Các tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2012 2014 thông qua phân tích báo cáo tài chính khoá luận tốt nghiệp 087 (Trang 80)

Mặc dù trong giai đoạn vừa qua BIDV đã tạo được nhiều thành tích nổi bật và khẳng định được năng lực cạnh tranh cũng như vị thế của mình trên thị trường ngân hàng nhưng vẫn còn tồn tại một số điểm cần khắc phục như sau:

- về nguồn vốn:

+ BIDV đang sử dụng hệ số đòn bẩy tài chính quá cao. Cụ thể là năm 2014, hệ số đòn bẩy tài chính của BIDV là 18,4 trong khi của Vietinbank và Vietcombank chỉ là 11,3 và 12,2. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao sẽ dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của BIDV khi phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài. Và đây cũng là nguyên ngân nhân dẫn đến hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR của BIDV là khá thấp (năm 2014 chỉ đạt mức 9,27)

+ Khoản mục thặng dư vốn cổ phần của BIDV chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với 2 ngân hàng cùng hạng là Vietinbank và Vietcombank, điều này sẽ gây bất lợi lớn cho BIDV trong việc tăng vốn từ quỹ thặng dư vốn cổ phần này.

Nguyên nhân là do BIDV mới thực hiện cổ phần hóa chưa lâu nên số đợt phát hành thêm cố phần để tăng vốn là chưa nhiều, chưa để lại nhiều dấu ấn và chưa hấp dẫn nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.

- Về hoạt động sử dụng vốn

+ So với một số ngân hàng khác thì chất lượng tín dụng của BIDV chưa thật sự cao, biểu hiện là trong năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của BIDV là 2,03% trong khi của Vietinbank chỉ là 0,9%. Nguyên nhân chính dẫn đến điều nay là BIDV có nhiều khoản cho vay chất lượng thấp trong lĩnh vực bất động sản.

+ Dư nợ cho vay dài hạn của BIDV chiếm tỷ trọng lớn hớn rất nhiều so với của trung bình ngành, đòi hỏi BIDV phải quản trị tốt các khoản cho vay này vì các khoản vay dài hạn thường tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng. Điều này xuất phát từ việc BIDV là một ngân hàng lâu đời và luôn có một lượng khách hàng cố định là các tập đoàn cần vốn đầu tư cho các dự án lớn.

- Về khả năng thanh khoản: Mặc dù thời gian gần đây, tình trạng thanh khoản của ngân hàng đã được cải thiện song một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro thanh khoản vẫn ở mức báo động. Cụ thể:

66

+ Tỷ lệ chuyển hoán vốn của ngân hàng năm 2013, 2014 lên tới 28,8%, gần sát với mức trần quy định là 30%

+ Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động của BIDV mặc dù đã giảm nhung vẫn vuợt quá giới hạn an toàn (80%)

+ Chỉ số cho vay/tổng tiền gửi năm 2012, 2013 đều vuợt quá 100%, đến năm 2014 mặc dù có giảm nhung vẫn ở mức cao (99,68%)

Nguyên nhân:

+ Do cuộc chạy đua lãi suất huy động giai đoạn 2011 - 2012 và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt khiến cho việc huy động vốn của BIDV gặp nhiều bất lợi. Tuy nhiên với thành tích đạt đuợc về huy động vốn trong năm 2014, có thể kỳ vọng rằng BIDV sẽ cải thiện đuợc nguồn huy động của mình để củng cố tính thanh khoản cho ngân hàng.

+ Do khẩu vị rủi ro của ngân hàng, ngân hàng chấp nhận một mức rủi ro nhất định để đạt đuợc khả năng sinh lời cao

- về khả năng sinh lời:

So với 2 ngân hàng cùng nhóm thì khả năng sinh lời của BIDV chua thật sự ấn tuợng, đuợc thể hiện rất rõ qua hệ số ROA của BIDV là khá thấp. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân nhu:

+ Do vai trò đặc biệt của BIDV trong việc hỗ trợ Chính phủ thực hiện các chính sách tiền tệ.

+ NIM của BIDV còn thấp trong khi cơ cấu nguồn thu của ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng. Nên trong những năm lãi suất biến động nhiều sẽ ảnh huởng rất lớn đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

+ BIDV cũng chua tận dụng đuợc hoàn toàn những thế mạnh của mình để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh, trong khi Vietcombank có lợi thế về kinh doanh ngoại hối và các hoạt động kinh doanh phi tín dụng và Vietinbank thì tận dụng đuợc mức chênh lệch cao giữa lãi suất cho vay và huy động.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của khóa luận đã đánh giá được một cách toàn diện tất cả các mặt hoạt động của BIDV trong giai đoạn 2012-2014, về tình hình nguồn vốn và hiệu quả sử

dụng vốn, trong đó chú trọng đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng và hoạt động

đầu tư, tình trạng thanh khoản và mức độ an toàn vốn; về hiệu quả hoạt động dịch vụ,

hoạt động kinh doanh ngoại hối; về khả năng sinh lời thông qua phân tích thu nhập,

chi phí và các tỷ suất sinh lời. Từ đó, đánh giá được thực trạng hiệu quả hoạt động của BIDV, cho thấy những tồn tại mà BIDV đang gặp phải và các nguyên nhân của nó. Đây là cơ sở thực tế để khóa luận đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại BIDV trong thời gian tới.

Chỉ tiêu Ke hoạch năm 2015

Nguồn vốn huy động Tăng trưởng 16,5%

68 CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2015

Năm 2015, với những dự báo ổn định, khả quan của nền kinh tế và đặc biệt Việt Nam sẽ hội nhập quốc tế sâu và rộng hơn, trong đó nổi bật là tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).. .Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích trong liên kết kinh tế nhưng cũng đồng thời đặt ra nhiều thách thức trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao, đỏi hỏi BIDV cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ từ nội tại, không ngừng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để vững bước phát triển và hội nhập. Với bề dày lịch sử lâu đời, nguồn nhân lực dồi dào và chuyên nghiệp, công nghệ đồng bộ và hiện đại, hòa với quyết tâm đổi mới để bứt phá và đặc biệt là sự tín nhiệm, ủng hộ của khách hàng, nhà đầu tư, người lao động, BIDV tin tưởng rằng toàn hệ thống ngân hàng sẽ cán đích thành công cho năm 2015 nói riêng và giai đoạn 2011-2015 nói chung, tạo tiền đề vững chắc cho giai đoạn 2016-2020 và định hướng chiến lược đến 2020 trở thành một trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á.

Trên cơ sở đó, Hội đồng quản trị BIDV đã xác định các trọng tâm chỉ đạo điều hành năm 2015 và một trong những mục tiêu được BIDV đặt ra là chủ động, tích cực tham gia quá trình tái cơ cấu các TCTD.

Cụ thể, BIDV sẽ tập trung nguồn lực để hoàn thành các chỉ tiêu trong Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2013 - 2015 đã được NHNN phê duyệt, trong đó chú trọng nâng cao năng lực tài chính gắn với gia tăng hiệu quả kinh doanh, cải thiện cơ cấu tài sản nợ - có, đảm bảo các giới hạn, tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN; tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu các đơn vị thành viên hoạt động kém hiệu quả/hiệu quả suy giảm. Nỗ lực hoàn thành cơ cấu lại các Công ty con, Công ty liên kết theo đúng phê duyệt của NHNN.

Bên cạnh đó, năm 2015 cũng được BIDV định hướng phát triển tín dụng có trọng tâm trọng điểm; tiếp tục chỉ đạo tích cực triển khai các chương trình, chính sách

69

tín dụng lớn như: gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở, chương trình tài trợ vốn 10.500 tỷ đồng cho dự án nhà ở xã hội giai đoạn 2013-2015; chương trình tín dụng phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP; chương trình mở rộng quốc lộ 1A theo thỏa thuận với Bộ Giao thông Vận tải...

Ngoài ra, một số chỉ tiêu chủ yếu cũng dự kiến được xác định trong ĐHĐCĐ lần này, cụ thể:

Lợi nhuận trước thuế 7.500 tỷ

Tỷ lệ nợ xấu <3%, phần đấu ≤ 2,5%

ROA 0,85%

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 của BIDV)

Để thực hiện thành công các mục tiêu đặt ra, BIDV xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai trong năm 2015 là:

- Huy động vốn: đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, đảm bảo khả năng thanh khoản, nâng cao tính ổn định, bền vững bằng cách điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng theo hướng gia tăng nguồn vốn trung dài hạn, nguồn vốn huy động từ dân cư.

- Tín dụng: Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng; đảm bảo tăng trưởng về quy mô gắn liền với đảm bảo chất lượng tín dụng; tăng trưởng tín dụng sẽ tập trung vào năm lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là ngành nông nghiệp (ứng dụng công nghệ cao) và ngành nuôi trồng thủy sản cũng như xuất khẩu. Việc sáp nhập với MHB sẽ hỗ trợ BIDV trong việc thâm nhập vào lĩnh vực nông nghiệp và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

- Đầu tư: cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết; cơ cấu lại danh mục đầu tư tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính.

- Dịch vụ: phát triển các sản phẩm dịch vụ để tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng nguồn thu; gắn tăng trưởng hoạt động dịch vụ với ứng dụng công nghệ hiện đại; đồng thời phát triển mở rộng mạng lưới gắn với cấu trúc, sắp xếp nâng cao hiệu quả, năng

lực cạnh tranh của các điểm giao dịch, đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm ngân hàng hiện đại.

- Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực: đẩy mạnh các giải pháp nâng cao năng lực quản trị điều hành, đẩy mạnh cải cách hành chính. Rà soát, kiện toàn mô hình tổ chức, sàng lọc gắn với phát triển nguồn nhân lực có chất luợng. Nâng cao chất luợng kiểm tra, giám sát, chú trọng yếu tố rủi ro đạo đức nghề nghiệp.

- Công nghệ: Tiếp tục tái cấu trúc nền tảng công nghệ thông tin để trở thành công cụ then chốt, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản trị điều hành và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tạo sự phát triển đột phá.

- Công tác quản trị rủi ro: triển khai Khung Quản lý rủi ro tổng thể, thống nhất đánh giá hiện trạng quản lý rủi ro, yêu cầu triển khai theo thông lệ Basel II, Basel III trên các phuơng diện nhu cơ cấu tổ chức, chiến luợc quản lý rủi ro, hệ thống văn bản, chính sách, quy trình quy định về quản lý rủi ro, xây dựng khẩu vị rủi ro; hệ thống dữ liệu, giải pháp công nghệ, hệ thống báo cáo, kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ...

Đặc biệt là trong thời gian tới, BIDV có kế hoạch thành lập Công ty Tài chính tiêu dùng nhằm gia tăng thị phần bán lẻ, phục vụ toàn diện các nhóm khách hàng, đa dạng hóa kinh doanh để nâng cao lợi nhuận đồng thời tách phân khúc khách hàng theo rủi ro, trong đó phân khúc tín dụng với mức độ rủi ro cao sẽ đuợc tách bạch với hoạt động ngân hàng thuơng mại để quản trị rủi ro tốt hơn.

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của BIDV dựa trên kết quả phântích báo cáo tài chính tích báo cáo tài chính

3.2.1. Các giải pháp cụ thể

3.2.1.1. Giải pháp đối với nguồn vốn

Gia tăng vốn chủ sở hữu:

Mặc dù nguồn vốn của BIDV tăng truởng ổn định trong thời gian qua nhung vẫn còn 1 số vấn đề cần cải thiện đối với vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Cụ thể là hệ số đòn bẩy tài chính của BIDV khá cao, chứng tỏ vốn chủ sở hữu của ngân hàng vẫn còn khá thấp so với quy mô tài sản. Vì vậy BIDV cần gia tăng VCSH của mình qua việc:

a. Phát hành cổ phiếu

Đối với các ngân hàng cổ phần, việc tăng VCSH bằng cách phát hành cổ phiếu cho phép ngân hàng mở rộng quy mô VCSH một cách nhanh nhất. Với lợi thế là một

71

trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam và có uy tín cao trên thị truờng thì đây đuợc xem là phuơng án rất khả thi đối với BIDV. Tuy nhiên, phuơng án tăng vốn này cũng có một số nhuợc điểm nhu chi phí phát hành cao và làm loãng quyền sở hữu của cổ đông nên BIDV cần phải chú ý đến các vấn đề sau:

- Cần tìm hiểu kỹ luống thị truờng, tránh việc phát hành ồ ạt dẫn đến tình trạng cổ phiếu của ngân hàng dễ lâm vào tình trạng ế ẩm, chi phí phục vụ cho đợt phát hành sẽ bị lãng phí, đồng thời tạo du luận không tốt trong giới ngân hàng.

- Trong các đợt phát hành bổ sung, nếu các cổ đông hiện tại không có khả năng mua toàn bộ cổ phiếu mới đuợc phát hành thì việc này sẽ làm loãng quyền sở hữu ngân hàng, ảnh huởng tới quyền bỏ phiếu, quyền kiểm soát hoạt động ngân hàng và đến lợi ích của cổ đông hiện hữu.

b. Phát hành trái phiếu dài hạn có khả năng chuyển đổi

Lợi thế của hình thức này là tạo ra một nguồn vốn có thể sử dụng lâu dài, không làm thay đổi quyền sở hữu của các cổ đông trong thời gian chua chuyển đổi, phần trả lãi đuợc tính vào chi phí truớc thuế nên sẽ giúp giảm thiểu số thuế phải nộp. Tuy nhiên cần luu ý rằng lãi suất của các trái phiếu chuyển đổi này không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh cuối cùng nên sẽ làm tăng gánh nặng tài chính cho NH.

c. Tăng lợi nhuận tích lũy

Nhu đã phân tích ở chuơng 2, lợi nhuận giữ lại của BIDV tuy đã đuợc cải thiện nhung vẫn ở mức khá khiêm tốn. Về lâu dài, việc tăng lợi nhuận giữ lại là rất cần thiết đối với ngân hàng. Bởi nguồn vốn phát sinh từ nội bộ giúp BIDV không phải phụ thuộc vào thị truờng vốn, nhờ vậy tránh đuợc chi phí huy động vốn và không làm pha loãng quyền sở hữu của các cổ đông hiện tại của ngân hàng. Để tăng cuờng lợi nhuận để lại, việc quan trọng nhất là tăng cuờng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, cũng cần có chính sách phân chia cổ tức phù hợp để vừa gia tăng niềm tin của các nhà đầu tu, vừa đảm bảo hiệu quả trong hoạt động.

d. Bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng nhu hiện nay thì phuơng án tăng vốn này đuợc xem là một trong những biện pháp hữu hiệu và khôn ngoan nhất, giúp BIDV tận dụng đuợc sức mạnh tài chính và kinh nghiệm quản trị của các nhà đầu tu nuớc ngoài để đem lại nhiều lợi ích cho NH trong quản lý và hoạt động. Ngoài ra, khi

có các NH nước ngoài tham gia mua cổ phần, BIDV cũng có thể tận dụng được danh tiếng của các NH đó để tăng sức hút của mình và có cơ hội “tận dụng ngược” khách hàng của các đối tác này.

e. Hợp nhất, sáp nhập

Phương án này không chỉ giúp BIDV tăng được VCSH mà còn giúp ngân hàng mở rộng mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tuy nhiên, là một ngân hàng lớn,

BIDV nếu muốn nâng cao tiềm lực hơn nữa thì cần chú ý trong việc lựa chọn đối tượng để tiến hành hợp nhất, sáp nhập cho phù hợp.

Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả huy động vốn

Năm 2014, với chính sách huy huy động hợp lý, BIDV đã khá thành công trong việc tăng nguồn vốn huy động lên 20,4% so với năm 2013 và đạt 502 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động lại là nguyên liệu chính cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đặc biệt, trong điều kiện hiện tại, khi các chỉ số LDR và tỷ lệ chuyển

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam giai đoạn 2012 2014 thông qua phân tích báo cáo tài chính khoá luận tốt nghiệp 087 (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w