Vị thế của BIDV

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2012 2014 thông qua phân tích báo cáo tài chính khoá luận tốt nghiệp 087 (Trang 41)

NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nằm trong tốp 3 ngân hàng đứng đầu về cho vay, huy động vốn và giá trị tổng tài sản. BIDV có thị phần huy động và cho vay lớn thứ 3 trong hệ thống sau Agribank và Vietinbank. Hoạt động truyền thống của BIDV là tài trợ cho các dự án quốc gia về phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung cung ứng dịch vụ tín dụng vào hỗ trợ xuất khẩu, sản xuất kinh doanh mặt hàng thiết yếu, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ nông nghiệp. Ngân hàng cũng có lợi thế trong việc tiếp cận các nguồn vốn hấp dẫn như ODA và sở hữu một cơ sở khách hàng tương đối ổn định, bao gồm các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn, cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số khách hàng lớn của BIDV có thể kể đến như Tập đoàn dầu khí quốc gia, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn phát triển Nhà và đô thị Việt Nam (HUD).

BIDV có mạng lưới hoạt động đứng thứ 3, sau Agribank và Vietinbank. Tận dụng được lợi thế về mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước với 136 chi nhánh , 611 phòng giao dịch, hơn 1400 máy ATM, 7000 POS và kết nối được với Smart link, VNBC, VNPAY, Onepay, điện, nước, viễn thông,.. .BIDV đã phát triển các dịch vụ ngân hàng cốt lõi về sản phẩm điện tử như ngân hàng trực tuyến, dịch vụ ngân hàng SMS, máy nộp tiền hay thẻ Master nhằm đạt được mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại nhất trong tương lai.

Tiêu điểm đáng chú ý là trong năm 2014, với sự nỗ lực không ngừng trong suốt quá trình hoạt động, BIDV đã đạt đuợc những thành công vuợt bậc nhu: đuợc tổ chức định hạng tín nhiệm Moody’s nâng mức xếp hạng lên B1 và đánh giá là ngân hàng có hệ thống mạng luới rộng khắp cũng nhu sở hữu một trong những hệ thống thanh toán tốt nhất tại Việt Nam. Cùng với định hạng tín nhiệm đuợc nâng cao, BIDV cũng dành đuợc nhiều giải thuởng uy tín trong và ngoài nuớc nhu “Ngân hàng thuơng mại tốt nhất Việt Nam 2014”, “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam”, “Ngân hàng điện tử tiêu biểu 2014”, “Thuơng hiệu quốc gia”.. .Những thành công này đã chứng tỏ năng lực, vị thế thị truờng ngày càng đuợc mở rộng trong hoạt động kinh doanh của BIDV.

2.2. Thực trạng đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2012-2014 thông qua phân tích BCTC 2.2.1. Đánh giá tình hình nguồn vốn và hiệu quả hoạt động sử dụng vốn

2.2.1.1. Đánh giá quy mô, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu nguồn vốn a, Đánh giá quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn

Biểu đồ 2.1: Quy mô (tỷ đồng) và tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn của BIDV

(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDVnăm 2012-2014)

Số liệu cho thấy nguồn vốn của BIDV luôn có sự tăng trưởng ổn định, năm sau

cao hơn năm trước và tốc độ tăng trưởng khá cao. Đặc biệt là năm 2012, cũng là năm

đầu tiên NHTMCP ĐT&PT Việt Nam chính thức đi vào hoạt động kể từ khi tiến hành cổ phần hóa, tổng nguồn vốn đạt 484.785 tỷ đồng, tăng truởng gần 19,5% so với năm 2011. Đây là con số tăng truởng khá ấn tuợng so với 2 ngân hàng cùng hạng là

30

Vietcombank (13%) và Vietinbank (9,3%). Việc không ngừng mở rộng quy mô nguồn

vốn sẽ giúp BIDV nâng cao vị thế, tăng sức cạnh tranh trên thị trường đồng thời mở rộng quy mô hoạt động để gia tăng lợi nhuận.

Tính đến cuối năm 2014, nguồn vốn của BIDV đã đạt 650.340 tỷ đồng, gấp 1,35 lần so với cuối năm 2012 và tiếp tục duy trì vị trí thứ 3 về quy mô tổng nguồn vốn (tài sản) trên thị truờng, chỉ xếp sau Agribank (762.869 tỷ) và Vietinbank (661.132 tỷ).

Biều đồ 2.2: Quy mô nguồn vốn (tỷ đồng) của một số ngân hàng năm 2012-2014

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng)

b, Đánh giá cơ cấu nguồn vốn

Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm: Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Là một doanh nghiệp kinh doanh đặc thù, khoản mục nợ phải trả của BIDV luôn chiếm phần

lớn (khoảng 94%) trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của BIDV đều tăng

liên tục qua các năm. Tính đến cuối năm 2014, nợ phải trả đạt gần 617 nghìn tỷ đồng

(tăng 34,6% so với năm 2012) và VCSH đạt hơn 33 nghìn tỷ đồng (tăng 25,6% so với năm 2012)

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

TG không kỳ hạn 17% 18% 18%

TG có kỳ hạn 81

% % 81 % 82

TG vốn chuyên dụng 2% 1% 0%

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng BIDV giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: tỷ đồng

Trong cấu phần nợ phải trả, nguồn vốn huy động (bao gồm tiền gửi khách hàng, phát hành GTCG, các khoản tiền gửi, tiền vay được ghi nhận vào nguồn vốn huy động) lại chiếm phần lớn bởi đây là nguồn nguyên liệu chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng thực hiện các khoản đầu tư và cho vay. Cuối năm 2014, nguồn vốn huy động đạt gần 502 nghìn tỷ đồng, tăng 20,4% so với năm 2013, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, vừa đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống. > về cấu phần nợ phải trả:

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nợ phải trả của BIDV giai đoạn 2012-2014

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên báo cáo tài chính của BIDV)

Dựa vào biểu đồ trên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng vốn tiền gửi của khách

hàng luôn là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ phải trả của ngân hàng. Tiếp đến là khoản mục tiền gửi và vay các TCTD khác. Khoản mục này có xu hướng ngày càng gia tăng chứng tỏ vị thế cũng như uy tín của BIDV trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, khả năng tiếp cận tốt nguồn vốn có tính chất linh hoạt và kịp thời này để đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn song sẽ làm tăng chi phí huy động vốn của ngân hàng vì đây là nguồn vốn có chi phí cao.

Đáng chú ý là khoản mục phát hành GTCG giảm mạnh về cả giá trị lẫn tỷ trọng. Điều này có thể là do GTCG cũ đáo hạn hoặc nhờ có chính sách huy động vốn thích hợp, lượng tiền gửi khách hàng tăng lên khiến BIDV đã có đủ vốn và không cần thiết phải huy động thêm từ kênh này nữa.

Cũng như các ngân hàng khác, huy động tiền gửi khách hàng là nguồn vốn huy

động chủ yếu mang tính chất quyết định nhất. Từ năm 2012-2014, vốn tiền gửi từ

khách hàng của BIDV tăng liên tục với quy mô lần lượt là 303 và 440 nghìn tỷ đồng. Điều này có được là do BIDV đã rất nỗ lực trong việc đưa ra chính sách huy động vốn hợp lý. Ngoài ra, trong giai đoạn này, vấn đề đầu tư trở nên khó khăn và việc gửi tiền vào ngân hàng được xem như một phương án đầu tư an toàn với tỷ lệ sinh lời hợp lý.

Sự tăng trưởng của khoản mục vốn tiền gửi từ khách hàng không chỉ giúp BIDV giải quyết vấn đề thiếu hụt thanh khoản vào cuối năm 2011 mà còn biểu hiện vị trí vững vàng và uy tín chắc chắn của BIDV trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đây là một

lợi thế để BIDV tiếp tục phát huy trong thời gian tiếp theo.

Để có thể đánh giá được mức độ ổn định của nguồn vốn huy động cũng như chi phí huy động vốn của ngân hàng, ta sẽ tiến hành phân tích cơ cấu khoản mục tiền gửi

của khách hàng:

- Phân theo kỳ hạn:

Đối tượng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Các tổ chức kinh tế 32 % 32% % 38 Cá nhân 58 % 60% % 57 Các đối tuợng khác 10( % 8% 5%"

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên các báo cáo tài chính của BIDV)

33

Bảng số liệu cho thấy cơ cấu tiền gửi khách hàng theo kỳ hạn của BIDV khá ổn định trong giai đoạn 2012 - 2014. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 81% - 82% còn tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm 17% - 18%. Cơ cấu nhu

vậy đuợc xem là hợp lý vì tiền gửi không kỳ hạn tuy là nguồn vốn rẻ nhất nhung cũng dễ biến động nhất trong khi tiền gửi có kỳ hạn lại có tính chất ổn định giúp cho ngân

hàng kiểm soát tốt hơn vấn đề thanh khoản.

- Phân theo đối tượng khách hàng:

BID

V VBID VBID nVieti Vietcom

1. Vốn của TCTD 92,2 % %87,8 84,6% %84,0 % 74,8 - Vốn điều lệ 86,9 % %87,7 84,5% 67,7% %61,5 - Thặng dư vốn cổ phần 0,1% 0,1% 0,1% 16,3 % % 13,2 - Vốn khác 5,2% - - - 0,1 % 2. Quỹ của tổ chức tín dụng 1,4% 1,2% 5,0% 7,7 % 9,6 %

3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái -

0,2% -0,2% -0,1% % 0,6 % 0,2

4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản - - - - 0,2

%

5. Lợi nhuận chưa phân phối 6,6% 11,2

% 10,6% 7,7 % 15,3 % Vốn chủ sở hữu 100 % %100 100% %100 %100

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên các báo cáo tài chính của BIDV)

Có thể nhận thấy rằng, tiền gửi của khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn

nhất trong cơ cấu tiền gửi của BIDV. Điều đó sẽ giúp cho BIDV có được nguồn vốn ổn định hơn, đảm bảo sự cân xứng giữa kỳ hạn tài sản và nguồn vốn bởi các khoản tiền gửi cá nhân thường có sự ổn định cao hơn so với tiền gửi của các doanh nghiệp.

Nguyên nhân xuất phát từ động cơ gửi tiền của các chủ thể: Các doanh nghiệp thuờng gửi tiền với mục đích thanh toán, ký quỹ trong khi cá nhân gửi tiền để đảm bảo an toàn và huởng lãi.

> về cấu phần vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu (VCSH) hay vốn tự có của ngân hàng là nguồn vốn riêng của ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp ban đầu và đuợc bổ sung trong quá trình kinh doanh. VCSH đuợc ví nhu “tấm đệm chống lại rủi ro phá sản” của ngân hàng. VCSH không chỉ phản ánh thực lực tài chính mà còn quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng đó.

Biểu đồ bên duới cho thấy quy mô vốn chủ sở hữu của BIDV tăng liên tục qua các năm nhung vẫn luôn thấp hơn so với Vietinbank và Vietcombank. Tính đến cuối năm 2014, vốn chủ sở hữu của BIDV là 33.271 tỷ đồng trong khi của Vietinbank và Vietcombank lần luợt là 55.013 và 43.351 tỷ đồng. Điều này sẽ góp phần làm cho khả năng sinh lời của BIDV thấp hơn so với 2 ngân hàng còn lại.

34

Biểu đồ 2.5: Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên báo cáo tài chính của các ngân hàng)

Vốn chủ sở hữu của BIDV tăng khá nhanh trong năm 2013 lên tới 20,3% và đứng thứ 4 trong những ngân hàng có vốn chủ sử hữu cao nhất. Tuy tốc độ tăng trưởng năm 2013 của BIDV không bằng của Vietinbank (60,82%) nhưng vẫn cao hơn gấp 10 lần của Vietcombank. Năm 2014 được xem là một năm “chậm phát triển” về tốc độ tăng trưởng quy mô vốn của các TCTD, được biểu hiện cụ thể bằng các con số 1,73%, 3,84% và 2,28% lần lượt tại Vietinbank, BIDV và Viecombank. VCSH là cơ sở để một NH mở rộng hoạt động kinh doanh, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, vì vậy việc tăng VCSH sẽ giúp BIDV nâng cao năng lực tài chính, hoạt động; khả năng cạnh tranh và khả năng sinh lời của NH.

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 0,7% 0,7% 0,8%

Tài sản có sinh lời 95,2% 94,8% 95%

- Tiền gửi tại NHNN 3,4% 2,3% 3,6%

- TG tại và CV các TCTD khác 11,2% 87% 7,7%

- Chứng khoán kinh doanh 0,8% 0,3% 1,3%

- Cho vay khách hàng 68,9% 70,2% 67,5% - Chứng khoán đầu tu 10,1% 12,4% 14,1% - Góp vốn, đầu tu dài hạn 0,8% 0,8% 0,7% Tài sản cố định 0,9% 0,9% 1,0% Tài sản có khác 3,2% 3,6% 3,2% Tổng 100% 100% 100%

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên báo cáo tài chính của các ngân hàng)

35

Có thể nhận thấy rằng vốn điều lệ vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu vốn chủ sở hữu của BIDV và tỷ lệ này lớn hơn khá nhiều so với của Vietinbank và Vietcombank. Việc tăng vốn chủ sở hữu từ bên ngoài có những thuận lợi và bất lợi

nhất định. Thuận lợi ở đây có thể kể đến chính là việc giúp BIDV mở rộng vốn chủ sở

hữu một cách nhanh chóng và có được nguồn vốn ổn định, tuy nhiên bất lợi nhìn thấy rõ nhất chính là việc pha loãng quyền biểu quyết của các cổ đông.

Từ bảng trên cũng có thể thấy cơ cấu vốn chủ sở hữu của BIDV khá ổn định, không có nhiều biến động bất thuờng trong giai đoạn 2012-2014, giá trị các quỹ, lợi

nhuận chưa phân phối tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đều có xu hướng tăng qua các năm. Đáng chú ý nhất là khoản mục thặng du vốn cổ phần của Vietinbank và

Vietcombank chiếm tỷ trọng khá lớn, trong khi ở BIDV khoản mục này hầu nhu không có. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, BIDV mới thực hiện cổ phần hóa và thực hiện một số đợt phát hành thêm cố phần, tuy nhiên vẫn chua để lại nhiều dấu ấn và chua hấp dẫn nhà đầu tu. Ngoài ra, tỷ trọng lợi nhuận chua phân phối của BIDV cũng tăng khá nhanh và khá ấn tuợng, đặc biệt là trong năm 2013, tỷ trọng của khoản mục này tăng lên tới 11,2% từ mức 6,6% năm 2012. Năm 2014, giảm nhẹ xuống còn 10,6% nhung vẫn cao hơn mức 7,7% của Vietinbank. Việc tăng vốn bằng nguồn vốn nội bộ sẽ giúp BIDV có đuợc sự tăng truởng bền vững trong tuơng lai.

2.2.1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động sử dụng vốn

> Cơ cấu tài sản

36

Trong cơ cấu tài sản của BIDV, tài sản có sinh lời luôn chiếm tỷ trọng cao, khoảng 95% tổng tài sản. Điều đó cho thấy, khả năng sử dụng nguồn vốn để sinh lời của BIDV là rất tốt. Trong đó khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là cho vay khách hàng, tiếp đến là khoản mục chứng khoán đầu tư và khoản mục tiền gửi và cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Các khoản mục còn lại chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Cụ thể như sau:

- Tỷ trọng tiền mặt và tiền gửi tại NHNN có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2012- 2014. Đây là khoản mục không sinh lời nên luôn được giữ ở mức thấp, vừa đủ nhằm duy trì mức tồn quỹ hoạt động hàng ngày và đáp ứng yêu cầu DTBB của NHNN, đồng thời giúp BIDV tận dụng được cơ hội đầu tư vào các tài sản có tính sinh lời cao hơn.

- Điểm nhấn rõ rệt nhất trong giai đoạn này là sự sụt giảm của tỷ trọng tiền gửi

cho vay các TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng, từ 11,2% (năm 2012) xuống

còn

7,7% (năm 2014). Điều này có thể lý giải thông qua hai nguyên nhân chính sau:

• Thứ nhất, do sự ra đời của Thông tư 21/2012/TT-NHNN, cụ thể là: Trong giai đoạn bùng nổ tín dụng 2007-2010 và cuộc khủng hoảng thanh khoản trong năm 2011, thị trường liên ngân hàng là một thị trường hấp dẫn với những ngân hàng lớn và có thanh khoản dồi dào, đôi khi, lãi suất cho vay liên ngân hàng trung bình còn cao hơn lãi suất cho vay khách hàng. Tuy nhiên, khi Thông tư 21/2012/TT-NHNN được ban hành với nhiều quy định chặt chẽ hơn về quản lý và tổ chức đã làm cho thị trường liên ngân hàng quy củ, ít lợi nhuận hơn. Do đó, khối lượng giao dịch và lãi suất liên ngân hàng giảm đáng kể, thị trường liên ngân hàng trở nên ế ẩm và ảm đạm.

• Thứ hai, do nền kinh tế khủng hoảng, sản xuất kinh doanh đình trệ, khách hàng ít có nhu cầu vay vốn, các ngân hàng rơi vào tình trạng thừa thanh khoản, làm giảm áp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2012 2014 thông qua phân tích báo cáo tài chính khoá luận tốt nghiệp 087 (Trang 41)