2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG
4.1.3.4. Các hoạt động khác
- Tham gia thị trường tiền tệ để bù đắp thanh khoản và kinh doanh tiền tệ; Đấu thầu tín phiếu Kho bạc trong trường hợp cần có dự trữ thứ cấp- đây cũng là cơ hội để đầu tư sinh lời;
- Thực hiện các dịch vụ ủy thác của khách hàng. Ngoài ra Chi nhánh còn tham gia kinh doanh bảo hiểm, đại lý các dịch vụ tài chính. Trong điều kiện hiện nay mức độ đa năng của các dịch vụ của Chi nhánh ngày càng tăng.
- Đầu tư trên thị tài chính như mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá khác;
- Thực hiện dịch vụ tư vấn đầu tư liên quan đến ngân hàng, tài chính như tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư;
- Thực hiện các dịch vụ về ngoại tệ và sản phẩm phái sinh về tỉ giá , lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản chính khác... nhằm mục tiêu tăng thu dịch vụ ngoài tín dụng của Chi nhánh;
- Quản lý tài sản hộ cho khách hàng như cho thêu két sắt, ngăn chứa đồ. dịch vụ này đang có xu hướng gia tăng mạnh;
4.1.4. Ket quả kinh doanh của ngân hàng BIDV giai đoạn 2016-2018
Bảng 4.1: Ket quả kinh doanh BIDV - Chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2016-2018
Chênh lệch thu chi 219.00 275.21 25.67 343.45 24.80
Lợi nhuận trước thue
192.80 210.24 9.05 318.57 51.53
Lợi nhuận trước thuế/ người
Năm 2016 Tỷ đồng 2017 Tỷ đồng % tăng giảm 2017/2016 2018 Tỷ đồng % tăng giảm 2018/2017 Dư nợ tín dụng cuối kì 6,974 7,888 13.11 8,721 10.56 Tỷ lệ nợ xấu ĨÕ8 208 ĩõõ 151 -27.40 Tỷ lệ nợ nhóm II/TDN 1.99 0.58 -1.41 0.53 -8.62%
Ngân hàng là chênh lệch thu chi, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận trước thuế tính theo đầu người trong 3 năm.
Bảng 2.2 cho thấy, chỉ tiêu chênh lệch thu chi năm 2017 đạt mức tăng trưởng 25.67% so với năm 2016. Đến năm 2018, chỉ tiêu này tăng thêm khoảng 24.80%. Điều này thể hiện sự tăng trưởng khá tốt và đều về hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Chất lượng kinh doanh của Chi nhánh được thể hiện rõ hơn qua chỉ tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế tăng liên tục trong 3 năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2018. Năm 2018, lợi nhuận của Ngân hàng đạt gần 318,57 tỷ đồng với mức tăng hơn 50% so với năm 2017. Có được sự tăng trưởng lợi nhuận cao như vậy là nhờ tính chủ động, linh hoạt, tích cực và có trách nhiệm của toàn thể cán bộ Chi nhánh. Chất lượng kinh doanh tốt cũng được thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế tính
trên đầu người. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế/ người kết thúc năm 2018 đạt 1.95 tỷ đồng tăng 54.13% so với năm trước. Điều này cũng thể hiện sự nỗ lực, hiệu quả lao
động của toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh.
Riêng hoạt động tín dụng, Chi nhánh cũng đã gặt hái được những thành công đáng kể (Bảng 2.3)
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV
Dư nợ tín dụng của Chi nhánh tăng đều qua các năm và luôn hoàn thành kế hoạch được giao. Hoạt động tín dụng của Chi nhánh luôn tuân thủ đúng giới hạn TW giao, chủ động linh hoạt và kịp thời bám sát theo những chỉ đạo của Hội sở chính về
việc chuyển nhóm nợ khách hàng vừa và nhỏ từ nhóm 2 xuống bao gồm Công ty TNHH Thái Sơn, Công ty Liên danh Lever VN, Công ty Cổ phần Xuân Mai, Công ty Cổ phần Sông Đà . Nhưng đến năm 2018, tỷ lệ nợ xấu đã giảm 27,40% so với năm
2017 ở mức 1.51 tỷ đồng. Đóng góp vào con số này là thành công thu được 18 tỷ đồng từ những khách hàng doanh nghiệp có nợ xấu: Công ty Cổ phần Bất động sản Hoàng Gia, Công ty Cổ phần Xây dựng Xuân Mai. Hoạt động dự phòng rủi ro cũng được tính đến Tỷ lệ nợ nhóm II giảm từ 1.99 tỷ đồng năm 2016 xuống còn 0.58 tỷ đồng năm 2017 đạt phần trăm thay đổi là khoản 1.41%. Tỷ lệ này giảm xuống 0.53 tỷ đồng cuối năm 2018. Chất lượng tín dụng của Chi nhánh được cải thiện đáng kể. Có được thành tích này là do sự tuân thủ đúng những quy định trong hệ thống, sự cố gắng, năng động, linh hoạt của các lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên Chi nhánh. Và một lý do không thể không nhắc đến đó là chất lượng phân tích tài chính khách hàng cảu các cán bộ tín dụng. Nhờ chất lượng phân tích tài chính khách hàng, Chi nhánh đã sàng lọc những khách hàng có hệ số rủi ro cao trong kinh doanh từ đó giảm thiểu nợ xấu cho hoạt động tín dụng.
4.2. Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tạiChi nhánh NHĐT&PT Hà Tây Chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây
4.2.1 Tổ chức công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tíndụng tại Chi nhánh BIDV Hà Tây dụng tại Chi nhánh BIDV Hà Tây
Phòng Khách hàng doanh nghiệp phụ trách công tác phân tích tài chính khách
hàng doanh nghiệp. Theo Quy định Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức cán bộ thuộc phòng Khách hàng doanh nghiệp tiếp nhận thông tin về nhu cầu của khách hàng. Lúc này, Cán bộ hướng dẫn khách hàng doanh nghiệp cung cấp và lập hồ sơ tín dụng theo Phụ lục IV/KHTC. Hồ sơ cung cấp phải là bản gốc, bản chính hoặc bản sao ( có thể là bản sao từ sổ gốc; bản sao công chứng, chứng thực; Bản sao kèm xuất trình bản chính/ bản gốc để đối chiếu; Bản sao cán bộ tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ tự chụp từ bản chính/ bản gốc của khách hàng cung cấp). Đối với bản
sao không phải từ sổ gốc và không công chứng, cán bộ có trách nhiệm: + Kiểm tra tính khớp đúng của tài liệu
+ Yêu cầu người đại diện có thẩm quyền của khách hàng ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu trên bản sao
+ Xác thực bằng cách ghi rõ họ tên và ký xác nhận ở trang cuối “ Đã đối chiếu
khớp đúng bản chính, ngày..”
Đối với những hồ sơ có từ 2 từ trở lên, Cán bộ thực hiện việc ký nháy từng tờ của bản sao nhằm đảm bảo quy trình lưu và sử dụng tài liệu. Trong trường hợp hồ sơ tài liệu đã được lưu tại bộ phận khác trong cùng Chi nhánh, cán bộ phòng Khách hàng doanh nghiệp photo hồ sơ và ghi chú đơn vị bộ phận thực hiện lưu bản chính/ bản sao.
4.2.2. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp khách hàng trong hoạt độngtín dụng của Chi nhánh tín dụng của Chi nhánh
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Hồ sơ khách hàng doanh nghiệp được Cán bộ QHKH tiếp nhận phục vụ quá trình phân tích. Cụ thể danh mục hồ sơ cần phải nộp được phân chia dưới 3 nhóm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ dự án.
Bước 2: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh
- Đánh giá mô hình hoạt động, năng lực quản lý Ban lãnh đạo
- Đánh giá về sản phẩm dịch vụ, năng lực sản xuất kinh doanh , quan hệ với các đối tác dựa theo mô hình SWOT
Bước 3: Phân tích tình hình tài chính
Bước 4 Kết luận và đề xuất giới hạn tín dụng
4.2.3. Kênh thông tin phục vụ phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàngĐầu tư & Phát triển Chi nhánh Hà Tây Đầu tư & Phát triển Chi nhánh Hà Tây
Khi thực hiện công việc phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp, BIDV Chi nhánh Hà Tây thu thập thông tin qua các nguồn: Thông tin nội bộ trong ngân hàng, thông tin do khách hàng cung cấp và thông tin bên ngoài.
Đối với thông tin nội bộ, đó có thể là hệ thống công nghệ thông tin, các chương
trình phần mềm, cơ sở dữ liệu, các đơn vị trực thuộc của BIDV. Ngoài ra các tài liệu
ấn phẩm do BIDV phát hành cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích Nguồn thông tin này giúp cán bộ tín dung kết nối các thông tin tín dụng mà vẫn thực
hiện tốt việc bảo mật. Những tài liệu nội bộ như này thường dùng cho mục đích tìm
hiểu về lịch sử tín dụng của khách hàng và trả lời những câu hỏi: Khách hàng có nợ
quá hạn không? Khách hàng sử dụng sản phẩm như thế nào? Đối với khách hàng quen thuộc đã được cấp tín dụng trước đó, những dữ liệu này đóng vai trò như một
công cụ lưu trữ, đảm bảo tối ưu hóa thời gian cho nhân viên. Cũng có khi cán bộ tín
dụng đánh giá chất lượng tài sản bảo đảm thông qua hệ thống này.
Thông tin do khách hàng cung cấp, bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ
sơ dự án phương án tín dụng. Với hồ sơ pháp lý, cán bộ ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp nộp quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng kí mã số thuế,
điều lệ doanh nghiệp, giấy chứng nhận phần góp vốn, tài liệu về người đại diện theo
pháp luật và các tài liệu khác đối với quy định về ngành nghề. Doanh nghiệp cũng bắt buộc cung cấp các báo cáo tài chính, khoản phát sinh khoản phải thu chi, bảng kê công nợ, kế hoạch trong năm kế hoạch bên cạnh các hợp đồng, phương án kinh doanh. Ngân hàng tùy theo đặc thù dự án có thể yêu cầu các văn bản bổ sung. Ví dụ
trong ngành xây dựng, cần giấy phép xây dựng, văn bản về giải phóng mặt bằng, các thiết bị xây lắp. Đây là nguồn thông tin quan trọng nhất để cán bộ tín dụng đánh
giá được tình hình tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ trước khi đưa ra quyết định cấp tín dụng. Đồng thời những hồ sơ này có giá trị giải quyết tranh chấp trong trường hợp có yếu tố pháp luật.
Đối với thông tin bên ngoài, việc phân tích dựa trên khách hàng, nhà cung cấp đối tác cũng như tài liệu do cơ quan quản lý nhà nước phát hành. Cụ thể những tài liệu đó là Cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo, Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản, Trung tâm thông tin tín dụng Việt Nam CIC, công an, tòa án, Bộ và cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Tổng cục Thống kê, VCCI... Bên cạnh đó, cán bộ ngân hàng phân tích thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng. Việc sử dung thêm nguồn thông tin từ bên ngoài giúp đưa ra góc nhìn đầy đủ nhất về khách hàng đang
4.2.4. Nội dung phân tích
Trong khâu đầu tiên của trình tự cấp tín dụng, cán bộ Ngân hàng tiếp thị tiếp nhận thông tin về nhu cầu khách hàng về dịch vụ sản phẩm. Từ thông tin này Cán bộ hướng dẫn khách hàng lập Hồ sơ tín dụng bao gồm Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ tài chính và Hồ sơ dự án. Dựa trên hồ sơ tín dụng, cán bộ quan hệ khách hàng phân tích
tín dụng và lập Báo cáo đề xuất tín dụng. Đồng thời cán bộ khảo sát thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, thu thập những thông tin có liên quan và chuyển Báo cáo
tới Cán bộ thẩm định tín dụng.
Những nội dung phân tích đánh giá trong đề xuất cấp tín dụng
- Đánh giá chung về khách hàng: Cán bộ tìm hiểu về lịch sử hoạt động, tư cách
năng lực pháp lý và mô hình tổ chức quản trị của khách hàng. Ngoài ra Cán bộ QHKH phân tích triển vọng trong kinh doanh, tình hình hoạt động kinh doanh và các mối quan hệ với Ngân hàng và các bên liên quan.
- Đánh giá về tình hình tài chính: Thông qua báo cáo tài chính gần nhất gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Cán bộ lập báo cáo tính toán các
chỉ tiêu và đưa ra nhận xét về tính hình tài chính của khách hàng.
Đối với phân tích Bảng cân đối kế toán, cán bộ tín dụng phân tích những chỉ
tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp Tài sản ngắn hạn, Nợ ngắn hạn, Nợ dài hạn và Vốn chủ sở hữu. Trong chỉ tiêu tài sản ngắn hạn, nhân viên tín dụng quan tâm tới
chỉ tiêu Tiền và tương đương tiền, khoản phải thu và hàng tồn kho. Quá trình phân tích so sánh sự tăng giảm của chỉ tiêu thường là giai đoạn 3 năm trước khi tìm ra nguyên nhân cho sự biến động. Ngoài ra , những hành động của doanh nghiệp cũng được đánh giá tính phù hợp. Người làm tín dụng luôn muốn biết người chủ doanh nghiệp có thực sự nghiêm túc và tích cực trong việc điều hành.
Cũng như bảng cân đối kế toán, cán bộ phân tích bảng kết quả kinh doanh theo các tiêu chí: doanh thu, chi phí, lợi nhuận trên cơ sở so sánh và tìm hiểu nguyên
nhân. Điều này thực sự quan trọng khi ba chỉ tiêu này phản ánh quả trình hoạt động doanh nghiệp. Đây là điều kiện để đảm bảo khoản vay được sử dụng hiệu quả. Nếu những chỉ tiêu này quá rủi ro, hồ sơ tín dụng sẽ khó được chấp nhận.
Để tăng tính thuyết phục hồ sơ phân tích khách hàng luôn được trình bày dưới hình thức bảng biểu, sơ đồ và con số. Dưới mỗi bảng là những công thức và
lời giải thích cho từng chỉ tiêu . Cán bộ tín dụng cũng thường lấy gốc thời gian nhất
định khâu so sánh tối ưu.
4.2.5. Phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp tại BIDVHà Tây Hà Tây
Phương pháp Cán bộ ngân hàng sử dụng trong quá trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp là phương pháp so sánh và phân tích theo tỷ lệ
Việc so sánh giữa các năm giúp Cán bộ nhìn nhận được tình hình biến động các chỉ tiêu từ đó đưa ra nhận định những thay đổi đó có tác động tích cực đến tình hình kinh doanh chung.
Những tỷ lệ được thể hiện qua những công thức tính toán những tỷ số tài chính.
Hoạt động phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp được thể hiện cụ thể
qua ví dụ mục 4.2.6.
4.2.6. Ví dụ cụ thể:
Khách hàng vay vốn tại BIDV Hà Tây là Công ty Cổ phần Xây dựng số 9
Mã CIF: 178628
Địa chỉ tầng 4&5 Tòa nhà Vinaconex 9, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm,
thành phố Hà Nội.
Vốn điều lệ: 120.000 triệu đồng.
Vốn chủ sở hữu tính đến 31/12/2017: 190. 551 triệu đồng
Thời gian nộp hồ sơ vay vốn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây tháng 7 năm 2018.
Khi nhận được hồ sơ xin vay vốn của Công ty cổ phần Xây dựng Số 9, cán bộ
tín dụng tiến hành phân tích tài chính Công ty. Trước hết các bộ tín dụng xem xét tổng quát về Công ty về lịch sử hoạt động, năng lực pháp lý, hoạt động kinh doanh chung của Công ty.
về lịch sử hoạt động và năng lực pháp lý: Công ty được thành lập năm 1977 trực thuộc bộ Xây dựng và chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần năm 2004 theo Quyết định số 1737/QD- BXD. Trong gần 40 năm Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 đã tham gia xây dựng nhiều công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông trong phạm vi cả nước. Trong đó có nhiều công trình đạt Huy chương Vàng
chất lượng của Ngành xây dựng. Gần đây, Công ty vẫn từng bước cải tiến kĩ thuật trong quá trình thi công, nâng cao năng lực sản xuất. Công ty có đầy đủ tư cách pháp
nhân, có hồ sơ pháp lý đầy đủ theo pháp luật Việt Nam và được nhận định có đội ngũ Ban lãnh đạo trình độ cao với nhiều thành tích trong điều hành. Tại thời điểm nhận hồ sơ, Chủ tịch Hội đồng quản trị là Ông Phạm Văn Hải; Ông Phạm Thái Dương là Tổng giám đốc đại diện pháp luật của Công ty cùng 4 Phó Tổng giám đốc.
(Phụ lục 1)
về hoạt động kinh doanh: Đánh giá về những hoạt động kinh doanh, hiện nay Công ty tập trung vào mảng công trình nhà ở, cầu đường như Tòa CT01, CT02 -