2.3.1. Những thành tựu đạt được
Từ năm 2012 - 2014, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, trong đó phải kể đến tình trạng tăng trưởng tín dụng thấp trong khi nợ xấu tăng cao do sự suy yếu trong khả năng trả nợ của khách hàng. Đây được xem là giai đoạn đầy gian nan, thử thách đối với toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Mặc dù bước sang năm 2014, nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực nhưng chưa bền vững và đồng
đều, khiến cho các ngân hàng phải đối mặt với không ít rủi ro, thách thức. Tuy nhiên, với định huớng và chiến luợc đúng đắn cùng với sự phấn đấu nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ nhân viên, BIDV đã đạt đuợc những thành tựu đáng kể:
- về tình hình huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn:
+ về tình hình nguồn vốn: trong giai đoạn này, nguồn vốn của BIDV tăng truởng ổn định. Cùng với sự tăng truởng của tổng nguồn vốn, vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của BIDV cũng không ngừng đuợc gia tăng, giúp ngân hàng nâng cao năng lực tài chính và mở rộng quy mô hoạt động. Giá trị các quỹ và lợi nhuận chua phân phối tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhung có xu huớng tăng qua các năm sẽ giúp BIDV có đuợc sự tăng truởng bền vững trong tuơng lai. Bên cạnh đó, công tác huy động vốn của BIDV cũng đạt đuợc những thành tựu rất đáng ghi nhận. Nguồn vốn huy động tăng truởng tốt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống, trong đó tiền gửi khách hàng tăng truởng mạnh mẽ (năm 2014 tăng 30% so với năm 2013). Cơ cấu vốn huy động dịch chuyển theo huớng gia tăng tính ổn định của nền vốn: tiền gửi dân cu luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tiền gửi khách hàng (58%), tiền gửi có kỳ hạn ngày càng gia tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng tiền gửi khách hàng (82%).
+ về hoạt động sử dụng vốn: Trong giai đoạn 2012 - 2014, tổng tài sản của BIDV liên tục tăng truởng mạnh mẽ và tiếp tục duy trì vị trí thứ 3 trong số những ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất trên thị truờng. Tỷ trọng các tài sản có sinh lời có xu huớng tăng, có khả năng mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Trong các khoản mục tài sản thì khoản mục tín dụng luôn đuợc quan tâm nhất, BIDV đã thực hiện tốt chỉ tiêu tăng truởng tín dụng, kiếm soát nợ xấu và trích lập dự phòng đầy đủ theo đúng quy định của NHNN. Bên cạnh đó, BIDV còn có một danh mục cho vay đa dạng và hợp lý giúp phân tán rủi ro tập trung tín dụng. Đáng chú ý là tỷ trọng các khoản mục đầu tu ngày càng cao, trong đó chủ yếu là đầu tu vào chứng khoán chính phủ giúp nâng cao khả năng thanh khoản đồng thời cũng đảm bảo khả năng sinh lời cho ngân hàng. Ngoài ra, BIDV cũng chú trọng đầu tu vào TSCĐ hơn để mở rộng quy mô, nâng cao chất luợng, uy tín, hình ảnh của ngân hàng, phù hợp với mục tiêu phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ hiện đại
64
+ về tình trạng thanh khoản: Tỷ lệ chuyển hoán vốn luôn đuợc duy trì theo đúng quy định (<30%). Trong năm 2014, tình trạng thanh khoản ngày càng đuợc cải thiện, đã bớt căng thẳng so với giai đoạn truớc nhờ cơ chính sách huy động vốn thích hợp giúp cho nguồn vốn tăng truởng nhanh ổn định, cùng với việc gia tăng đầu tu vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao giúp ngân hàng có thể linh hoạt điều chỉnh tính thanh khoản khi cần thiết. Ngoài ra, với vị thế và uy tín của mình, BIDV có thể tận dụng đuợc nguồn vốn linh hoạt trên thị truờng liên ngân hàng khi cần.
+ về mức độ an toàn vốn: Trong giai đoạn 2012 - 2014, BIDV luôn đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn CAR cao hơn mức tối thiểu 9% mà NHNN quy định
- Về hiệu quả hoạt động dịch vụ: Với việc không ngừng mở rộng mạng luới hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ và nâng cao chất luợng dịch vụ đã giúp cho hiệu quả hoạt động dịch vụ của BIDV ngày càng cao, thu nhập từ hoạt động dịch vụ , đặc biệt là dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo hiểm và thẻ.. .không ngừng tăng truởng qua các năm, góp phần đem lại nguồn thu ổn định cho ngân hàng.
- Về hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối: Giai đoạn 2012-2014, hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối của BIDV luôn có lãi, góp phần làm gia tăng thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng. Đặc biệt là trong năm 2014, lãi thuần từ hoạt động này tăng mạnh với tốc độ 63,4% và đạt 265 tỷ, khẳng định vị thế dẫn đầu của BIDV về sản phẩm vốn nợ tại Việt Nam. Hơn nữa, BIDV cũng rất chú trọng đến công tác quản lý rủi ro ngoại hối giúp giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động.
- về tình hình thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời: tình hình lợi nhuận của BIDV tuơng đối ổn định với mức tăng truởng hàng năm khá cao (23%). Năm 2014 là năm đánh dấu sự thành công của BIDV khi trở thành ngân hàng có quy mô lợi nhuận truớc thuế lớn thứ hai toàn hệ thống, chỉ xếp sau Vietinbank. Trong giai đoạn này, chất luợng thu nhập của BIDV ngày càng tốt lên cùng với đó là công tác quản lý chi phí hiệu quả đã khiến cho NIM của ngân hàng đuợc cải thiện đáng kể. Hệ quả là trong khi các ngân hàng khác đang đối mặt với vấn đề ROE suy giảm thì BIDV vẫn giữ đuợc tỷ lệ ROE cao và ổn định. Điều đó đã cho thấy những nỗ lực vuợt bậc trong công tác quản lý, điều hành của BIDV.
2.3.2. Các tồn tại và nguyên nhân
Mặc dù trong giai đoạn vừa qua BIDV đã tạo được nhiều thành tích nổi bật và khẳng định được năng lực cạnh tranh cũng như vị thế của mình trên thị trường ngân hàng nhưng vẫn còn tồn tại một số điểm cần khắc phục như sau:
- về nguồn vốn:
+ BIDV đang sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính quá cao. Cụ thể là năm 2014, hệ số đòn bẩy tài chính của BIDV là 18,4 trong khi của Vietinbank và Vietcombank chỉ là 11,3 và 12,2. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao sẽ dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của BIDV khi phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài. Và đây cũng là nguyên ngân nhân dẫn đến hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR của BIDV là khá thấp (năm 2014 chỉ đạt mức 9,27)
+ Khoản mục thặng dư vốn cổ phần của BIDV chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với 2 ngân hàng cùng hạng là Vietinbank và Vietcombank, điều này sẽ gây bất lợi lớn cho BIDV trong việc tăng vốn từ quỹ thặng dư vốn cổ phần này.
Nguyên nhân là do BIDV mới thực hiện cổ phần hóa chưa lâu nên số đợt phát hành thêm cố phần để tăng vốn là chưa nhiều, chưa để lại nhiều dấu ấn và chưa hấp dẫn nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
- Về hoạt động sử dụng vốn
+ So với một số ngân hàng khác thì chất lượng tín dụng của BIDV chưa thật sự cao, biểu hiện là trong năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của BIDV là 2,03% trong khi của Vietinbank chỉ là 0,9%. Nguyên nhân chính dẫn đến điều nay là BIDV có nhiều khoản cho vay chất lượng thấp trong lĩnh vực bất động sản.
+ Dư nợ cho vay dài hạn của BIDV chiếm tỷ trọng lớn hớn rất nhiều so với của trung bình ngành, đòi hỏi BIDV phải quản trị tốt các khoản cho vay này vì các khoản vay dài hạn thường tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng. Điều này xuất phát từ việc BIDV là một ngân hàng lâu đời và luôn có một lượng khách hàng cố định là các tập đoàn cần vốn đầu tư cho các dự án lớn.
- Về khả năng thanh khoản: Mặc dù thời gian gần đây, tình trạng thanh khoản của ngân hàng đã được cải thiện song một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro thanh khoản vẫn ở mức báo động. Cụ thể:
66
+ Tỷ lệ chuyển hoán vốn của ngân hàng năm 2013, 2014 lên tới 28,8%, gần sát với mức trần quy định là 30%
+ Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động của BIDV mặc dù đã giảm nhung vẫn vuợt quá giới hạn an toàn (80%)
+ Chỉ số cho vay/tổng tiền gửi năm 2012, 2013 đều vuợt quá 100%, đến năm 2014 mặc dù có giảm nhung vẫn ở mức cao (99,68%)
Nguyên nhân:
+ Do cuộc chạy đua lãi suất huy động giai đoạn 2011 - 2012 và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt khiến cho việc huy động vốn của BIDV gặp nhiều bất lợi. Tuy nhiên với thành tích đạt đuợc về huy động vốn trong năm 2014, có thể kỳ vọng rằng BIDV sẽ cải thiện đuợc nguồn huy động của mình để củng cố tính thanh khoản cho ngân hàng.
+ Do khẩu vị rủi ro của ngân hàng, ngân hàng chấp nhận một mức rủi ro nhất định để đạt đuợc khả năng sinh lời cao
- về khả năng sinh lời:
So với 2 ngân hàng cùng nhóm thì khả năng sinh lời của BIDV chua thật sự ấn tuợng, đuợc thể hiện rất rõ qua hệ số ROA của BIDV là khá thấp. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân nhu:
+ Do vai trò đặc biệt của BIDV trong việc hỗ trợ Chính phủ thực hiện các chính sách tiền tệ.
+ NIM của BIDV còn thấp trong khi cơ cấu nguồn thu của ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng. Nên trong những năm lãi suất biến động nhiều sẽ ảnh huởng rất lớn đến khả năng sinh lời của ngân hàng.
+ BIDV cũng chua tận dụng đuợc hoàn toàn những thế mạnh của mình để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh, trong khi Vietcombank có lợi thế về kinh doanh ngoại hối và các hoạt động kinh doanh phi tín dụng và Vietinbank thì tận dụng đuợc mức chênh lệch cao giữa lãi suất cho vay và huy động.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của khóa luận đã đánh giá được một cách toàn diện tất cả các mặt hoạt động của BIDV trong giai đoạn 2012-2014, về tình hình nguồn vốn và hiệu quả sử
dụng vốn, trong đó chú trọng đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng và hoạt động
đầu tư, tình trạng thanh khoản và mức độ an toàn vốn; về hiệu quả hoạt động dịch vụ,
hoạt động kinh doanh ngoại hối; về khả năng sinh lời thông qua phân tích thu nhập,
chi phí và các tỷ suất sinh lời. Từ đó, đánh giá được thực trạng hiệu quả hoạt động của BIDV, cho thấy những tồn tại mà BIDV đang gặp phải và các nguyên nhân của nó. Đây là cơ sở thực tế để khóa luận đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại BIDV trong thời gian tới.
Chỉ tiêu Ke hoạch năm 2015
Nguồn vốn huy động Tăng trưởng 16,5%
68 CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2015
Năm 2015, với những dự báo ổn định, khả quan của nền kinh tế và đặc biệt Việt Nam sẽ hội nhập quốc tế sâu và rộng hơn, trong đó nổi bật là tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).. .Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích trong liên kết kinh tế nhưng cũng đồng thời đặt ra nhiều thách thức trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao, đỏi hỏi BIDV cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ từ nội tại, không ngừng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để vững bước phát triển và hội nhập. Với bề dày lịch sử lâu đời, nguồn nhân lực dồi dào và chuyên nghiệp, công nghệ đồng bộ và hiện đại, hòa với quyết tâm đổi mới để bứt phá và đặc biệt là sự tín nhiệm, ủng hộ của khách hàng, nhà đầu tư, người lao động, BIDV tin tưởng rằng toàn hệ thống ngân hàng sẽ cán đích thành công cho năm 2015 nói riêng và giai đoạn 2011-2015 nói chung, tạo tiền đề vững chắc cho giai đoạn 2016-2020 và định hướng chiến lược đến 2020 trở thành một trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á.
Trên cơ sở đó, Hội đồng quản trị BIDV đã xác định các trọng tâm chỉ đạo điều hành năm 2015 và một trong những mục tiêu được BIDV đặt ra là chủ động, tích cực tham gia quá trình tái cơ cấu các TCTD.
Cụ thể, BIDV sẽ tập trung nguồn lực để hoàn thành các chỉ tiêu trong Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2013 - 2015 đã được NHNN phê duyệt, trong đó chú trọng nâng cao năng lực tài chính gắn với gia tăng hiệu quả kinh doanh, cải thiện cơ cấu tài sản nợ - có, đảm bảo các giới hạn, tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN; tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu các đơn vị thành viên hoạt động kém hiệu quả/hiệu quả suy giảm. Nỗ lực hoàn thành cơ cấu lại các Công ty con, Công ty liên kết theo đúng phê duyệt của NHNN.
Bên cạnh đó, năm 2015 cũng được BIDV định hướng phát triển tín dụng có trọng tâm trọng điểm; tiếp tục chỉ đạo tích cực triển khai các chương trình, chính sách
69
tín dụng lớn như: gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở, chương trình tài trợ vốn 10.500 tỷ đồng cho dự án nhà ở xã hội giai đoạn 2013-2015; chương trình tín dụng phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP; chương trình mở rộng quốc lộ 1A theo thỏa thuận với Bộ Giao thông Vận tải...
Ngoài ra, một số chỉ tiêu chủ yếu cũng dự kiến được xác định trong ĐHĐCĐ lần này, cụ thể:
Lợi nhuận trước thuế 7.500 tỷ
Tỷ lệ nợ xấu <3%, phần đấu ≤ 2,5%
ROA 0,85%
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 của BIDV)
Để thực hiện thành công các mục tiêu đặt ra, BIDV xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai trong năm 2015 là:
- Huy động vốn: đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, đảm bảo khả năng thanh khoản, nâng cao tính ổn định, bền vững bằng cách điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng theo hướng gia tăng nguồn vốn trung dài hạn, nguồn vốn huy động từ dân cư.
- Tín dụng: Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng; đảm bảo tăng trưởng về quy mô gắn liền với đảm bảo chất lượng tín dụng; tăng trưởng tín dụng sẽ tập trung vào năm lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là ngành nông nghiệp (ứng dụng công nghệ cao) và ngành nuôi trồng thủy sản cũng như xuất khẩu. Việc sáp nhập với MHB sẽ hỗ trợ BIDV trong việc thâm nhập vào lĩnh vực nông nghiệp và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
- Đầu tư: cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết; cơ cấu lại danh mục đầu tư tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính.
- Dịch vụ: phát triển các sản phẩm dịch vụ để tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng nguồn thu; gắn tăng trưởng hoạt động dịch vụ với ứng dụng công nghệ hiện đại; đồng thời phát triển mở rộng mạng lưới gắn với cấu trúc, sắp xếp nâng cao hiệu quả, năng
lực cạnh tranh của các điểm giao dịch, đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm ngân hàng hiện đại.
- Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực: đẩy mạnh các giải pháp nâng cao năng lực quản trị điều hành, đẩy mạnh cải cách hành chính. Rà soát, kiện toàn mô hình tổ chức, sàng lọc gắn với phát triển nguồn nhân lực có chất luợng. Nâng cao chất luợng kiểm