2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG
2.2.3.5. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh tế
kinh tế.
- Phương pháp thay thế liên hoàn: Từ việc xác định công thức phản ánh mối liên hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế, nhà nghiên cứu sắp xếp các nhân tố theo một trình tự nhất định và không đổi trong cả quá trình phân tích. Sau khi xác định đối tượng phân tích, chủ thể xác định mức độ ành hưởng và tổng hợp ảnh hưởng của từng nhân tố.
- Phương pháp số chênh lệch: Một dạng của phương pháp thay thế liên hoàn.
- Phương pháp cân đối: Được sử dụng trong công tác lập kế hoạch và trong phân tích kinh tế.
2.2.3.6. Các phương pháp phân tích khác
■ Phương pháp hồi quy
■ Mô hình Z -score
■ Phương pháp bảng biểu sơ đồ
2.3. Sự cần thiết phải phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
Rủi ro tín dụng là trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng ký hạn. Điều này được lý giải bởi 3 nhóm nguyên nhân chính:
Nguyên nhân khách quan: thông tin hoạt động kinh doanh tài chính, khả năng cạnh tranh, tình hình kinh tế xã hội khi cung cấp thiếu tính chính xác và chưa đầy đủ. Bên cạnh đó còn là yếu tố biến số kinh tế hay sự thay đổi của chính sách kinh tế
Khách hàng: Sự thiếu thận trọng trong những quyết định khi tham gia vào những dự án hay những vấn đề liên quan đến khả năng và tầm nhìn đều có nguy cơ dẫn đến kinh doanh thua lỗ. Có những trường hợp khác làm sai lệch báo cáo tài chính hay tìm những cách nhằm mục đích chiếm dụng vốn ngân hàng.
Ngân hàng: Trước tiên từ góc độ nhà quản lý và nhân viên hay cán bộ tín dụng. Việc đánh giá và đưa ra quyết định không phù hợp xuất phát từ khả năng làm việc cũng như kinh nghiệm cá nhân. Tính cách cũng là một phần nhân tố dễ dẫn đến
rủi ro cao trong quá trình cấp tín dụng. Bởi lẽ tín dụng luôn phải đảm bảo quy trình kiểm tra và giám sát kĩ càng cũng như tính trách nhiệm. Thêm nữa nhiều ngân hàng trong quá trình cạnh tranh không dựa trên mức bù rủi ro dẫn đến giảm lợi nhuận trong dài hạn.
Phòng ngừa rủi ro tín dụng đảm bảo tính uy tín và ổn định cho ngân hàng cũng
như nền kinh tế. Để đảm bảo hạn chế rủi ro cho vay, cần thiết thông qua quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp.
Trước quyết định cấp hay không cấp tín dụng, người cho vay quan tâm tới nhu
cầu và khả năng thực hiện các cam kết của doanh nghiệp. Trong trường hợp cấp tín dụng ngắn hạn, cán bộ ngân hàng xem xét kĩ chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn còn về mặt dài hạn khả năng sinh lời là yếu tố được xét đến.
Như vậy trong hoạt động tín dụng hay nói cách khác là hoạt động cho vay của
ngân hàng thương mại, việc phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp là hết sức cần thiết, được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Hiểu rõ bối cảnh môi trường và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Trong phân tích ngành kinh doanh, nhà phân tích xem xét những nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng sinh lợi ở mức độ cạnh tranh thực tế và tiềm năng. Một số ngành có sự cạnh tranh về giá trong khi một số ngành lựa chọn việc hợp tác. Về cơ bản có 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trong kinh doanh: tốc độ tăng trưởng, mức độ tập trung, mức độ khác biệt và chi phí chuyển đổi, tính kinh tế, năng
lượng dư thừa và các rào cản ra khỏi ngành. Áp lực cạnh tranh trong ngành còn đến từ doanh nghiệp mới gia nhập thị trường và sản phẩm thay thế.
Phân tích chiến lược kinh doanh: chiến lược dẫn đầu về chi phí và chiến lược khác biệt hóa. Chiến lược dẫn đầu về chi phí là việc các doanh nghiệp cung cấp sản
phẩm tương tự như đối thủ cạnh tranh nhưng chi phí thấp hơn. Lúc này doanh nghiệp
chỉ tập trung vào kiểm soát chi phí thông qua đầu vào giá rẻ, mô hình tổ chức hiệu quả. Ngược lại chiến lược khác biệt hóa sản phẩm cung cấp dịch vụ khác biệt về chất lượng, thương hiệu, đa dạng mẫu mã. Điều này đòi hỏi đầu tư vào nghiên cứu phát triển.
Thấy được năng lực tài chính của khách hàng ở quá khứ và hiện tại từ đó đánh
giá mức độ an toàn, khả năng xử lý rủi ro nếu có trong kinh doanh của khách hàng. Từ quy mô, kết cấu tài sản, nguồn vốn... cán bộ phân tích sẽ khái quát được mức độ rủi ro trong cơ cấu vốn hiện tại và dự đoán những bất ổn tài chính trong tương lai của doanh nghiệp từ đó có những cân nhắc trước khi ra quyết định cho vay.
Biết được kết quả kinh doanh của khách hàng để xác định sức mạnh tài chính của khách hàng doanh nghiệp. Thông qua phân tích các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cán bộ phân tích sẽ thấy doanh nghiệp phát triển bền vững hay không bền
vững. So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành để thấy được sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đánh giá được mức độ rủi ro và thu nhập của khách hàng doanh từ việc phân tích các tỷ số tài chính. Đây là một trong các căn cứ để NHTM quyết định hay từ chối cho vay. Phân tích các chỉ số về năng lực hoạt động giúp cán bộ phân tích dự báo được nhu cầu đầu tư và khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu đầu tư đó. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp để xác định khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Phân tích khả năng sinh lời cũng là tiêu chí đặc biệt quan trọng giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro cho các khoản tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động trong kinh doanh ngân hàng.
Chương 3. SỐ LIỆU SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Số liệu sử dụng trong khóa luận do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Hà Tây cung cấp; Tổng hợp qua website ....
- Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018
- Báo cáo tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018, phương hướng nhiệm vụ năm 2019.
- Hồ sơ tín dụng khách hàng
Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
mà cụ thể ở đây là thống kê, tổng hợp, phân tích so sánh để luận giải các vấn đề. Trước khi đi vào thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt động
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU