng, năm 2017 ở mức 3.529 tỷ đồng (tăng 86,23% so vơi năm 2016) sau đó giảm nhẹ xuống mức 3.132 tỷ đồng ở năm 2018 cho thấy rằng ngân hàng đang mở rộng đầu tư để tìm kiếm khả năng sinh lời.

Các khoản mục tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tài sản cố định,.. chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản nhưng vẫn đảm bảo hoạt động của ngân hàng và quy định

về dự trữ bắt buộc của NHNN.

b) Tỷ lệ tài sản có sinh lời

Bảng 2.5: Tỷ lệ tài sản có sinh lời giai đoạn 2016 - 2018

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank, 2018)

Giá trị tài sản sinh lời của Vietinbank tăng đều từ năm 2016 ở 897.288 tỷ đồng

đến 1.107.712 tỷ đồng năm 2018. Tỷ lệ TSCSL trên tổng tài sản ở giai đoạn này luôn ở mức trên 94,5 % cho thấy ngân hàng đang tăng cường sử dụng vốn huy động để đem đi sinh lời qua các hoạt động kinh doanh và đầu tư. Trong đó, chiếm chủ yếu trong tài sản sinh lời là cho vay khách hàng, trong giai đoạn 2016 - 2018 tỷ trọng khoản mục cho vay khách hàng trong TSSL lần lượt là 72,69%; 75,11%; 76,66%. Điều này cho thấy rằng thu nhập chủ yếu của ngân hàng đến từ hoạt động cho vay, tuy nhiên hoạt động tín dụng luôn đi kèm theo nhiều rủi ro vì vậy đòi hỏi ngân hàng cần mở rộng đa dạng hóa các danh mục đầu tư vào các tài sản có tính sinh lời và quản

lý tốt các rủi ro có thể gặp phải.

c) Chất lượng tín dụng

Biểu đồ 2.5: Dư nợ tín dụng của Vietinbank9Vietcombank và BIDV giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank, Vietcombank, BIDV, 2018)

Dư nợ tín dụng của các ngân hàng liên tục tăng ở giai đoạn 2016 - 2018, cụ thể Vietinbank tăng từ 661.988 tỷ đồng đến 864.926 tỷ đồng, Vietcombank tăng từ 460.808 tỷ đồng đến 631.867 tỷ đồng, BIDV tăng từ 732.697 tỷ đồng lên 988.739 tỷ đồng. So với hai ngân hàng thì dư nợ tín dụng của Vietinbank ở mức thứ hai. Nguyên

nhân của sự tăng lên của dư nợ tín dụng là do nền kinh tế tăng trưởng ổn định sản xuất, kinh doanh tiếp tục mở rộng, cải cách hành chính tích cực hơn, môi trường đầu tư ngày càng cải thiện, số lượng doanh nghiệp mới thành lập hoặc quay trở lại hoạt động tăng lên thì nhu cầu vay vốn sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục

tăng nhanh trở lại, ngân hàng đã có các biện pháp thu hút khách hàng hiệu quả và điều chỉnh lãi suất phù hợp với thị trường.

2016 2017 2018 Nợ nhóm 1 649.68 6 778.050 5 846.02 Nợ nhóm 2 5.55 9 3.627 0 5.21 Nợ nhóm 3 2.11 1 1.243 6 2.13 Nợ nhóm 4 812 2.55 1 2.08 5 Nợ nhóm 5 3.82 0 5.217 0 9.47 Nợ quá hạn 12.302 12.638 18.901 Tổng dư nợ 661.98 8 790.688 6 864.92 Tỷ lệ nợ quá hạn 1,86 1,60 2,19

Biểu đồ 2.6: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Vietinbank, Vietcombank và

BIDV Đơn vị: % 25 20 15 10 5 0 --- 2016 2017 2018

Vetinbank Viecombank BIDV

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank, Vietcombank, BIDV, 2018)

Qua biểu đồ, ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng của Vietinbank liên tục

giảm mạnh năm 2016 ở mức 23,03% xuống 9,39% ở năm 2018. So với hai ngân hàng

cùng quy mô trong hệ thống thì hệ số tăng trưởng tín dụng của BIDV và Vietcombank

cũng giảm mạnh từ năm 2016 - 2018, trong đó Vietcombank gảm từ 18,55% xuống 16,27%, BIDV giảm từ 20,93% xuống 14,06%. So với hai ngân hàng cùng quy mô thì hệ số tăng trưởng tín dụng của Vietinbank không được ổn định. Nguyên nhân của sự giảm sút tốc độ tăng trưởng tín dụng là do các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản vay nhằm giảm thiểu rủi ro tiến tới đảm bảo tuân thủ theo quy định của Basell II.

Đối với Vietinbank áp lực từ việc đảm bảo hệ số an toàn vốn theo TT 36/2014

đòi hỏi ngân hàng kìm chế tăng trưởng tín dụng để đi cùng với áp lực từ việc cần tăng

vốn tự có. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2018 chỉ riêng trong quý 4 tổng dư nợ tín dụng đã giảm khoảng hơn 26.600 tỷ đồng so với quý 3. Trong bối cảnh dư nợ tín dụng không được tăng nhiều, VietinBank đã chuyển dịch mạnh mẽ về định hướng

kinh doanh theo hướng nâng cao hiệu quả và chất lượng tăng trưởng, đồng thời vẫn tiếp tục ưu tiên cung ứng vốn cho các lĩnh vực được Chính phủ ưu tiên khuyến khích và các dự án trọng điểm của Quốc gia. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng tín dụng có hiệu quả cao, dư nợ bán lẻ và khách hàng nhỏ và vừa

bình quân năm 2018 lần lượt tăng 31% và 29,5% so với bình quân năm 2017. Chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ quy định của pháp luật và các giới hạn an toàn theo quy định của NHNN.

Tỷ lệ nợ quá hạn

Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn của Vietinbank giai đoạn 2016 - 2018

2016 2017 2018

Nợ xấu 6.743 9.011 13.691

Tổng dư nợ 661.988 790.688 864.926

Tỷ lệ nợ xấu 1,02 1,14 1,58

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank, 2018)

Từ bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Vietinbank ở năm 2016 là 1,86%, giảm xuống 1,6% năm 2017 sau đó tăng mạnh đến mức 2,19% vào năm 2018. Trong đó, nợ quá hạn chủ yếu nằm ở nhóm 2, 3 và 5; nợ có khả năng mất vốn ngày càng tăng nhanh năm 2016 là 3.820 tỷ đồng tăng nhanh đến năm 2018 là 9.470 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank giai đoạn 2016 - 2018

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Chi phí dự phòng rủi ro (tỷ đồng) 5.022 8.344 7.751 Dư nợ bình quân (tỷ đồng) 600.034 736.338 827.806 Chi phí DPRR/Dư nợ bq 0,84 1,13 0,94 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Dự phòng rủi ro (tỷ đồng) 6.862 8.303 13.008 Dư nợ tín dụng (tỷ đồng) 661.988 790.688 864.926 Hệ số khả năng bù đắp rủi ro 1,04 1,05 1,5

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank, Vietcombank, BIDV, 2018)

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank giai đoạn 2016 - 2018

Tỷ lệ nợ xấu (%) 1.8 1.6 1.4 1.2 1 0.8 0.6 0.4 0.2 0 2016 2017 2018

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank, 2018)

Tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank tăng nhẹ từ 1,02% năm 2016 lên 1,11% vào năm 2017, sau đó tăng mạnh lên đến 1,58% vào năm 2018. Cụ thể năm 2018 giá trị nợ xấu

tăng 51,94% trong khi dư nợ tín dụng chỉ tăng ở mức 9,38% so với năm 2017. Trong đó nợ có khả năng mất vốn ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ xấu,

năm 2016 giá tị nợ xấu là 6.743 tỷ đồng tăng nhanh đến năm 2018 là 13.691 tỷ đồng,

riêng trong năm 2018 chiếm 69,17% tổng giá trị nợ xấu. Giai đoạn 2016 - 2018 ngân hàng đang trong giai đoạn tái cơ cấu và xử lý nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng có xu hướng ngày càng gia tăng cho thấy sự kiểm soát các khoản vay thiếu chặt chẽ từ ngân hàng. Vì vậy yêu cầu đặt ra là ngân hàng cần đẩy mạnh thu hồi nợ, xử lý nợ xấu,

xử lý tài sản bảo đảm.

Chi phí dự phòng trên tổng dư nợ

Bảng 2.8: Chi phí DPRR/Dư nợ bq của Vietinbank giai đoạn 2016 - 2018

Đơn vị: %

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank, 2018)

Tỷ lệ chi phí DPRR/ Dư nợ bq năm 2016 là 0,84% tăng mạnh lên 1,13% năm 2017 sau đó giảm xuống 0,94% vào năm 2018. Nguyên nhân là do năm 2017 tốc độ tăng của chi phí DPRR lớn hơn tốc độ tăng của dư nợ tín dụng, năm 2018 trong khi chi phí dự phòng rủi ro giảm thì dư nợ tín dụng tăng lên khiến cho tỷ lệ này giảm xuống, bên cạnh đó nợ xấu tăng nhanh trong giai đoạn này cũng là một nguyên nhân khiến cho chi phí DPRR tăng lên. Sự biến động của chỉ số này như vậy là hợp lý vì ngân hàng đang trong giai đoạn tái cơ cấu và xử lý nợ xấu.

Hệ số khả năng bù đắp rủi ro

Bảng 2.9: Hệ số khả năng bù đắp rủi ro của Vietinbank giai đoạn 2016 - 2018

Hệ số khả năng bù đắp rủi ro của Vietinbank có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2016 là 1,04% tăng nhanh lên đến 1,5% năm 2018. Nguyên nhân hệ

số này càng tăng là do nợ xấu, nợ quá hạn của Vietinbank tăng nhanh, tỷ lệ nợ xấu năm 2016 là 1,02% tăng đến năm 2018 là 1.58%. Nợ xấu tăng lên khiến cho dự phòng

rủi ro Vietinbank tăng nhanh năm 2016 dự phòng rủi ro chỉ ở mức 6.862 tỷ đồng đến năm 2018 dự phòng rủi ro đã ở mức 13.008 tỷ đồng (tăng 89,57% so với năm 2016) của Vietinbank là một trong mười ngân hàng được NHNN chọn làm ngân hàng thí điểm Basel II luôn tuân thủ các quy định của NHNN và ngân hàng đang trong giai đoạn cơ cấu lại nợ xấu điều này giúp ngân hàng tránh được các rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình camels vào phân tích hoạt động kinh doanh của NHTMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 015 (Trang 48 - 58)

w