Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Chi nhánh Hà Tây

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây khoá luận tốt nghiệp 170 (Trang 37)

2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG

4.1. Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Chi nhánh Hà Tây

4.1.1. Lịch sử hình thành

Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Chi nhánh Hà Tây trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Địa chỉ: 197 Quang Trung, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội Tel: (84-4) 382 1137 (84-4) 382 1137

Tiền thân của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Chi nhánh Hà Tây là Phòng Đầu

tư và Phát triển Hà Sơn Bình được thành lập ngày 1/6/1990. Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị và những chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như quy định ngành, BIDV đặt ra mục tiêu hiệu quả an toàn kinh doanh, đáp ứng hiệu quả nhu cầu của khách hàng. Nhờ đó các khách hàng quan hệ với Chi nhánh ngày càng nhiều.

Với khả năng huy động vốn tốt, Chi nhánh đã đáp ứng được nhu cầu vốn ngày càng

cao của thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Trong đó có nhiều dự án, công trình do Chi nhánh tài trợ vốn đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào sự phát triển của kinh tế xã hội nước nhà.

Ngân hàng BIDV nói riêng và BIDV - Chi nhánh Hà Tây nói riêng thực hiện sứ mệnh “ luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp các dịch vụ tài chính - ngân hàng hiện đại, tốt nhất cho khách hàng; cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho các cổ đông;

tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp

và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên; và là ngân hàng tiên phong trong hoạt động

phát triển cộng đồng”.

Sơ đồ 4.1: Bộ máy tổ chức của BIDV - Chi nhánh Hà Tây

Trong đó mỗi Phòng có chức năng chung là đề xuất Giám đốc Chi nhánh xây dựng bộ kế hoạch, chương trình công tác và thực hiện các giải pháp phù hợp với thực tiễn. Nhân viên của mỗi Phòng chủ động xử lý nghiệp vụ được giao theo quy chế đồng thời chịu trách nhiệm về yếu tố trung thực, an toàn, hiệu quả. Cùng với đó, nhân viên BIDV Hà Tây có ý thức phối hợp với các đơn vị khác song song với

Ban Giám đốc cũng đặt ra yêu cầu về cải tiến phương pháp làm việc và xây dựng tập thể đoàn kết - hai nhân tố góp phần phát triển nguồn nhân lực cho Chi nhánh.

Công tác tín dụng được thực hiện bởi khối Khách hàng doanh nghiệp. Ở đây, cán bộ tín dụng đưa ra đề xuất tín dụng bao gồm thu thập thông tin, thẩm định dự án; Lập báo cáo đề xuất tín dụng; hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ; nhận và kiểm tra hồ sơ trước khi ban giao hồ sơ gốc cho Phòng Quản trị tín dụng. Trong trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết của Chi nhánh, cán bộ trình Phó Giám đốc phụ trách khách hàng và Giám đốc Chi nhánh báo cáo đề xuất tín dụng. Bản báo cáo sau này được ký duyệt trình Trụ sở chính phê duyệt. Sau khâu hồ sơ, nhân viên tín dụng có trách nhiệm theo dõi quá trình sử dụng vốn vay, kịp thời phát hiện rủi ro nợ xấu; nợ quá hạn; xử lý những khách hàng không đáp ứng được nhu cầu. Biện pháp được cán bộ tín dụng đưa ra là định kì thông báo tới khách hàng về thời hạn trả nợ cũng như đề xuất thời hạn trả nợ hợp lý phù hợp với hồ sơ dự án. Ngoài ra, nhân viên phòng Khách hàng doanh nghiệp xếp hạng tín dụng; phối hợp Phòng Quản lý rủi ro xem xét hồ sơ miễn/ giảm lãi và các hạn mức tín dụng. Mỗi nhân viên

tín dụng phải chịu trách nhiệm cá nhân trên các mặt sau:

+ Tìm kiếm khách hàng vay vốn, đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh

+ Đảm bảo tính đầy đủ, tính đúng đắn, tính trung thực đối với thông tin cung cấp

+ Tuân thủ đúng quy trình quy định, đúng pháp lý và điều kiện tín dụng + Đảm bảo các khoản cho vay phải an toàn, hiệu quả

Bên cạnh đó, Phòng Khách hàng doanh nghiệp thực hiện quản lý thông tin, phối hợp với các đơn vị liên quan (dịch vụ, thương hiệu, chính sách) và cập nhật thông tin thị trường sản phẩm.

4.1.3. Các hoạt động chủ yếu

BIDV nói chung và BIDV Chi nhánh Hà Tây nói riêng thực hiện các hoạt động chủ yếu sau:

4.1.3.1. Huy động vốn

Là một Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam, BIDV Hà Tây rất chú trọng đến công tác huy động vốn. Công tác huy động vốn của Chi nhánh không chỉ để đáp ứng nhu cầu vốn cho các khách hàng của Chi nhánh mà còn

bổ sung vốn cho các chi nhánh khác trong cùng hệ thống. Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh chủ yếu:

- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi thanh toán hoặc tiền gửi tiết kiệm. Kỳ hạn nhận tiền gửi tiết kiệm của Chi nhánh cũng rất đa dạng với các kỳ hạn khác nhau, có thể không kỳ hạn, kỳ hạn ngắn theo tháng, kỳ hạn dài lên tới 3 hoặc 5 năm. Hoạt động nhận tiền gửi là hoạt

động thường xuyên, liên tục, đảm bảo nguồn vốn, khả năng thanh toán của Chi nhánh;

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ

có giá khác để huy động vốn. Hoạt động này không mang tính thường xuyên do lãi suất huy động cao. Chi nhánh chỉ huy động vốn thông qua hình thức này khi có nhu cầu tài trợ vốn cho các công trình, dự án lớn hoặc theo kế hoạch huy động vốn của Ngân hàng mẹ - NHĐT&PT Việt Nam;

- Vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác hoạt động tại Việt Nam. Hoạt động huy động vốn dưới hình thức này ít diễn ra tại Chi nhánh;

- Vay vốn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn;

Các hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Hà Tây đều đảm bảo theo quy định

của pháp luật, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch do NHĐT&PT Việt Nam

đưa ra.

4.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng của BIDV Chi nhánh Hà Tây cũng là hoạt động của yếu. Chi nhánh tài trợ tín dụng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong đó chủ yếu là các tổ chức, cá nhân trong nước. Hình thức cấp tín dụng chủ yếu là cho vay các công trình, dự án đầu tư, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng. Đồng tiền cho vay phổ biến là đồng Việt Nam, bên cạnh đó cho vay bằng ngoại tệ bằng USD, EURE. Ngoài ra hoạt động tín dụng của Chi nhánh còn thực hiện dưới hình thức chiết khấu thương phiếu, các giấy tờ có giá, bảo lãnh, cho thuê tài chính

và các hình thức khác theo quy định của pháp luật như bảo lãnh, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng....

4.1.3.3. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

Trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc ngày càng sâu, rộng nhất là thời đại công nghệ 4.0 các dịch vụ ngân hàng hiện đại ngày càng mở rộng và phát triển. Các dịch vụ thanh toán ngân quỹ chủ yếu là:

- Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước. Dịch vụ này để thực hiện thanh

toán bù trừ giữa các NHTM

- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng là các tổ chức, cá nhân. Trước nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng gia tăng của các tổ chức, cá nhân, Chi nhánh đã nhanh chóng, tích cực mở rộng dịch vụ này để tăng thu nhập.

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho các tổ chức, cá nhân bao gồm

séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng trừ thẻ tín dụng. Chẳng hạn, các cá nhân tổ chức sử dụng phương thức ủy nhiệm chi để thanh toán các dịch vụ. Séc chủ yếu là phương tiện rút tiền mặt cho các tổ chức

- Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ như thu hộ Ngân sách nhà nước; tiền điện,

nước, điện thoại...

- Mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng khác ở nước ngoài hay nói cách khác đây là dịch vụ thanh toán hộ. Dịch vụ này ít xuất hiện ở Chi nhánh.

- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác khi được

NHNN cấp phép.

4.1.3.4. Các hoạt động khác

- Tham gia thị trường tiền tệ để bù đắp thanh khoản và kinh doanh tiền tệ; Đấu thầu tín phiếu Kho bạc trong trường hợp cần có dự trữ thứ cấp- đây cũng là cơ hội để đầu tư sinh lời;

- Thực hiện các dịch vụ ủy thác của khách hàng. Ngoài ra Chi nhánh còn tham gia kinh doanh bảo hiểm, đại lý các dịch vụ tài chính. Trong điều kiện hiện nay mức độ đa năng của các dịch vụ của Chi nhánh ngày càng tăng.

- Đầu tư trên thị tài chính như mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá khác;

- Thực hiện dịch vụ tư vấn đầu tư liên quan đến ngân hàng, tài chính như tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư;

- Thực hiện các dịch vụ về ngoại tệ và sản phẩm phái sinh về tỉ giá , lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản chính khác... nhằm mục tiêu tăng thu dịch vụ ngoài tín dụng của Chi nhánh;

- Quản lý tài sản hộ cho khách hàng như cho thêu két sắt, ngăn chứa đồ. dịch vụ này đang có xu hướng gia tăng mạnh;

4.1.4. Ket quả kinh doanh của ngân hàng BIDV giai đoạn 2016-2018

Bảng 4.1: Ket quả kinh doanh BIDV - Chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2016-2018

Chênh lệch thu chi 219.00 275.21 25.67 343.45 24.80

Lợi nhuận trước thue

192.80 210.24 9.05 318.57 51.53

Lợi nhuận trước thuế/ người

Năm 2016 Tỷ đồng 2017 Tỷ đồng % tăng giảm 2017/2016 2018 Tỷ đồng % tăng giảm 2018/2017 Dư nợ tín dụng cuối kì 6,974 7,888 13.11 8,721 10.56 Tỷ lệ nợ xấu ĨÕ8 208 ĩõõ 151 -27.40 Tỷ lệ nợ nhóm II/TDN 1.99 0.58 -1.41 0.53 -8.62%

Ngân hàng là chênh lệch thu chi, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận trước thuế tính theo đầu người trong 3 năm.

Bảng 2.2 cho thấy, chỉ tiêu chênh lệch thu chi năm 2017 đạt mức tăng trưởng 25.67% so với năm 2016. Đến năm 2018, chỉ tiêu này tăng thêm khoảng 24.80%. Điều này thể hiện sự tăng trưởng khá tốt và đều về hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Chất lượng kinh doanh của Chi nhánh được thể hiện rõ hơn qua chỉ tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế tăng liên tục trong 3 năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2018. Năm 2018, lợi nhuận của Ngân hàng đạt gần 318,57 tỷ đồng với mức tăng hơn 50% so với năm 2017. Có được sự tăng trưởng lợi nhuận cao như vậy là nhờ tính chủ động, linh hoạt, tích cực và có trách nhiệm của toàn thể cán bộ Chi nhánh. Chất lượng kinh doanh tốt cũng được thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế tính

trên đầu người. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế/ người kết thúc năm 2018 đạt 1.95 tỷ đồng tăng 54.13% so với năm trước. Điều này cũng thể hiện sự nỗ lực, hiệu quả lao

động của toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh.

Riêng hoạt động tín dụng, Chi nhánh cũng đã gặt hái được những thành công đáng kể (Bảng 2.3)

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV

Dư nợ tín dụng của Chi nhánh tăng đều qua các năm và luôn hoàn thành kế hoạch được giao. Hoạt động tín dụng của Chi nhánh luôn tuân thủ đúng giới hạn TW giao, chủ động linh hoạt và kịp thời bám sát theo những chỉ đạo của Hội sở chính về

việc chuyển nhóm nợ khách hàng vừa và nhỏ từ nhóm 2 xuống bao gồm Công ty TNHH Thái Sơn, Công ty Liên danh Lever VN, Công ty Cổ phần Xuân Mai, Công ty Cổ phần Sông Đà . Nhưng đến năm 2018, tỷ lệ nợ xấu đã giảm 27,40% so với năm

2017 ở mức 1.51 tỷ đồng. Đóng góp vào con số này là thành công thu được 18 tỷ đồng từ những khách hàng doanh nghiệp có nợ xấu: Công ty Cổ phần Bất động sản Hoàng Gia, Công ty Cổ phần Xây dựng Xuân Mai. Hoạt động dự phòng rủi ro cũng được tính đến Tỷ lệ nợ nhóm II giảm từ 1.99 tỷ đồng năm 2016 xuống còn 0.58 tỷ đồng năm 2017 đạt phần trăm thay đổi là khoản 1.41%. Tỷ lệ này giảm xuống 0.53 tỷ đồng cuối năm 2018. Chất lượng tín dụng của Chi nhánh được cải thiện đáng kể. Có được thành tích này là do sự tuân thủ đúng những quy định trong hệ thống, sự cố gắng, năng động, linh hoạt của các lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên Chi nhánh. Và một lý do không thể không nhắc đến đó là chất lượng phân tích tài chính khách hàng cảu các cán bộ tín dụng. Nhờ chất lượng phân tích tài chính khách hàng, Chi nhánh đã sàng lọc những khách hàng có hệ số rủi ro cao trong kinh doanh từ đó giảm thiểu nợ xấu cho hoạt động tín dụng.

4.2. Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tạiChi nhánh NHĐT&PT Hà Tây Chi nhánh NHĐT&PT Hà Tây

4.2.1 Tổ chức công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tíndụng tại Chi nhánh BIDV Hà Tây dụng tại Chi nhánh BIDV Hà Tây

Phòng Khách hàng doanh nghiệp phụ trách công tác phân tích tài chính khách

hàng doanh nghiệp. Theo Quy định Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng tổ chức cán bộ thuộc phòng Khách hàng doanh nghiệp tiếp nhận thông tin về nhu cầu của khách hàng. Lúc này, Cán bộ hướng dẫn khách hàng doanh nghiệp cung cấp và lập hồ sơ tín dụng theo Phụ lục IV/KHTC. Hồ sơ cung cấp phải là bản gốc, bản chính hoặc bản sao ( có thể là bản sao từ sổ gốc; bản sao công chứng, chứng thực; Bản sao kèm xuất trình bản chính/ bản gốc để đối chiếu; Bản sao cán bộ tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ tự chụp từ bản chính/ bản gốc của khách hàng cung cấp). Đối với bản

sao không phải từ sổ gốc và không công chứng, cán bộ có trách nhiệm: + Kiểm tra tính khớp đúng của tài liệu

+ Yêu cầu người đại diện có thẩm quyền của khách hàng ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu trên bản sao

+ Xác thực bằng cách ghi rõ họ tên và ký xác nhận ở trang cuối “ Đã đối chiếu

khớp đúng bản chính, ngày..”

Đối với những hồ sơ có từ 2 từ trở lên, Cán bộ thực hiện việc ký nháy từng tờ của bản sao nhằm đảm bảo quy trình lưu và sử dụng tài liệu. Trong trường hợp hồ sơ tài liệu đã được lưu tại bộ phận khác trong cùng Chi nhánh, cán bộ phòng Khách hàng doanh nghiệp photo hồ sơ và ghi chú đơn vị bộ phận thực hiện lưu bản chính/ bản sao.

4.2.2. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp khách hàng trong hoạt độngtín dụng của Chi nhánh tín dụng của Chi nhánh

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Hồ sơ khách hàng doanh nghiệp được Cán bộ QHKH tiếp nhận phục vụ quá trình phân tích. Cụ thể danh mục hồ sơ cần phải nộp được phân chia dưới 3 nhóm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ dự án.

Bước 2: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh

- Đánh giá mô hình hoạt động, năng lực quản lý Ban lãnh đạo

- Đánh giá về sản phẩm dịch vụ, năng lực sản xuất kinh doanh , quan hệ với các đối tác dựa theo mô hình SWOT

Bước 3: Phân tích tình hình tài chính

Bước 4 Kết luận và đề xuất giới hạn tín dụng

4.2.3. Kênh thông tin phục vụ phân tích tài chính doanh nghiệp tại Ngân hàngĐầu tư & Phát triển Chi nhánh Hà Tây Đầu tư & Phát triển Chi nhánh Hà Tây

Khi thực hiện công việc phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp, BIDV

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây khoá luận tốt nghiệp 170 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w