3.2.2.1. Nâng cao năng lực quản trị điều hành, tăng cường công tác quản trị rủi ro, công tác kiểm tra, giám sát
- Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào trình độ quản trị điều hành, vào chất lượng công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ. Vì vậy, đội ngũ cán bộ quản trị điều hành và thanh tra, kiểm tra, giám sát cần được nâng cao trình độ chuyên môn và trách nhiệm công việc, thường xuyên rà soát lại các quy trình, các thủ tục kiểm soát nội bộ để tránh các sai sót, gian lận xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống.
- Tiếp tục thực hiện đẩy mạnh hoàn thiện thể chế hoạt động của BIDV, trong đó tập trung vào việc hoàn thiện bộ máy - tổ chức, các quy định nội bộ, các cơ chế đảm bảo sự vận hành của hệ thống theo đúng quy định của pháp luật và tiệm cận với thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tiễn môi trường hoạt động tại Việt Nam
- Tăng cường tính chuyên nghiệp, kỷ cương, kỷ luật trong điều hành kinh doanh, nâng cao chức năng định hướng, quản trị hệ thống, bám sát tình hình thị trường, các chỉ đạo điều hành của chính phủ và NHNN để đưa ra các quyết định chỉ đạo kịp thời. Thêm nữa, cần tiến phân công công việc, nhiệm vụ cụ thể tới từng cấp, từng phòng ban, từng đơn vị; từ đó có cơ sở cụ thể để kiểm điểm, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng tập thể, cá nhân.
81
- Tăng cường công tác rà soát, đánh giá rủi ro tại các đơn vị, bám sát tình hình biến động trên thị trường để đưa ra những phân tích và dự báo về rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống và mô hình quản trị rủi ro theo thông lệ Basel II trên các phương diện như: cơ cấu tổ chức, chiến lược quản lý rủi ro, hệ thống văn bản, chính sách, quy trình, quy định về quản lý rủi ro; xây dựng khẩu vị rủi ro; công cụ và phương pháp đo lường rủi ro, hệ thống dữ liệu, giải pháp công nghệ, hệ thống báo cáo, kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ...
3.2.2.2. Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đội ngũ người lao động là nhân tố chủ yếu quyết định sự thành công của ngân hàng vì vậy Ban lãnh đạo BIDV cần chú trọng tới việc phát triển và củng cố đội ngũ cán bộ công nhân viên, đảm bảo thu hút nhân tài, tạo ra môi trường, động lực làm việc để người lao động phấn đấu, khẳng định bản thân và phát triển nghề nghiệp thông qua các biện pháp sau:
- Có chính sách tuyển dụng tập trung, đồng bộ, công khai, minh bạch . Xây dựng tiêu chí đánh giá trình độ, kỹ năng và khả năng làm việc của các ứng viên khi tuyển dụng
dựa trên các chuẩn mực về nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn và bằng cấp phù hợp. - Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là việc đào tạo cán bộ mới về các kỹ năng, quy trình và sản phẩm. Tích cực bồi dưỡng và cập nhật kiến thức mới cho cán bộ nhân viên bằng các khóa đào tạo ngắn ngày tại ngân hàng hoặc liên kết với cơ sở đào tạo trong và ngoài nước
- Thường xuyên tổ chức tập huấn, hội thảo, hay các buổi nói chuyện trao đổi về kinh nghiệm thực tiễn và giải đáp các thắc mắc về nghiệp vụ
- Bên cạnh việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, NH cần thực hiện các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên bởi yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp là một sự đảm bảo cho sự an toàn và hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là trong thời gian vừa qua, những tổn thuất xuất phát từ sự suy thoái đạo đức trong ngành ngân hàng ngày càng nghiêm trọng.
- Xây dựng hệ thống mục tiêu kỳ vọng theo cấp, bậc và lĩnh vực làm việc cho tất cả các nhân viên để tạo động lực trong công việc, đồng thờii tổ chức đánh giá và xếp
hạng nhân viên thường niên dựa trên kết quả làm việc của từng nhân viên so với các mục tiêu kỳ vọng đã xây dựng cho nhân viên đó.
- Có chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút và duy trì được đội ngũ lao động chất lượng cao thông qua các chính sách lương cạnh tranh, thưởng theo kết quả làm việc và đảm bảo các nghĩa vụ khác với người lao động theo Luật lao động.
3.2.2.3. Hiện đại hóa trang thiết bị và công nghệ thông tin
Việc đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị và hệ thống công nghệ thông tin luôn được BIDV xác định là một trong bốn chiến lược phát triển then chốt của NH, giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng quản lý, đảm bảo an toàn hoạt động, giảm chi phí quản lý, giảm giá thành sản phẩm và thu hút khách hàng. Bởi vậy, trong thời gian qua, BIDV đã rất chú trọng vào việc cải tiến công nghệ kỹ thuật, và trong tương lai hoạt động này sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn, giúp BIDV tạo ra ưu thế cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập.
- BIDV cần mạnh dạn đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại, trang bị hệ thống đường truyền tốc độ cao, dung lượng lớn để đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh, giúp cho việc thực hiện giao dịch với khách hàng được thông suốt với tốc độ cao và hạn chế thấp nhất khả năng xảy ra sai sót. Ngoài ra, cần triển khai đồng bộ hệ thống an ninh bảo mật, xây dựng hệ thống dự phòng, cơ sở hạ tầng CNTT phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sự an toàn và khả năng khắc phục sự cố
- Củng cố và phát triển các sản phẩm mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin để
thu hút và phục vụ cho nhu cầu của khách hàng trên các lĩnh lực: huy động vốn, tín dụng,
BSMS, BankPlus, thanh toán hóa đơn, IBMB, bancassurance, thẻ, thu thuế online... - Xây dựng các hệ thống hỗ trợ thông tin quản lý, hệ thống quản lý khách hàng, hệ thông quản lý kinh doanh liên tục nhằm mục đích hỗ trợ trong công tác phân tích, đánh giá, dự báo, hoạch định chính sách, chiến lược phát triển.phục vụ công tác quản trị điều hành. Ví dụ như việc đưa vào sử dụng hệ thống quản lý văn bản giúp nhanh chóng truyền tải thông tin điều hành từ Trụ sở chính xuống các đơn vị
- Tăng cường công tác đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin trình độ cao ở các mảng hệ thống, kiến trúc, bảo mật.
83 3.2.2.4. Phát triển hoạt động marketing
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay thì việc đẩy mạnh các hoạt động Marketing nhằm thu hút khách hàng ngày càng được BIDV chú trọng hơn:
- Xây dựng văn hóa kinh doanh và phong cách phục vụ văn minh, lịch sự là một phương pháp quảng bá hiệu quả về hình ảnh ngân hàng. Theo đó, NH cần phải tạo ấn tượng tốt đối với KH đến giao dịch bằng một tác phong làm việc chuyên nghiệp, thái độ phục vụ tận tình, thân thiện để làm hài lòng và thỏa mãn nhu cầu của KH bằng việc:
• Sắp xếp bố trí địa điểm giao dịch thuận tiện, trang nhã, thoáng mát, văn minh, tạo nét đặc trưng cho NH, việc mở rộng mạng lưới phải gắn liền với nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, tạo cảm giác an tâm và sự tin tưởng tuyệt đối với khách hàng đến giao dịch
• Đào tạo cán bộ ngân hàng một cách bài bản về phong cách giao dịch, các quy tắc xã giao cơ bản, kỹ năng xử lý tình huống
- Tiếp tục nghiên cứu, đa dạng hóa các sản phẩm của ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, chú trọng tạo lập tính liên kết giữa các sản phẩm để đẩy mạnh hoạt động bán chéo sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của KH một cách tốt nhất.
- Thiết lập chính sách giá, phí hợp lý dựa trên việc đánh giá lợi ích tổng thể của khách hàng và ngân hàng, đồng thời phải linh hoạt trong việc điều chỉnh giá, tạo ra những ưu đãi cho các nhóm khách hàng mục tiêu.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo nhằm khuếch trương thương hiệu của NH đồng thời giúp cho KH nắm bắt được các sản phẩm dịch vụ cũng như chính sách ưu đãi của ngân hàng thông qua các kênh thông tin đại chúng.
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam.
Để các NHTM nói chung và NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng có thể hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững thì cần có sự trợ giúp rất lớn từ các cơ quan chức năng, như: Chính phủ, Bộ tài chính, NHNN...
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ ban ngành có liên quan.
- Chính phủ cần tiếp tục kiên định với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát đã được thực hiện trong thời gian qua nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, giữ vững niềm tin của công chúng và các nhà đầu tư. Tăng cường công tác theo dõi diễn biến trong và ngoài nước để có giải pháp điều
hành phù hợp, bảo đảm phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đồng thời phối hợp cùng với các cơ quan chức năng của mình đảm bảo điều tiết một nền kinh tế phát triển ổn định, tránh các đột biến gây ảnh huởng đến hoạt động ngân hàng.
- Tập trung cải thiện môi truờng kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan
hành chính nhà nuớc
- Từng buớc hoàn thiện thể chế và khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động tiền tệ ngân hàng theo huớng hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng ngày một minh bạch, hiệu quả, tạo niềm tin cho nguời gửi tiền cũng nhu các nhà đầu tu và các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn.
- Xem xét toàn diện vấn đề tái cơ cấu kinh tế đề ra cho nền kinh tế hiện nay, bổ sung các đề án và nội dung cần thiết để công cuộc tái cơ cấu kinh tế thực su đem lại những hiệu quả và tiến bộ cần thiết. Đặc biệt là đối với thực trạng cơ cấu TCTD nhu Việt Nam, khuôn khổ pháp lý phải thay đổi theo huớng tạo cho NHNN một quyền lực đủ mạnh để thực hiện tái cơ cấu hệ thống.
- Cần có những chính sách hỗ trợ để thị truờng chứng khoán và thị truờng bất động sản phát triển lành mạnh và sôi động, đồng thời đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nuớc, cổ phần hóa các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, đang hoạt động hiệu quả mà không thuộc các lĩnh vực quan trọng...
- Xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông để góp phần giúp các NHTM phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng hiện đại, có hàm luợng công nghệ cao nhu dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng tự động.
3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN
- NHNN cần phải quán triệt hơn nữa trong việc kiên quyết thực hiện đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đây là giải pháp đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng, quyết định, bởi lẽ những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM thời gian qua là rủi ro mang tính hệ thống, là hậu quả của những vấn đề liên quan tới tầm nhìn chiến luợc, tới năng lực quản trị điều hành. Mặt khác NHNN cần xây dựng lộ trình cụ thể
85
sáp nhập, hợp nhất và mua lại NHTM yếu kém, truớc mắt là tinh giảm số luợng, gia tăng chất luợng hoạt động của các ngân hàng.
- Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phuơng để xây dựng các quyết định liên quan đến lĩnh vực tài chính phù hợp với tình hình thực tiễn của ngành ngân hàng, đồng thời triển khai có hiệu quả và đồng bộ các giải pháp của Chính phủ và Thủ tuớng Chính phủ, ví dụ nhu việc thực hiện các giải pháp về lãi suất, tín dụng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn, tập trung vốn cho các lĩnh vực uu tiên, các dự án hiệu quả và tạo ra nhiều việc làm.
- Theo dõi sát diễn biến lãi suất huy động và cho vay của các TCTD để có biện pháp xử lý; điều hành chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và điều kiện thị truờng tiền tệ, theo dõi sát tình hình hoạt động và thực hiện chỉ tiêu tăng truởng tín dụng của từng tổ chức tín dụng (TCTD) điều chỉnh chỉ tiêu tăng truởng tín dụng đối với các TCTD cho phù hợp.
- Tiếp tục chỉ đạo hệ thống các TCTD đẩy mạnh các giải pháp xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm, tăng cuờng trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu và nâng cao chất luợng công tác thanh tra, giám sát nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các các tổ chức, các nhân vi phạm dẫn đến nợ xấu gia tăng.
- Nâng cao tính minh bạch trong vấn đề công bố thông tin tài chính, thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực kế toán và báo cáo. Tuy nhiên, chuẩn mực kế toán Việt Nam còn nhiều khác biệt với các chuẩn mực kế toán thế giới, làm ảnh huởng không nhỏ đến độ tin cậy của các báo cáo và xếp hạng tín nhiệm của các NHTM. Do đó, muốn minh bạch hóa thông tin, truớc hết, NHNN và Bộ tài chính cần nghiên cứu ban hành bộ chuẩn mực kế toán, kiểm toán mới tiến sát với điều kiện thế giới, đồng thời, phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.
- Đầu tu ứng dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phép dự báo những rủi ro tiềm ẩn đối với sự an toàn hệ thống. Nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát các TCTD, tạo môi truờng thuận lợi cho việc áp dụng các nguyên tắc và thông lệ quản trị rủi ro nhu bộ chỉ tiêu CAMELS.
- Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ và hoàn thiện các hệ thống thanh toán cốt lõi, quan trọng do NHNN vận hành nhằm tạo ra một hệ thống thanh toán chung, thống
nhất, đảm bảo vận hành thông suốt, tạo điều kiện cung ứng các phuơng thức thanh toán không dùng tiền mặt.
- Hoàn thiện các các văn bản pháp lý về thanh tra, giám sát; xu ly vi phạm hanh chính trong lĩnh vực tiền tệ , ngân hang; quy đinh về cac ty lê đam bao an toan trong hoạt động ngân hàng ; quy đinh vê quan ly rui ro cua cac TCTD . Ngoài ra, cũng cần bổ sung các quy định liên quan đến huy động và cho vay nhất là huy động, cho vay trung, dài hạn theo lãi suất thị truờng; cần có cách giải quyết khoa học để không xảy ra tình trạng khách hàng rút tiền gửi truớc thời hạn khi lãi suất thị truờng tăng cao hoặc khi có các đối thủ khác đua ra lãi suất cao hơn, gây ảnh huởng lớn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.
87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận đã nêu ở chuơng 1 và những đánh giá về thực trạng hiệu quả hoạt động của NHTMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2012-2014, chuông 3 của khóa luận đã đua ra các giải pháp cụ thể để phát huy các thế mạnh và giải quyết các tồn tại, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, chuông này cũng đua ra một số kiến nghị với các cơ quan chức năng, nhu