Ngay từ khi hoạt động cho vay ra đời thì quản lý cho vay đã được thực hiện. Tuy nhiên cách thức quản lý hoạt động cho vay của các ngân hàng có những thay đổi theo các giai đoạn phát triển của hệ thống tài chính thế giới. Trước những năm 50 của thế kỷ 20, ngân hàng chủ yếu tập trung quản lý các giao dịch cho vay riêng biệt, chưa
giao dịch. Điều đó cũng có nghĩa là trong thời kỳ này danh mục cho vay hình thành một cách thụ động, phương pháp quản lý danh mục cho vay kế hoạch chưa được chú ý đến, tổn thất danh mục chưa có phương pháp đo lường thích hợp.
1.3.1.1. Xu hướng quản lý danh mục cho vay trước những năm 90
Lý thuyết về quản lý danh mục hiện đại của nhà kinh tế học Harry Markowitz xuất hiện vào đầu thập niên 50, đã thổi làn gió mới vào hoạt động ngân hàng. Trong thực hành, các nhà ngân hàng đã từng bước chuyển từ quản lý các giao dịch cho vay một cách truyền thống sang công việc quản lý danh mục dưới quan điểm của một nhà đầu tư. Một số nội dung quản lý danh mục cho vay bắt đầu được áp dụng. Cụ thể vào năm 1968 tại Mỹ, lần đầu thực hiện chứng khoán hóa dựa trên các khoản cho vay có thế chấp, thông qua cơ chế chuyển giao, do tổ chức Ginie Mac thực hiện, dưới sự bảo lãnh của Hiệp hội thế chấp Quốc gia của Chính phủ - The Government Mortgage National Association. Tiếp sau đó vào những năm 80, chứng khoán hóa được sử dụng rộng rãi hơn cho mục đích thay đổi cơ cấu danh mục cho vay. Bên cạnh biện pháp chứng khoán hóa, các nhà ngân hàng cũng chú ý nhiều hơn đến việc thiết lập các giới hạn an toàn nhằm hạn chế rủi ro tập trung trên danh mục. Tại Mỹ có những quy định pháp lý nhằm kiểm soát loại rủi ro này. Chẳng hạn giới hạn cho vay đối với các ngành nhạy cảm như bất động sản được quy định cụ thể: dư nợ ngành kinh doanh bất động sản không được vượt qua vốn tự có của ngân hàng hoặc là 70% nguồn huy động ký thác của ngân hàng. Tương tự như vậy, tại Anh, quy định giới hạn cho vay một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng không vượt quá 10% vốn tự có của ngân hàng.
Tuy nhiên trong thực tế hiện tượng tập trung cho vay quá nhiều vào một số ít ngành nhạy cảm vẫn xảy ra dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn đầu thập niên 80 các ngân hàng miền tây nước Mỹ có dư nợ rất lớn tập trung vào ngành năng lượng dầu mỏ. Khi giá dầu giảm thấp, một loạt ngân hàng (trong đó có Continental Illinois Bank - ngân hàng lớn thứ bảy của nước Mỹ) mất khả năng thanh toán, phải nhận sự cứu trợ của Ngân hàng Trung ương Mỹ. Hơn một năm sau đó tình trạng này lại được tái lập với các ngân hàng miền Tây Bắc nước Mỹ. Trường hợp khác như ngân hàng Johnson Malthey Bankers (ngân hàng của Anh) vào năm 1984 có giá trị tổn thất cho vay lớn hơn 1/2 giá trị các khoản vay trong danh mục. Trước đó vào năm 1983, ngân hàng này đã được cảnh báo về việc cho vay quá giới hạn cho phép (10% vốn tự có của ngân hàng) tập trung vào các nước thuộc thế giới thứ ba (nhất là tại Nigeria). Tuy nhiên cảnh báo này không được lưu ý và hậu quả sau đó là ngân hàng này mất khả năng thanh toán, phải nằm trong dạng kiểm soát đặc biệt, nhận gói cứu trợ từ Ngân hàng Anh quốc vào tháng 10/1984. Do đó, có thể thấy rằng từ sau khi xuất hiện lý
thuyết về quản lý danh mục hiện đại của Harry Markowitz cho đến trước những năm 90, hoạt động quản lý danh mục cho vay bắt đầu được chú ý, thông qua việc quy định các giới hạn an toàn trên danh mục cho vay, bước đầu sử dụng công cụ chứng khoán hóa nhằm tái cơ cấu, giảm rủi ro trên danh mục cho vay. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những khởi đầu còn khá đơn sơ, chưa hình thành trào lưu mạnh mẽ và phổ biến như giai đoạn sau này.
1.3.1.2. Xu hướng quản lý danh mục cho vay sau những năm 90
Trong thập niên 90 công tác quản lý danh mục cho vay trở thành trào lưu mạnh mẽ, do chịu ảnh hưởng bởi các nguyên nhân sau đây:
Một là: Những khó khăn trong hoạt động cho vay của các ngân hàng trong những thập niên gần đây (sự gia tăng các rủi ro phải đối mặt cũng như sự giảm sút của lợi nhuận thu được) cộng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường các công cụ tài chính, đã tạo ra những ảnh hưởng lớn, buộc các NHTM phải thay đổi hoàn toàn cách thức quản trị, thay vì chỉ quan tâm đến từng giao dịch riêng biệt như trước, các ngân hàng tập trung nhìn nhận rủi ro, lợi nhuận ở góc độ toàn danh mục.
Hai là: Những yêu cầu ngày càng khắt khe trong các tiêu chuẩn giám sát ngân hàng quốc tế (của Ủy ban Basel) buộc các NHTM phải quan tâm đến rủi ro nói chung và rủi ro trên danh mục cho vay nói riêng một cách toàn diện hơn.
Trước bối cảnh đó, hoạt động quản lý danh mục cho vay của các ngân hàng có những chuyển biến rất đáng kể. Một số điểm nổi bật trong xu hướng quản lý danh mục cho vay thời kỳ này như sau:
- Xu hướng coi đa dạng hóa cho vay là phương tiện giảm thiểu rủi ro tập trung trên danh mục cho vay được phát triển tại nhiều quốc gia.
Vào những năm đầu thập niên 90 tại nhiều quốc gia trên thế giới, xuất hiện nhiều bài nghiên cứu, các cuộc hội thảo khoa học về tác động của chiến lược tập trung hoặc đa dạng hóa trên danh mục cho vay đối với hiệu quả kinh doanh của NHTM. Đã có nhiều cuộc khảo sát trên bình diện rộng diễn ra tại các nước như Úc, Đức, Mỹ... liên quan đến vấn đề này. Theo các nghiên cứu, hầu hết các ngân hàng đều nhất trí rằng quản lý danh mục cho vay yếu kém là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng danh mục. Từ đó các ngân hàng cho rằng cần phải áp dụng biện pháp đa dạng hóa trong quản lý danh mục, đặc biệt việc tăng cường giám sát theo ủy ban Basel (thông qua các tiêu chuẩn an toàn và quy trình giám sát) là điều kiện hết sức cần thiết để quản lý danh mục cho vay thành công.
- Các mô hình đo lường rủi ro danh mục từng bước được áp dụng.
thập niên 90, được tiếp tục phát triển và cải tiến khá mạnh từ sau những năm 2000. Một trong những đặc điểm chủ yếu của các mô hình hiện đại là chúng đề cập đến rủi ro tín dụng ở góc độ tổng thể danh mục chứ không phải trên phương diện từng giao dịch đơn lẻ.
Các mô hình nhấn mạnh đến mối tương quan giữa các khoản cho vay và tầm quan trọng
thiết yếu của sự đa dạng hóa trên danh mục cho vay trong định lượng rủi ro danh mục cho
vay. Như vậy, việc sử dụng các mô hình đo lường rủi ro danh mục là một bước tiến mới trong quản lý danh mục cho vay, nó giúp các ngân hàng lượng hóa chính xác hơn mức độ
tổn thất rủi ro danh mục so với các phương pháp trước đây.
- Sử dụng các công cụ tài chính hiện đại vào mục đích quản lý danh mục cho vay một cách phổ biến.
Mặc dù đã xuất hiện từ trước, tuy nhiên phải đến giai đoạn sau những năm 90 việc sử dụng các công cụ điều chỉnh cơ cấu danh mục mới trở thành xu hướng phổ biến. Với các công cụ này, danh mục cho vay của các ngân hàng trở nên rất linh hoạt, các khoản cho vay được xem như hàng hóa có thể dễ dàng chuyển nhượng thông qua các công cụ như hoán đổi tín dụng, chứng khoán hóa... Rủi ro tập trung của danh mục cũng từ đó được giảm thiểu. Mỹ là quốc gia đi đầu trong việc ứng dụng các công cụ này với mục đích ban đầu là tái cơ cấu danh mục. Kể từ khi công cụ hoán đổi tín dụng kết hợp với chứng khoán hóa ra đời năm 1997, thị trường công cụ này gần như tăng gấp 2 lần giá trị mỗi năm, hơn 100 tỷ USD vào năm 2000 và đạt hơn 6.4 nghìn tỷ vào năm 2004, đến 2008 con số này là 62 nghìn tỷ USD.
Nhìn chung, giai đoạn từ sau năm 1990 tại nhiều quốc gia trên thế giới, quản lý danh mục cho vay đang dần trở thành một phương thức quản trị hiện đại được áp dụng phổ biến tại các NHTM. Theo kết quả của cuộc khảo sát về quan điểm và thực hành quản trị danh mục tín dụng do tổ chức Rutter Associates (Mỹ) phối hợp với Tạp chí Tín dụng (Credit Magazine) tiến hành vào cuối năm 2000 tại 42 ngân hàng, tổ chức tài chính trên khắp thế giới: có 95% tổ chức được khảo sát cho biết chức năng quản lý danh mục không thể thiếu được trong tổ chức của họ. Điều này cho thấy một sự thay đổi rất căn bản trong nhận thức của các ngân hàng từ xu hướng quản lý giao dịch truyền thống sang xu hướng quản lý danh mục hiện đại. Trong một cuộc khảo sát với mục đích tương tự được tiến hành vào năm 2004 do Rutter phối hợp với một số Hiệp hội quốc tế, thực hiện tại 83 tổ chức tài chính và ngân hàng trên thế giới, cho biết khoảng 64% ngân hàng, tổ chức tài chính thường xuyên sử dụng mô hình định lượng